Tình hình kinh tế xã hội nước ta vào cuối thời Trần như thế nào

1. Tình hình kinh tế
Câu hỏi: Từ nửa sau thế kỉ XIV, tình hình kinh tế nhà Trần như thế nào? - Ruộng đất nằm trong tay bọn vương hầu quý tộc, nhà chùa, địa chủ. Ruộng đất ở công làng xã bị xâm lấn, khẩu phần ruộng đất của nông dân bị thu hẹp.- Công tác thuỷ lợi: không được chăm lo tu sửa nên nhiều năm bị mất mùa, đói kém.- Chính sách thuế khoá: Dân nghèo mỗi năm phải nộp ba quan tiền thuế đinh.- Đời sống nhân dân: vô cùng khốn khổ vì bị mất mùa, đói kém, bị bóc lột. Đặc biệt, nông dân phải bán ruộng đất, vợ con,... cho quý tộc, địa chủ giàu có và bị biến thành nô tì. 

2. Tình hình xã hội


Câu hỏi: Em có nhận xét gì về cuộc sống của vua quan nhà Trần nửa cuối thể kỉ XIV? - Vua, quan, vương hầu ăn chơi sa đoạ: Nghiện rượu, mê đàn hát, xa xỉ, lãng phí tiền của, hoang dâm.- Mâu thuẫn nội bộ ngày càng sâu sắc, nhất là khi Dương Nhật Lễ được đưa lên làm vua. 

Câu hỏi: Nêu những biểu hiện suy thoái của nhà nước thời Trần nửa cuối thế kỉ XIV


 

Các tầng lớp xã hội Những biểu hiện
Vua và các vương hầu quý tộc, quan lại. - Lao vào con đưởng ăn chơi sa đoạ; bắt quân dân xây dinh thự, chùa chiền liên miên. Bọn nịnh thần trong triều đình nổi loạn. Quan lại hạch sách, nhũng nhiễu nhân dân.
Nông dân, nô tì - Bị bóc lột tàn tệ, nông dân, nô tì mâu thuẫn ngày càng gay gắt với giai cấp thống trị.
- Từ giữa thế kỉ XIV, nông dân, nô tì nổi dậy khởi nghĩa nhiều nơi.

 
Câu hỏi: Nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa của các tầng lớp nhân dân nửa cuối thế kỉ XIV? - Triều đình ăn chơi sa đoạ, trong khi các tầng lớp nhân dân đặc biệt là nông dân, nô tì bị áp bức, bóc lột nặng nề, vì thế nông dân và nô tì mâu thuẫn sâu sắc với giai cấp thống trị, họ đã vùng dậy đấu tranh. 

Câu hỏi: Điền sự kiện vào các niên biểu đã cho sau đây.


 

Năm Sự kiện
1344 - Ngô Bệ hô hào nông dân ở Yên Phụ [Hải Dương] đứng lên khởi nghĩa.
1379 - Nguyễn Thanh tụ tập nông dân khởi nghĩa, tự xưng là Linh Đức vương, hoạt động ở vùng sông Chu [Thanh Hoá].
- Nguyễn Bổ nổi dậy ở Bắc Giang.
1390 - Nhà sư Phạm Sư Ôn hô hào nông dân nổi dậy ở Quốc Oai.
1399 - Nguyễn Nhữ Cái nổi dậy khởi nghĩa, hoạt động ở vùng Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang.

 
Câu hỏi: Đặc điểm của các cuộc khởi nghĩa nông dân.
Thành phần tham gia chủ yếu là nông dân làng xã đói khổ lưu vong, nông nô và nô tì. Các cuộc khởi nghĩa đều nổ ra vào nửa cuối thế kỉ XIV -> điều đó chứng tỏ xã hội thời Trần đang lâm vào tình trạng mất ổn định.

Giải bài tập Lịch sử 4 trang 42

Giải Lịch sử 4 Bài 15: Nước ta cuối thời Trần giúp các em học sinh lớp 4 hệ thống lại những kiến thức lý thuyết trọng tâm, cùng gợi ý trả lời các câu hỏi trong SGK Lịch sử 4 trang 42, 43, 44.

Qua đó, giúp các em củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng giải Lịch sử lớp 4 thật thành thạo. Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án bài 15 Lịch sử 4 cho học sinh của mình. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải bài tập Lịch sử 4 Bài 15: Nước ta cuối thời Trần

  • Vua quan nhà Trần chỉ mải ăn chơi, vơ vét, bóc lột, không còn quan tâm đến tình hình đất nước
  • Cuộc sống của nhân dân càng thêm cơ cực.
  • Nhân dân nổi dậy đấu tranh, một số quan lại bất bình và xin từ chức.
  • Hồ Quý Ly là một vị quan đại thần có tài.
  • Ông đã truất ngôi vua Trần và tự xưng làm vua, lập nên nhà Hồ, dời thành về Tây Đô, đổi tên nước là Đại Ngu.
  • Ông đã có nhiều cải cách mới để củng cố và xây dựng đất nước.
  • Năm 1406, quân Minh xâm lược nước ta, Hồ Quý Ly không đoàn kết được toàn dân => Nước ta bị nhà Minh đô hộ

❓Tình hình nước ta cuối thời Trần như thế nào?

Trả lời:

  • Vua quan nhà Trần chỉ mải ăn chơi, vơ vét, bóc lột, không còn quan tâm đến tình hình đất nước
  • Cuộc sống của nhân dân càng thêm cơ cực.
  • Nhân dân nổi dậy đấu tranh, một số quan lại bất bình và xin từ chức.

Giải bài tập SGK Lịch sử 4 trang 44

Câu 1

Em hãy trình bày tình hình nước ta vào cuối thời Trần.

Trả lời:

Từ giữa thế kỉ XIV, tình hình đất nước ngày càng xấu đi. Vua quan ăn chơi sa đoạ.

Trần Dụ Tông bắt dân đào hồ lớn trong Hoàng thành, chất đá giữa hồ làm núi, chở nước mặn từ biển đổ vào để nuôi hải sản. Những kẻ có quyền thế ngang nhiên vơ vét của dân để làm giàu. Đê điều không ai quan tâm. Nhiều năm xảy ra lụt lội, mất mùa, cuộc sống của nhân dân càng thêm cơ cực.

Không chịu nổi cuộc sống khổ cực và ách áp bức, bóc lột tàn tệ của kẻ thống trị, nông dân, nô tì đã nổi dậy đấu tranh. Trong triều, một số quan lại cũng bất bình. Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan đã lấn át quyền vua, coi thường phép nước. Vua không nghe, ông xin từ quan.

Trong tình hình phức tạp và khó khăn đó, đã xuất hiện nhân vật Hồ Quý Ly, một vị quan đại thần có tài. Thoát chết sau một vụ mưu sát, năm 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần và tự xưng làm vua, lập nên nhà Hồ, dời thành về Tây Đô [Vĩnh Lộc, Thanh Hoá], đổi tên nước là Đại Ngu.

Câu 2

Do đâu nhà Hồ không chống nổi quân Minh xâm lược?

Trả lời:

Năm 1406, quân Minh sang xâm lược nước ta. Hổ Quý Ly không đoàn kết được toàn dân để tiến hành kháng chiến mà chỉ dựa vào quân đội nên đã thất bại. Nước ta bị nhà Minh đô hộ.

Cập nhật: 18/01/2022

Những câu hỏi liên quan

Tình hình kinh tế xã hội nước ta vào cuối thời Trần KHÔNG như thế nào?

A. Nền kinh tế trì trệ, mất mùa liên tục xảy ra.

B. Đời sống của các tầng lớp nhân dân cơ cực, đói khổ.

C. Khởi nghĩa của nông dân và nô tì nổ ra khắp nơi.

D. Kinh tế phát triển, đất nước phồn hoa.

Tình hình thương nghiệp nước ta dưới thời Trần như thế nào?     

A. Nhà nước cấm buôn bán, họp chợ.     

B. Buôn bán trong nước phát triển, buôn bán với nước ngoài chưa hình thành.     

C. Buôn bán trong nước và với nước ngoài đều phát triển.     

D. Nhà nước khuyến khích họp chợ nhưng hạn chế ngoại thương.

Em hãy trình bày tình hình nước ta vào cuối thời Trần?

Tình hình kinh tế nước ta ở nửa cuối thế kỉ XIV như thế nào ? Tại sao có tình trạng đó ?

Tình hình nước ta cuối thời Trần như thế nào

Câu hỏi: Tình hình nước ta cuối thời Trần như thế nào ?

Lời giải:

- Vua quan nhà Trần chỉ mải ăn chơi, vơ vét, bóc lột, không còn quan tâm đến tình hình đất nước .Từ giữa thế kỉ XIV, tình hình đất nước ngày càng xấu đi. Vua quan ăn chơi sa đọa. Trần Dụ Tồng bắt dân đào hồ lớn trong Hoàng thành, chất đá giữa hồ làm núi, chở nước mặn từ biển đổ vào để nuôi hải sản. 

- Cuộc sống của nhân dân càng thêm cơ cực. Những kẻ có quyền thế ngang nhiên vơ vét của dân để làm giàu. Đê điều không ai quan tâm. Nhiều năm xảy ra lụt lội, mất mùa, cuộc sống của nhân dân càng thêm cơ cực.

- Nhân dân nổi dậy đấu tranh, một số quan lại bất bình và xin từ chức. Không chịu nổi cuộc sống khổ cực và ách áp bức, bóc lột tàn tệ của kẻ thống trị, nông dân, nô tì đã nổi dậy đấu tranh. Trong triều, một số quan lại cũng bất bình. Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan đã lấn át quyền vua, coi thường phép nước. Vua không nghe, ông xin từ quan.

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về tình hình nước ta cuối thời Trần nhé:

1. Tình hình kinh tế :

- Từ nửa sau thế kỷ XIV, ruộng đất nằm trong tay bọn vương hầu quý tộc, nhà chùa, địa chủ, ruộng đất công làng xã bị xâm lấn, khẩu phần ruộng đất của nông dân bị thu hẹp.

- Công tác thủy lợi: không được chăm lo tu sửa nên nhiều năm bị mất mùa, đói kém.

- Chính sách thuế khóa: dân nghèo mỗi năm phải nộp ba quan tiền thuế đinh.

- Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ vì bị mất mùa, đói kém, bị bóc lột, đặc biệt là nông dân phải bán ruộng đất, vợ con... cho quý tộc, địa chủ giàu có và biến thành nô tì.

- Nguyên nhân: do nhà nước không quan tâm đến đời sống nhân dân, chỉ biết hưởng thụ, ăn chơi, xa đọa. Nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, không chăm lo tu sửa, bảo vệ đê điều, các công trình thủy lợi. Tình trạng tư hữu hóa ruộng đất diễn ra mạnh mẽ, do các chính sách ruộng đất của nhà nước và sự lớn mạnh của giai cấp địa chủ, vương hầu, quý tộc. Trong khi đó, nhà nước vẫn ban hành và thực hiện các chính sách thuế khóa nặng nề.

2. Tình hình xã hội:

- Vua quan, quý tộc, địa chủ thả sức ăn chơi xa hoa, xây dựng nhiều dinh thự, chùa chiền…

- Trong triều định có nhiều kẻ gian tham, nịnh thần, làm rối loạn kỷ cương phép nước…. Chu Văn An dâng sớ đòi chém 7 tên nịnh thần, nhưng nhà vua không nghe.

- Khu vua Trần Dụ Tông mất [1369], Dương Nhật Lễ lên thay, tình hình càng trở nên rối loạn, nông dân dần nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi.

- Đầu năm 1344, Ngô Bệ hô hào nông dân ở Yên Phụ [ Hải Dương] đứng lên khởi nghĩa, bị triều đình đàn áp nên thất bại.

- Nhà Trần còn bất lực trong việc đối phó với các cuộc tấn công của Cham-pa và yêu sách ngang ngược của nhà Minh, đời sống nhân dân càng cực khổ.

- Đầu năm 1930, nhà sư Phạm Sư Ôn hô hào nông dân ở Quốc Oai [ Sơn Tây, Hà Nội] nổi dậy. Nghĩa quân đã chiếm được kinh thành Thăng Long trong 3 ngày. Cuộc khởi nghĩa sau đó thất bại do triều đình huy động một lực lượng lớn đàn áp.

Video liên quan

Chủ Đề