Tính nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4 2M

Nắm được công thức tính nồng độ phần trăm và công thức nồng độ mol là chìa khóa giúp các bạn học sinh giải được các bài hóa khó, đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Bài viết này LabVIETCHEM sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu kỹ hơn về công thức tính C% và cách tính nồng độ mol và các bài tập minh họa giúp các bạn đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới.

Công thức tính C% và công thức tính nồng độ mol

Nồng độ là khái niệm để biểu thị lượng hóa chất có trong một hỗn hợp, đa phần là dung dịch. Một số khái niệm nồng độ hay gặp là:

– Nồng độ phần trăm

– Nồng độ mol

– Nồng độ molan: Biểu thị số mol của 1 chất cho trước trong 1kg dung môi

– Nồng độ chuẩn: Thường dùng cho những phản ứng và dung dịch axit – bazo

– Nồng độ chính tắc: Là cách đo nồng độ tương tự như nồng độ mol và rất hiếm khi dùng

Nồng độ phần trăm biểu thị số gam chất tan có trong 100g dung dịch và được ký hiệu là C%.

Qua nghiên cứu và thử nghiệm các chuyên gia đã đưa ra công thức tính nồng độ phần trăm chính xác nhất.

Công thức tính C% trong hóa học:

Trong đó:

  • C%: Ký hiệu của nồng độ phần trăm
  • mct: Ký hiệu của khối lượng chất tan
  • mdd: Ký hiệu của khối lượng dung dịch

Công thức tính mdd:

mdd = mct + mdm [trong đó mdm là khối lượng của dung môi]

Các dạng bài tập tính nồng độ phần trăm trong hóa học rất đa dạng, nhưng chúng đều phải thực hiện giải theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Khi đọc đề bài chúng ta cần phải xác định được số chất có trong dung dịch, nhất là các số dư của chất tham gia phản ứng.
  • Bước 2: Tính khối lượng dung dịch sau khi tham gia phảm ứng theo phương pháp bảo toàn khối lượng [tổng khối lượng chất tham gia phản ứng = tổng khối lượng sản phẩm].
  • Bước 3: Tính mct
  • Bước 4: Áp dụng công thức tính nồng độ phần trăm để giải quyết bài toán.

Áp dụng đúng 4 bước trên đây là bạn hoàn toàn có thể tính nồng độ phần trăm rồi. Tuy nhiên, có nhiều bài tập nó không cho sẵn khối lượng của các chất nên ta cần phải áp dụng các kiến thức hóa học đã được học kết hợp với công thức tính nồng độ phần trăm để giải bài toán nhé.

Bài 1: Bạn hãy tính khối lượng của NaOH có trong 200g dung dịch NaOH 15%

Lời giải:

Áp dụng công thức C% = [mct/mdd].100% ta có:

C% = [mNaOH/200].100 = 15 [%]

=> mNaOH = [15.200]/100 = 30 [g]

Trong đó:

  • [.] ký hiệu dấu nhân
  • [/] ký hiệu dấu chia

Kết luận: Vậy trong 200g dung dịch NaOH 15% có 30 gam NaOH

Bài 2: Tiến hành hòa tan 20 gam muối vào nước thu được dung dịch A có C% = 10%

a, Hãy tính khối lượng của dung dịch A thu được

b, Hãy ính khối lượng nước cần thiết cho sự pha chế

Lời giải:

a, Áp dụng công thức C% = [mct/mdd].100% ta có:

mdd=[mmuối.100]/ C% = [20.100]/10 = 200 gam

Kết luận: Vậy khối lượng dung dịch A là 200 gam

b, Áp dụng phương pháp bảo toàn khối lượng ta có mnước=mdd – mmuối = 200 – 20 = 180 gam

Kết luận: Vậy để có thể hoàn tan 20 gam muối thì chúng ta phải cần 180 gam nước để tạo ra 200 gam dung dịch

Bài 3: Tiến hành hòa tan 3,9 gam Kali vào 36,2 gam nước chúng ta thu được dung dịch B có nồng độ bao nhiêu?

Lời giải:

Ta có phương trình phản ứng hóa học sau

2K + 2H2O -> 2KOH + H2

Số mol của K = 3,9/ 39 = 0,1 => mol KOH = 0,1 => mol H2O = 0,05

Theo cân bằng phương trình ta tính được:

mdd = mk + mH2O – mH2 = 3,9 + 36,2 – [0,05.2] = 40 gam

=> Áp dụng công thức C% = [mct/mdd].100% ta có C% = [[0,1.56]/40].100% = 14%

Kết luận: Khi tiến hành hòa tan 3,9 gam Kali vào 36,2 gam nước ra sẽ thu được dung dịch có nồng độ 14%.

=> Các bài tập về => Phương trình nhiệt phân KClO3 [muối Kali Clorat]

– Phải đọc đề kĩ để biết được chính xác các thành phần đã cho, xác định được cần tính toán những thành phần nào.

– Áp dụng đúng công thức tính để tránh những sai lầm không cần thiết.

– Tính các dữ liệu phải cẩn thận, tránh các sai sót không đáng có.

Nồng độ mol của dung dịch cho chúng ta biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch là bao nhiêu.

Ngoài công thức tính nồng độ phần trăm thì công thức tính nồng độ mol cũng rất quan trọng và xuất hiện nhiều trong các bài tập.

1. Công thức tính nồng độ mol theo khối lượng

Trong đó:

  • n: ký hiệu số mol
  • m: khối lượng của chất đó
  • M: Khối lượng mol của chất đó [có sẵn trong bảng tuần hoàn hóa học]
  • V: Thể tích [đktc]

2. Cách tính nồng độ mol

Nồng độ mol có ký hiệu là CM và được tính theo công thức

CM=n/Vdd

  • CM: ký hiệu của nồng độ mol
  • n: Ký hiệu số mol chất tan
  • Vdd: Ký hiệu thể tích dung dịch

3. Bài tập tính nồng độ mol

Bài 1: 16 gam NaOH có trong 200 ml dung dịch, hãy tính nồng độ mol của dung dịch

Lời giải:

– Ta đổi 200 ml = 0,2 lít

– nNaOH = 16/ 40 = 0,4 mol

=> Áp dụng công thức tính nồng độ mol CM=n/Vdd ta có

CM = n/ V = 0,4/ 0,2 = 2M

Kết luận: Nồng độ mol của dung dịch là 2M

Bài 2: Hãy tính khối lượng H2SO4 có trong 50 ml dung dịch H2SO4 2M

Lời giải:

Áp dụng công thức tính nồng độ mol CM=n/Vdd ta có

nH2SO4 = CM.V = 0,1 mol

=> mH2SO4 = 0,1.98 = 98 gam

Kết luận: Trong 50 ml dung dịch H2SO4 có 98 gam H2SO4 .

CM = [10 x d x C%] / M

Trong đó:

  • M: khối lượng phân tử chất tan.
  • CM: nồng độ mol của dung dịch.
  • d: khối lượng riêng của dung dịch.
  • C%: nồng độ phần trăm của dung dịch.

Giữa nồng độ phần trăm và nồng độ đương lượng

CN = [10 x d x C%] / D

Trong đó:

  • D: đương lượng gam
  • d : khối lượng riêng của dung dịch.
  • CN: nồng độ tương đương của dung dịch
  • C%: nồng độ phần trăm của dung dịch.

– Tỷ lệ phần trăm nồng độ cho ta biết có bao nhiêu thành phần hoạt chất cụ thể có trong hoặc cần phải có trong một giải pháp tổng thể nào đó.

– Bằng cách đặt số thứ nhất lên trên số thứ hai, nồng độ phần trăm được biểu thị là 1:100, 1:200,… có thể chuyển đổi thành một phần.

– Trong một phần Solute [thuốc] có 100 phần mẻ, 1/100 dung môi.

Hy vọng các bạn học sinh có thể ghi nhớ được công thức tính nồng độ phần trăm [C%] và công thức tính nồng độ mol [CM] và đạt kết quả tốt trong kỳ thi. Tham khảo thêm nhiều công thức hóa học khác tại website mobitool.net.

XEM THÊM:

>>> Cách tính đương lượng và định luật đương lượng trong hóa học

Tìm kiếm:

  • công thức chuyển đổi nồng độ mol sang nồng độ phần trăm
  • tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch sau phản ứng
  • bài tập tính nồng độ phần trăm lớp 9 có Lời giải

Nồng độ mol và nồng độ phần trăm của dung dịch là khái niệm quan trọng mà các em cần nắm vững để giải nhiều bài toán liên quan đến tính nồng độ mol, hay nồng độ phần trăm của dung dịch trước và sau phản ứng.

Đang xem: Cách tính nồng độ mol

Vậy nồng độ dung dịch là gì? công thức và cách tính nồng độ mol, nồng độ phần trăm của dung dịch như thế nào? làm sao để tìm nồng độ dung dịch sau phản ứng, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này. Đồng thời, vận dụng giải các bài tập liên quan đến tính nồng độ mol, nồng độ phần trăm của dung dịch trước và sau phản ứng hóa học.

I. Nồng độ phần trăm của dung dịch

1. Ý nghĩa của nồng độ phần trăm

– Nồng độ phần trăm của dung dịch cho ta biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.

2. Công thức tính nồng độ phần trăm

+ Công thức: C% = .100%

– Trong đó:

C% là nồng độ phần trăm của dung dịch

mct là Khối lượng chất tan [gam]

mdd là Khối lượng dung dịch [gam]; mdd = mdung môi + mchất tan

+ Các công thức suy ra từ công thức tính nồng độ phần trăm

– Công thức tính khối lượng chất tan:mct = [C%.mdd]:100% 

– Công thức tính khối lượng dung dịch: mdd = [mct.100%]:C%

3. Một số ví dụ vận dụng công thức tính nồng độ phần trăm

– Ví dụ 1: Hoà tan 10 gam đường vào 40 gam nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được.

* Lời giải: Theo bài ra, ta có: mdd = mdm + mct = 40+10=50 [gam].

– Áp dụng công thức tính nồng độ phần trăm, ta có:

 C% = .100% = [10.100] : 50 = 20%

– Ví dụ 2: Tính khối lượng NaOH có trong 200 gam dd NaOH 15%

* Lời giải: Theo bài ra, ta có:

 mNaOH = [C%.mdd]:100 = [15%.200]:100% = 30 [gam].

– Ví dụ 3: Hoà tan 20 gam muối vào nước được dd có nồng độ 10%

a] Tính khối lượng dd nước muối thu được

b] Tính khối lượng nước cần dựng cho sự pha chế

* Lời giải: Theo bài ra, ta có:

a] mdd=[mmuối.100%]:C% = [20.100%]:10% = 200 [gam].

b] mnước=mdd-mmuối = 200-20 = 180 [gam].

II. Nồng độ Mol của dung dịch

1. Ý nghĩa của nồng độ mol dung dịch

– Nồng độ mol của dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch

2. Công thức tính nồng nộ mol dung dịch

+ Công thức: 

 [mol/l].

– Trong đó:

CM : là nồng độ mol

n : là số mol chất tan

Vdd : là thể tích dung dịch [lít]

+ Các công thức suy ra từ công thức tính nồng độ mol của dung dịch

– Công thức tính số mol chất tan: n = CM.Vdd [mol].

– Công thức tính thể tích dung dịch: 

 [lít].

3. Một số ví dụ vận dụng công thức tính nồng độ mol

– Ví dụ 1: Trong 200 ml dd có hoà tan 16 gam NaOH. Tính nồng độ mol của dd.

* Lời giải:

– Đổi: 200ml=0,2 lít; theo bài ra, ta có:

 nNaOH=16/40=0,4 [mol].

– Áp dụng công thức tính nồng độ mol: CM=n/V=0,4/0,2 = 2 [M].

– Ví dụ 2: Tính khối lượng H2SO4 có trong 50ml dd H2SO4 2M

* Lời giải:

– Tính số mol H2SO4 có trong dd H2SO4 2M.

 nH2SO4 = CM.V=2.0,05 =0,1 [mol].

⇒ mH2SO4 = n.M=0,1.98=9,8 [gam].

III. Bài tập tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol dung dịch

Bài 1 trang 145 sgk hoá 8: Bằng cách nào có được 200g dung dịch BaCl2 5%.

A. Hòa tan 190g BaCl2 trong 10g nước.

B. Hòa tan 10g BaCl2 trong 190g nước.

C. Hoàn tan 100g BaCl2 trong 100g nước.

D. Hòa tan 200g BaCl2 trong 10g nước.

E. Hòa tan 10g BaCl2 trong 200g nước.

* Lời giải bài 1 trang 145 sgk hoá 8:

– Đáp án đúng: B.Hòa tan 10g BaCl2 trong 190g nước.

– Áp dụng công thức suy ra từ CT tính nồng độ phần trăm, ta có:

 mct = [C%.mdd]/100% = [5%.200]/100% = 10 [g].

 mà mdd = mct + mnước ⇒ mnước = mdd – mct = 200 – 10 = 190 [g].

Bài 2 trang 145 sgk hoá 8: Tính nồng độ mol của 850ml dung dịch có hòa tan 20g KNO3.Kết quả là:

a] 0,233M. b] 23,3M.

c] 2,33M. d] 233M.

* Lời giải bài 2 trang 145 sgk hoá 8:

– Đáp số đúng: a. 0,233M.

– Theo bài ra, ta có:nKNO3 = 20/101 = 0,198 [mol].

– 850 ml = 0,85 [lít] ⇒ CM [KNO3] = n/V = 0,198/0,85 = 0,233 [M].

Bài 3 trang 146 sgk hoá 8: Hãy tính nồng độ mol của mỗi dung dịch sau:

a] 1 mol KCl trong 750ml dung dịch.

b] 0,5 mol MgCl2 trong 1,5 lít dung dịch.

c] 400g CuSO4 trong 4 lít dung dịch.

d] 0,06 mol Na2CO3 trong 1500ml dung dịch.

Xem thêm: Top 10 Mẫu Lời Cảm Ơn Đồ Án Tốt Nghiệp Xây Dựng, Mẫu Lời Cảm Ơn Trong Đồ Án Tốt Nghiệp

* Lời giải bài 3 trang 146 sgk hoá 8:

– Áp dụng công thức tính nồng độ mol: CM = n/V.

– Lưu ý: các em nhớ đổi đơn vị thể tích từ ml sang lít.

a] 1 mol KCl ⇒ nKCl = 1; 750ml dung dịch = 0,75 lít dung dịch ⇒ Vdd = 0,75 [l].

 ⇒ CM [KCl] = n/V = 1/0,75 = 1,33 [M].

b] CM [MgCl2] = n/V = 0,5/1,5 = 1,33 [M].

c] nCuSO4 = 400/160 = 2,5 [mol]

 ⇒ CM [CuSO4] = 2,5/4 = 0,625 [M].

d] CM [Na2CO3] = 0,06/1,5 = 0,04 [M].

Bài 4 trang 146 sgk hoá 8: Hãy tính số mol và số gam chất tan trong mỗi dung dịch sau:

a] 1 lít dung dịch NaCl 0,5M.

b] 500ml dung dịch KNO3 2M.

c] 250ml dung dịch CaCl2 0,1M.

d] 2 lít dung dịch Na2SO4 0,3M.

* Lời giải bài 4 trang 146 sgk hoá 8: 

– Áp dụng công thức suy ra từ công thức tính nồng độ mol: n = CM.V

– Và công thức tính khối lượng: m = n.M

a] 1 lít dung dịch NaCl 0,5M ⇒ Vdd = 1 lít; CM = 0,5M.

 ⇒ nNaCl = CM.V = 1.0,5 = 0,5 [mol] ⇒ mNaCl = m = n.MNaCl = 0,5.[23 +35,5] = 29,25 [g].

b] nKNO3 = 2.0,5 = 1 [mol] ⇒ mKNO3 = 1.101 = 101 [g].

c] nCaCl2 = 0,1.0,25 = 0,025 [mol] ⇒ mCaCl2 = 0,025.[40 + 71] = 2,775 [g].

d] nNa2SO4 = 0,3.2 = 0,6 [mol] ⇒ mNa2SO4 = 0,6.142 = 85,2 [g].

Bài 5 trang 146 sgk hoá 8: Hãy tính nồng độ phần trăm của những dung dịch sau:

a] 20g KCl trong 600g dung dịch.

b] 32g NaNO3 trong 2kg dung dịch.

c] 75g K2SO4 trong 1500g dung dịch.

* Lời giải bài 5 trang 146 sgk hoá 8:

– Áp dụng công thức tính nồng độ phần trăm. 

– Lưu ý: đổi đơn vị khối lượng từ kg sang gam.

a] C% [KCl] = [mct.100%]/mdd = [20.100%]/60 = 3,33%

b] 2kg = 2000 [g].

 ⇒ C% [NaNO3] = [32.100%]/2000 = 1,6%

c] C% [K2SO4] = [75.100%]/1500 = 5%.

Bài 6 trang 146 sgk hoá 8: Tính số gam chất tan cần dùng để pha chế mỗi dung dịch sau:

a] 2,5 lít dung dịch NaCl 0,9M.

b] 50g dung dịch MgCl2 4%.

c] 250ml dung dịch MgSO4 0,1M.

* Lời giải bài 6 trang 146 sgk hoá 8:

– Áp dụng công thức suy ra từ công thức tính nồng độ mol và nồng độ phần trăm.

 mct = n.V; mct = [mdd.C%]/100%

– Số gam chất tan cần dùng để pha chế các dung dịch:

a] nNaCl = CM .V = 2,5.0,9 = 2,25 [mol].

⇒ mNaCl = 2,25.[23 + 35,5] = 131,625 [g].

b] mMgCl2 = [50.4%]/100% = 2 [g].

c] nMgSO4 = n.V = 0,1.0,25 = 0,025 [mol]

⇒ mMgSO4 = n.M = 0,025.[24 + 64 + 32] = 3 [g].

Bài 7 trang 146 sgk hoá 8: Ở nhiệt độ 25oC độ tan của muối ăn là 36g của đường là 204g. Hãy tính nồng đồ phần trăm của các dung dịch bão hòa muối ăn và đường ở nhiệt độ trên.

* Lời giải bài 7 trang 146 sgk hoá 8:

– Muối ăn là NaCl, theo bài ra, ta có:

 mdd [muối ăn bão hoà] = 100 + 36 = 136 [g].

⇒ C% [NaCl] = [mct.100%]/mdd = [36.100%]/136 = 26,47%.

 mdd [đường bão hoà] = 100 + 204 = 304 [g].

Xem thêm: Cách Tải Shadow Fight 2 Trên Máy Tính hướng dẫn Game Shadow Fight 2

⇒ C% [đường] = [204.100%]/304 = 67,1%.

Hy vọng với bài viết về cách tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol của dung dịch và vận dụng giải bài tập ở trên giúp các em tự tin hơn khi gặp các dạng toán này. Mọi góp ý và thắc mắc các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để lingocard.vn ghi nhận và hỗ trợ. Chúc các em học tập tốt!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cách tính

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề