Tổng mức đầu tư bao nhiêu thì chỉ định thầu năm 2024

Trong quá trình triển khai thực hiện các dự án sự nghiệp giao thông đơn vị ông Toàn xác định đây là dự án sử dụng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư nên không lập chủ trương đầu tư mà tiến hành lập phê duyệt dự toán, bản vẽ thi công hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật luôn, nhưng đến bước lựa chọn nhà thầu xuất hiện 2 quan điểm như sau:

Quan điểm thứ nhất, căn cứ Điều 1 (đối tượng áp dụng), Điều 2 (phạm vi điều chỉnh) và Điều 19 (quy trình chào hàng cạnh tranh) Thông tư số 58/2016/TT-BCT (được sửa đổi tại Thông tư 68/20022/TT-BTC), 2 gói thầu thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp giao thông có giá trị > 200 triệu đồng phải thực hiện hình thức lựa chọn nhà thầu là chào hàng cạnh tranh.

Quan điểm thứ hai, căn cứ Điều 8a (hồ sơ tạm ứng, thanh toán vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư) Thông tư số 39/2016/TT-BTC, Điều 54 (hạn mức chỉ định thầu) Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, 2 gói thầu thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp giao thông là dự án nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư nên thực hiện lựa chọn nhà thầu theo Luật Đấu thầu là chỉ định thầu.

Do 2 quan điểm trên đang trái ngược nhau về hình thức lựa chọn nhà thầu nên đơn vị ông Toàn gặp nhiều khó khăn. Ông đề nghị cho biết, việc lựa chọn nhà thầu theo quan điểm thứ 1 hay thứ 2 là đúng quy định pháp luật?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 54 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, hạn mức chỉ định thầu là không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 57 Nghị định này, chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn áp dụng đối với gói thầu mua sắm thường xuyên có giá trị không quá 200 triệu đồng.

Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 58/2016/TT-BTC (được sửa đổi tại Thông tư số 68/2022/TT-BTC) quy định về nguồn kinh phí mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên, trong đó có nguồn kinh phí từ thu hoạt động sự nghiệp, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ hợp pháp khác theo quy định của pháp luật tại đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo đó, trường hợp gói thầu không thuộc dự án đầu tư phát triển và sử dụng nguồn kinh phí quy định tại Thông tư số 58/2016/TT-BTC thì áp dụng hạn mức chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh đối với mua sắm thường xuyên.

Ngoài ra, liên quan đến nội dung Thông tư số 39/2016/TT-BTC, đề nghị ông liên hệ với Bộ Tài chính để được hướng dẫn cụ thể.

Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư công năm 2019: Dự án có cấu phần xây dựng là dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng, bao gồm cả phần mua tài sản, mua trang thiết bị của dự án.

Vì vậy, công trình cải tạo trụ sở cơ quan đề nghị bố trí từ nguồn vốn đầu tư công. Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp áp dụng đối với sửa chữa thường xuyên nhỏ, lẻ nhà cửa, công trình xây dựng không thuộc dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước, không áp dụng đối với công trình cải tạo trụ sở cơ quan từ nguồn vốn đầu tư công.

Vì vậy, đề nghị Quý độc giả nghiên cứu Luật Đầu tư công, Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu và các văn bản hướng dẫn liên quan để thực hiện theo đúng quy định.

Các gói thầu xây lắp thuộc các công trình cải tạo, sửa chữa thường xuyên nêu trên có giá gói thầu từ 100 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng. Khi đơn vị chọn hình thức lựa chọn nhà thầu thì có 2 trường hợp xảy ra:

Trường hợp thứ nhất, theo quy định tại Điều 54 Luật Đấu thầu, đối với các gói thầu xây lắp có giá dưới 1 tỷ đồng thì áp dụng hình thức chỉ định thầu (gói thầu có giá trị trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu).

Trường hợp thứ hai, theo quy định tại Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 quy định việc sửa chữa thường xuyên nhỏ, lẻ nhà cửa, công trình xây dựng không thuộc dự án đầu tư xây dựng cơ bản thì với giá gói thầu từ 100 triệu đồng trở lên áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh (áp dụng với nguồn chi thường xuyên).

Ông Trung hỏi, với nguồn vốn là nguồn kinh phí hoạt động không thường xuyên khi áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu xây lắp nêu trên, đơn vị ông áp dụng hình thức chỉ định thầu có đúng không?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Điểm e Khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu quy định một trong những trường hợp được áp dụng hình thức chỉ định thầu là gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội trong từng thời kỳ.

Điều 54 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định gói thầu có giá trị trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu bao gồm:

- Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công;

- Không quá 1 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công;

- Không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên.

Đối với vấn đề của ông Trung, việc áp dụng hình thức chỉ định thầu được thực hiện theo quy định nêu trên.