Phanh gấp thường tóe lửa vì sao


Động cơ chổi than đánh lửa

Động cơ chổi than [brush motor] được phát triển khoảng 100 năm trước, do đó động cơ này rất phổ thông như trong máy may, quạt dùng DC hay ở hầu hết đồ chơi trẻ em. Trong bài viết mình chia sẻ sơ lược hoạt động của motor máy may và cách thay chổi than.


Một số loại thường gặp: trong máy may, quạt DC, trong xe đồ chơi​



Motor máy may​


Cấu tạo:

Động cơ chổi than có cấu tạo gồm hai phần: phần tĩnh là nam châm vĩnh cửu đối với điện DC, là cuộn dây với điện AC. Phần động là các cuộn dây quấn quanh trục, các cuộn dây kết thúc ở nơi gọi là cổ góp điện, cổ góp điện tiếp xúc với chổi than.


Phần tĩnh động cơ chổi than


Phần động gồm: trục, cổ góp điện, các cuộn dây​



Chổi than​


Hoạt động: Khi được cấp điện, chổi than dẫn điện cung cấp điện cho phần động thông qua cổ góp điện. Như thế chổi than sẽ liên tục ma sát với cổ góp điện khi motor hoạt động. Bởi cách hoạt động như vậy nên chổi than là bộ phận tiêu hao của loại động cơ này. Khi chổi than mòn nhiều dẫn đến tiếp xúc kém xuất hiện hiện tượng "nẹt" lửa, tia lửa xuất hiện nhiều và mạnh hơn khi khung giữ chổi than rung lắc và cổ góp điện bị khuyết.

Hiện tượng nẹt điện có khi anh không thấy bằng mắt nhưng anh em dễ nghe được tiếng rẹt rẹt phát ra từ các thiết bị âm thanh, đặc biệt là các thiểt bị thu sóng radio, preamplifier.


Khung giữ chổi than​


Thay chổi than: Vì là bộ phận hao mòn nên chổi than phải được thay định kỳ.

Ở các thiết bị điện gia dụng cụ thể là motor máy may anh em dễ dàng thay chổi than, chúng luôn nằm dưới hai con ốc nhựa lớn.

Khi thay chọn đúng loại chổi than cho động cơ gồm các thông số độ dài, hình dạng và độ cứng.


Ốc giữ chổi than​


Kinh nghiệm:


Đem mẫu chổi than cũ ra cửa hàng mua, nếu không có cái cùng kích cỡ anh em chọn cái to hơn rồi mài cho đúng kích thước. Độ cứng chổi than cần giống mẫu, chổi than mềm hơn sẽ mau mòn nhanh phải thay, ngược lại nếu chổi than cứng hơn làm cổ góp mau mòn dẫn đến hư hỏng động cơ.

  • Thích
  • Yêu
  • Haha
  • Wow
  • Khóc
  • Giận

Vụ tai nạn được thành viên nhóm Facebook Oto chia sẻ cho thấy, vừa lúc nữ tài xế bị tông ngã ra đường, 1 xe máy di chuyển ngược chiều chạy tới phanh gấp để tránh tông những người gặp nạn thì bị ngã, xe trượt trên mặt đường toé lửa.

Đoạn clip nhận hàng trăm bình luận từ thành viên nhóm Oto , đa số các ý kiến nhận định, nữ tài xế tăng tốc sang đường thiếu quan sát, trong khi chiếc xe máy chở 2 người phóng nhanh, không làm chủ tốc độ.

Luật Giao thông đường bộ quy định, khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ;

Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác. Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.

Về xử phạt, theo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt [Nghị định 100/2019/NĐ-CP], sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe máy chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ.

Theo quy định, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy sẽ bị xử phạt từ 300.000 đồng - 400.000 đồng về hành vi chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h. Mức phạt tăng lên 800.000 đồng -1.000.000 đồng với hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h.

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy sẽ bị xử phạt từ 4-5 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2-4 tháng về các hành vi: Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h; không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông.

Với hành vi không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển, ngồi trên xe máy tham gia giao thông trên đường bộ, tài xế sẽ bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng.

Không đội mũ bảo hiểm khi sử dụng xe máy tham gia giaothông sẽ rất nguy hiểm nếu phanh gấp

      Rất nhiều người có thói quen sử dụng phanh trước, do đó nếu phanh đột ngột hoặc bóp phanh quá mạnh khiến bánh xe bị bó cứng, đầu xe trượt trên đường, mất hoàn toàn khả năng điều khiển xe. Một số người khác lại cho rằng, phanh sau an toàn hơn nên họ thường xuyên chỉ sử dụng phanh sau như một biện pháp phanh hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, nếu sử dụng phanh sau đột ngột và giữ chặt, lúc đó sẽ xuất hiện hiện tượng rê bánh sau, khiến xe bị trượt, đặc biệt trong điều kiện đường trơn thì điều đó rất dễ xảy ra tai nạn.
       Với xe ga, các chuyên gia lái xe an toàn khuyên rằng: trong trường hợp thông thường thì người điều khiển phương tiện chỉ nên dùng phanh trái để phanh, phanh với lực vừa phải, tốt nhất là nên phanh từ từ. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp phải phanh đột ngột, cách tốt nhất là nên bóp đồng thời cả hai tay phanh cùng lúc, khi đó, phanh xe an toàn hơn rất nhiều.
      Với xe số, phanh chân điều khiển phanh bánh sau, phanh tay điều khiển phanh trước. Cũng như xe ga, việc phanh bánh trước một cách đột ngột luôn khiến cho xe bị giật có thể gây ra tai nạn. Do vậy, người điều khiển nên nhả ga từ từ, sau đó dậm phanh chân và bóp phanh tay cùng lúc trong trường hợp khẩn cấp để tăng hiệu quả phanh.
      Với xe tay côn, theo các chuyên gia, để giảm tốc độ hoặc dừng xe an toàn, thì phanh trước côn sau được cho là tốt nhất. Nếu như bóp côn trước, thì xe sẽ lao đi với tốc độ cao hơn trước khi bóp côn, khiến cho người điều khiển xe sẽ rơi vào tình trạng mất kiểm soát dẫn đến xảy ra tai nạn
      Ngoài các nguyên tắc phanh xe an toàn cho các loại xe mô tô và xe máy nêu trên, theo các chuyên gia về lái xe an toàn, để phanh an toàn, người điều khiển phương tiện cần làm chủ được tốc độ và khoảng cách với xe đi trước để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Khi giảm tốc thông thường, người điều khiển phương tiện cũng nên tập cho mình một thói quen sử dụng phanh đúng cách: nhả tay ga để ghìm bớt tốc độ của xe; nhẹ nhàng sử dụng cả phanh trước và phanh sau cùng một lúc; đối với xe số, có thể kết hợp về số để phanh động cơ hoạt động hiệu quả hơn.    Khi phanh gấp, người điều khiển phương tiện không được đánh lái, nếu không như vậy sẽ rất dễ xảy ra tai nạn. Người điều khiển phương tiện phải quan sát khoảng cách của mình với các phương tiện phía trước cần phanh để tránh va chạm. Nếu nhận thấy không thể phanh kịp, hãy phanh giảm tốc từ từ để có khả năng đánh lái đầu xe mà không bị mất lái, sau đó tùy tình hình và phán đoán có thể đánh lái sang bên phải hoặc bên trái.
      Trên đây là nguyên tắc phanh xe an toàn cho các loại xe mô tô và xe máy, mong rằng bài viết này giúp người đọc trang bị cho mình những thói quen tốt để lái xe an toàn.

Hồng Ngân

Video liên quan

Chủ Đề