Tóm tắt văn bản chuyện cũ trong phủ chúa trịnh năm 2024

Tóm tắt Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh giúp các em ghi nhớ nhanh nội dung của tác phẩm, qua đó giúp cho việc tìm hiểu, phân tích Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh được đơn giản, dễ dàng hơn.

1. Tóm tắt Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, mẫu số 1:

Vào năm Giáp Ngọ, sau khi dẹp xong bọn phản loạn trong triều đình, Chúa Trịnh Sâm sa đọa ăn chơi, xây dựng nhiều đền đài, cung điện,... làm hao tiền tốn của của dân chúng và đặc biệt có thú vui dạo chơi Hồ Tây. Khi vua đến thưởng ngoạn, các quan lại, binh lính theo hầu đông như đi hội. Binh lính còn phải đóng giả người bán hàng bên bờ hồ để thỉnh thoảng Chúa ghé vào mua bán như ở chợ; nhạc công trên gác chuông cứ chốc chốc lại tấu lên bản nhạc làm rộn ràng thêm không khí. Chúa còn có thú vui sưu tầm các của ngon vật lạ, cứ hễ ở đâu có của ngon vật lạ, Chúa đều sai người đến điều tra và đem lấy hết về cung. Còn bọn quan lại, mượn cớ đó nhũng nhiễu, gây khó khăn cho nhân dân.

2. Tóm tắt chuyện cũ trong phủ chúa trịnh mẫu 2

Sau khi đánh bại các cuộc khởi nghĩa nông dân, chúa Trịnh Sâm trở nên sa đọa, thích xây dựng các đền đài cung điện tốn kém để phục vụ cho nhu cầu ăn chơi hưởng lạc của mình. Các công trình được xây dựng lên đều tiêu tốn rất nhiều tiền bạc và cả mồ hôi xương máu của nhân dân. Chúa Trịnh Sâm thích có sở thích sưu tầm những của ngon vật lạ trong nhân gian để làm của riêng, quan lại binh lính dưới quyền chúa lộng hành, hách dịch, chúng sẵn sàng trộm cướp cây cảnh, hoa quý. Ai phản kháng bọn chúng tố giác giấu vật biếu vua. Dân chúng buộc phải bỏ tiền cho chúng hoặc đập phá cây cảnh, chậu hoa nếu không muốn rước họa vào thân.

3. Tóm tắt chuyện cũ trong phủ chúa trịnh mẫu 3:

Để phục vụ cho cuộc sống ăn chơi xa xỉ, chúa Trịnh Sâm đã cho xây dựng rất nhiều đình đài, cung điện làm tổn thất rất nhiều tiền của. Mỗi tháng ba bốn lần, Trịnh Sâm ra cung Thuỵ Liên bên bờ Hồ Tây để đi chơi ngắm cảnh, binh lính, quan lại theo hầu đông đúc. Chúa có sở thích sưu tầm của ngon vật lạ, mọi thứ chim quý, thú lạ cho đến những cây cổ thụ to lớn … của dân chúng khắp nơi đều vơ vét sạch, trộm cướp sạch. Bọn hoạn quan lại dưới chướng chúa mượn gió bẻ măng, nửa đêm thường lẻn vào nhà dân ăn trộm cây hoa, chậu cảnh rồi buộc họ tội "đem giấu vật cung phụng" dậm doạ lấy tiền, khiến người dân phải bỏ tiền của kêu xin, hoặc phá tan vườn hoa, cây cảnh… để khỏi gặp tai hoạ.

4. Tóm tắt chuyện cũ trong phủ chúa trịnh mẫu 4:

Sau khi đã dẹp xong các bè đảng tranh giành quyền lực, Trịnh Sâm lao vào ăn chơi, cho xây dựng nhiều đền đài và thường xuyên ngự các li cung binh lính theo hầu đông đúc.

Chúa còn bày ra nhiều trò quay gở và ra sức thu lấy tất cả những thứ quý hiếm trong dân gian. Bọn hoạn quan mượn gió bẻ măng, nhà nào có cây cảnh đẹp đều bị khuân đi hết hoặc bị vu cho tội giấu vật phụng cung. Các nhà giàu có cây cảnh và vật đẹp phải bỏ ra kêu van hoặc phá bỏ để tránh họa.

5. Tóm tắt chuyện cũ trong phủ chúa trịnh mẫu 5:

Năm Giáp Ngọ, Ất Mùi (1774 – 1775) Trịnh Sâm yêu thích ăn chơi, thường ngự ở các cung trên Tây Hồ, núi Tử Trầm, núi Dũng Thúy. Trịnh Sâm sai binh lính, nhân dân xây dựng nơi ăn chơi với nhiều cung diện, đình đài khắp nơi.

Ông ta đi đến đâu có binh lính đàn hầu khắp nơi, thuyền đi đến đâu các quan hô tụng đại thần tung hô, khung cảnh xung quanh rộn ràng . Thật là một cảnh tượng lố lăng, phản cảm. Để thỏa mãn các cuộc ăn chơi, hưởng lạc, chúa cho săn tìm nhiều cây cảnh, chậu hoa quý trong dân gian. Bọn quan trong triều nhờ sự sủng ái, yêu mến của Chúa mà trở nên tác oai tác quái, chúng vừa ăn cướp vừa la làng. Ban ngày thì dò xét chậu hoa cây cảnh chim tốt khứu hay, ban đêm cho người đi cướp, vu oan cho nhân dân giấu vật “cung phụng”. Người dân chỉ biết bỏ tiền ra bịt miệng chúng hoặc phải tự tay phá hủy nhằm tránh tai họa ập đến.

6. Tóm tắt chuyện cũ trong phủ chúa trịnh mẫu 6:

Chúa Trịnh Sâm nổi tiếng với lối sống xa hoa, không chỉ cho xây dựng nhiều cung đình đền đài tốn kém mà còn thường xuyên tuần du Tây Hồ ăn chơi với đông đúc người theo hầu. Chúa có sở thích sưu tầm của hay vật lạ trong nhân gian. Mỗi khi tìm thấy những loài trân cầm dị thú, Chúa đều thu hết. Bọn quan lại thấy thế bèn mượn gió bẻ măng, hù doạ nhân dân. Hễ thấy nhà giàu nào có cây cảnh hay đồ vật đẹp nào đều quy cho vào tội phụng thủ, người ta phải van xin chí chết mới được tha. Nhà tác giả cũng có trồng một cây lê và hai cây lựu nở hoa rất đẹp nhưng cũng phải chặt đi cũng vì cớ ấy.

biểu như: "Vũ trung tùy bút". Đoạn trích "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" nằm trong tác phẩm này viết vào khoảng đầu thế kỉ XIX. Đoạn trích ghi lại một cách sinh động, hấp dẫn hiện thực đen tối của lịch sử nước ta, vừa là tài liệu quý giá về sử học, địa lý, xã hội học. Mời các bạn đọc tham khảo một số bài tóm tắt tác phẩm "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" mà Toplist sưu tầm và tổng hợp trong bài viết sau.

  1. Chúa Trịnh (Trịnh Sâm) đánh bại các cuộc khởi nghĩa nông dân, nam chinh. Sau này trở nên sa đọa, vị vua có thói ăn chơi, thích xây dựng các đền đài cung điện để thỏa mãn sở thích của mình. Mỗi lần đi chơi, Chúa đều mang theo nhiều binh lính, người hầu hạ. Các công trình của Trịnh Sâm xây dựng đều tốn tiền bạc của nhân dân. Chúa Trịnh Sâm có thú chơi thích sưu tầm của ngon vật lạ trên thế gian mang về làm của riêng. Bọn quan lại xấu xa ban ngày thì đi điều tra của ngon vật lạ của dân chúng, ban đêm cướp cây cảnh, chậu hoa quý. Ai phản kháng bọn chúng tố giác giấu vật biếu vua. Dân chúng buộc phải bỏ tiền cho chúng hoặc đập phá cây cảnh, chậu hoa nếu không muốn rước họa vào thân.
  2. Năm Giáp Ngọ, Ất Mùi (1774 – 1775) Trịnh Sâm yêu thích ăn chơi, thường ngự ở các cung trên Tây Hồ, núi Tử Trầm, núi Dũng Thúy. Trịnh Sâm sai binh lính, nhân dân xây dựng nơi ăn chơi với nhiều cung diện, đình đài khắp nơi. Ông ta đi đến đâu có binh lính đàn hầu khắp nơi, thuyền đi đến đâu các quan hô tụng đại thần tung hô, khung cảnh xung quanh rộn ràng . Thật là một cảnh tượng lố lăng, phản cảm. Để thỏa mãn các cuộc ăn chơi, hưởng lạc, chúa cho săn tìm nhiều cây cảnh, chậu hoa quý trong dân gian. Bọn quan trong triều nhờ sự sủng ái, yêu mến của Chúa mà trở nên tác oai tác quái, chúng vừa ăn cướp vừa la làng. Ban ngày thì dò xét chậu hoa cây cảnh chim tốt khứu hay, ban đêm cho người đi cướp, vu oan cho nhân dân giấu vật “cung phụng”. Người dân chỉ biết bỏ tiền ra bịt miệng chúng hoặc phải tự tay phá hủy nhằm tránh tai họa ập đến.
  3. Khoảng năm Giáp Ngọ, trong nước có chúa Trịnh Sâm thích chơi đèn đuốc, thường ngự ở các ly cung. Xây dựng đình đài liên miên. Nhân việc đó, nội quan đều mặc quần áo đàn bà, cải trang để bán một số đồ vật kiếm tiền. Có lúc cho bọn nhạc công ngồi trên gác chuông chùa Trấn Quốc và chơi vài bài. Mỗi khi tìm thấy những loài trân cầm dị thú, Chúa đều thu hết. Bọn quan lại thấy thế bèn mượn gió bẻ măng, hù doạ nhân dân. Hễ thấy nhà giàu nào có cây cảnh hay đồ vật đẹp nào đều quy cho vào tội phụng thủ, người ta phải van xin chí chết mới được tha. Nhà tác giả cũng có trồng một cây lê và hai cây lựu nở hoa rất đẹp nhưng cũng phải chặt đi cũng vì cớ ấy.
  4. Sau khi đã dẹp xong các bè đảng tranh giành quyền lực, Trịnh Sâm lao vào ăn chơi, cho xây dựng nhiều đền đài và thường xuyên ngự các li cung binh lính theo hầu đông đúc. Chúa còn bày ra nhiều trò quay gở và ra sức thu lấy tất cả những thứ quý hiếm trong dân gian. Bọn hoạn quan mượn gió bẻ măng, nhà nào có cây cảnh đẹp đều bị khuân đi hết hoặc bị vu cho tội giấu vật phụng cung. Các nhà giàu có cây cảnh và vật đẹp phải bỏ ra kêu van hoặc phá bỏ để tránh họa.
  5. Chúa Trịnh (Trịnh Sâm) vốn ăn chơi xa xỉ đã cho xây dựng nhiều cung điện, đình đài làm hao tốn rất nhiều tiền của. Mỗi tháng ba bốn lần, Trịnh Sâm ra cung Thuỵ Liên bên bờ Hồ Tây để đi chơi ngắm cảnh, binh lính, quan lại theo hầu đông đúc. Chúa đi đến đâu, mọi thứ chim quý, thú lạ cho đến những cây cổ thụ to lớn … đều vơ vét sạch, sai quân lính khiêng về phủ bày biện. Bọn hoạn quan nhờ gió bẻ măng, nửa đêm thường lẻn vào nhà dân ăn trộm cây hoa, chậu cảnh rồi buộc họ tội "đem giấu vật cung phụng" dậm doạ lấy tiền, khiến người dân phải bỏ tiền của kêu xin, hoặc phá tan vườn hoa, cây cảnh… để khỏi gặp tai hoạ.
  6. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh kể về chúa Trịnh Sâm tên thật là Thịnh Vương, sau khi dọn dẹp hết các bè lũ tranh giành quyền lực thì ra sức ăn chơi, thỏa mãn, thú vui của Trịnh Sâm làm hao tốn tiền của. Trịnh Sâm có thú chơi đèn đuốc xây dựng đình đài và tuần du Tây Hồ. Trịnh Sâm thường xuyên đi chơi, thưởng ngoạn ở Tây Hồ, mỗi khi đi thì các binh lính, quan lại dưới quyền đi theo hầu đông đúc vui như hội..Những tên lính phải đóng giả đàn bà bán hàng ở ven hồ thỉnh thoảng thuyền chúa ghé vào mua mua bán y hệt như không khí trong phiên chợ. Thỉnh thoảng nhạc công ở trên gác chuông lại tấu lên một bản nhạc làm cho không khí thêm phần rộn rã, vui vẻ. Chúa Trịnh Sâm còn có thú chơi sưu tầm của ngon vật lạ ở trần gian để trang hoàng cho nhà chúa bao nhiêu của ngon vật lạ đều lấy hết về hoàng cung. Bọn quan lại đốn mạt dưới quyền chúa thừa “cơ mượn gió bẻ măng”, ban ngày đi khắp nơi dò xét điều tra các của ngon vật lạ còn ban đêm thì đột nhập vào nhà dân ăn trộm cây hoa, chậu cảnh rồi buộc họ tội “đem giấu vật cung phụng” dậm doạ nhân dân để lấy tiền, điều này khiến người dân lo sợ mình mang vạ nên phải bỏ tiền của kêu xin tha hoặc phá vườn hoa, cây cảnh,…để được yên thân.

Cách ghi chép của Phạm Đình Hổ thật chân thực và tỉ mỉ, trầm tĩnh mà sâu sắc. Tác phẩm không chỉ mang giá trị văn chương mà còn mang giá trị lịch sử đáng ghi nhận.