Tội giết người bao nhiêu năm tù năm 2024

Trong các tội phạm hình sự, tội giết người được xem là những tội phạm nguy hiểm và có hình phạt nghiêm khắc nhất. Giết người là một thuật ngữ pháp lý để chỉ bất kỳ hành vi giết người nào của một người khác. Hậu quả của hành vi trái pháp luật này là hậu quả chết người và ngoài ra người phạm tội sẽ bị pháp luật xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Vậy tội giết người bị xử phạt như thế nào? Luật sư tư vấn về tội giết người cụ thể ra sao? Công ty Luật Apolo Lawyers giúp khách hàng giải đáp những thắc mắc trên, vui lòng liên hệ số Hotline 0913.479.179 để được hỗ trợ tốt nhất.

Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Đây được coi là hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm đến tính mạng của con người.

1. Cơ sở pháp lý

Căn cứ theo Điều 123 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:

Điều 123. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

  1. Giết 02 người trở lên;
  1. Giết người dưới 16 tuổi;
  1. Giết phụ nữ mà biết là có thai;
  1. Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ] Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

  1. Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
  1. Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
  1. Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
  1. Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
  1. Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
  1. Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
  1. Thuê giết người hoặc giết người thuê;
  1. Có tính chất côn đồ;
  1. Có tổ chức;
  1. Tái phạm nguy hiểm;
  1. Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

2. Các yếu tố cấu thành tội phạm của tội giết người

Cấu thành tội phạm là tổng thể các dấu hiệu pháp lý đặc trưng [khách quan và chủ quan] được quy định trong Luật Hình sự thể hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể là tội phạm, tức là căn cứ vào các dấu hiệu đó một hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm.

a. Mặt khách quan của tội giết người

Hành vi khách quan của tội giết người là hành vi dùng mọi thủ đoạn nhằm tước đoạt tính mạng của người khác. Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau đây:

  • Có hành vi làm chết người khác: Được thể hiện qua hành vi dùng mọi thủ đoạn nhằm làm cho người khác chấm dứt cuộc sống.

Tuy nhiên cần phân biệt:

  • Nếu làm chết chính bản thân mình thì coi là tự tử hoặc tự sát chứ không cấu thành tội này.
  • Nếu vì vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà làm chết người khác thì cấu thành tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
  • Hành vi làm chết người được thực hiện thông qua các hình thức sau:

+ Hành động: Thể hiện qua việc người phạm tội đã chủ động thực hiện các hành vi mà pháp luật không cho phép như: dùng dao đâm, dùng súng bắn, dùng cây đánh…nhằm giết người khác.

+ Không hành động: Thể hiện qua việc người phạm tội đã không thực hiện nghĩa vụ phải làm [phải hành động] để đảm bảo sự an toàn tính mạng của người khác…nhằm giết người khác. Thông thường tội phạm được thực hiện trong trường hợp [bằng cách] lợi dụng nghề nghiệp.

  • Hậu quả

Các hành vi nhằm tước đoạt tính mạng người khác thông thường gây hậu quả trực tiếp làm chấm dứt sự sống của người khác. Tuy nhiên chỉ cần hành vi mà người phạm tội đã thực hiện có mục đích nhằm chấm dứt sự sống của nạn nhân thì được coi như là đã cấu thành tội phạm giết người dù hậu quả chết người có xảy ra hay không.

b. Mặt chủ quan

Người phạm tội giết người luôn thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý [cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp].

Giết người với lỗi cố ý trực tiếp là trường hợp một người nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm, nhận thấy hậu quả chết người sẽ xảy ra và mong muốn cho hậu quả chết người xảy ra.

Giết người với lỗi cố ý gián tiếp là trường hợp một người nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm, nhận thấy hậu quả chết người có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

c. Chủ thể

Chủ thể của tội giết người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định đều có khả năng trở thành chủ thể của tội giết người. Theo quy định của Bộ Luật hình sự: người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng.

d. Khách thể

Khách thể là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền sống của con người, đối tượng tác động của tội phạm là con người.

Hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác được xem là hành vi nghiêm trọng gây nguy hiểm cho xã hội, vì vậy các hình phạt áp dụng cho tội phạm này luôn được áp dụng các mức cao nhất.

3. Hình phạt

Tùy vào từng trường hợp cụ thể, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà người phạm tội giết người có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Đối với trường hợp người chuẩn bị phạm tội giết người thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 đến 5 năm.

4. Luật sư tư vấn về tội giết người

4.1 Vai trò của Luật sư đối với bị can, bị cáo

+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho bị can, bị cáo ngay từ giai đoạn đầu của vụ án

+ Dự cung khi cơ quan điều tra tiến hành hỏi cung/lấy lời khai của bị can, bị cáo

+ Gặp, trao đổi bị can, bị cáo khai nhận có lợi nhất

+ Tham gia bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm.

4.2 Vai trò của Luật sư đối với bị hại

+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho bị hại và gia đình bị hại các thủ tục cần thiết để yêu cầu bồi thường

+ Tham gia các thủ tục tố tụng theo quy định pháp luật hình sự để bảo vệ quyền lợi cho bị hại

+ Tham gia phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm để đưa ra yêu cầu, đề nghị có lợi nhất cho bị hại.

4.3 Dịch vụ luật sư bào chữa khi bị khởi tố về tội giết người

Dịch vụ luật sư tư vấn tại công ty Luật Apolo Lawyers cung cấp đến cho khách hàng những các quyền lợi sau:

+ Được tư vấn, hỗ trợ về xác định tội danh, cấu thành tội phạm và phan tích hành vi phạm tội của tội Giết người;

+ Được tư vấn, hỗ trợ về các tình tiết tăng nặng định khung, các tình tiết giảm nhẹ của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại để sức khỏe của người khác;

+ Hỗ trợ khách hàng trong việc thu thập hồ sơ tài liệu chứng minh vô tội, căn cứ ngoại phạm hoặc các tài liệu khác để được xem xét áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Đảm bảo quá trình tố tụng được thực hiện công bằng, đúng pháp luật.

+ Sao chụp tài liệu tại Tòa án, thực hiện nghiên cứu hồ sơ, soạn thảo bàn luận cứ bào chữa tại Tòa án.

+ Tham gia bào chữa cùng thân chủ tại các buổi lấy lời khai tại cơ quan điều tra, tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm, phúc thẩm tại Tòa án.

Trên đây là những thông tin mà công ty Luật Apolo Lawyers đem đến cho khách hàng và tin rằng khách hàng được hưởng nhiều lợi ích từ nguồn kiến thức sâu rộng mà đội ngũ luật sư uy tín của chúng tôi tập trung vào. Tuỳ vào tình huống cụ thể mà Chúng tôi sẽ đưa ra các giải pháp mang tính thực tiễn cao nhất cho khách hàng. Quý khách hàng chưa rõ, cần hỗ trợ vui lòng liên hệ

Chủ Đề