Top 10 cổ phiếu cao nhất hose năm 2022

Top10 tăng/giảm tháng 8 có các cổ phiếu nhóm bất động sản, xây dựng, phân bón. Mức tăng của nhiều mã trên thị trường UPCoM đạt trên 100%.

 Top10 cổ phiếu tăng/giảm giá mạnh nhất trên sàn HOSE trong tháng 8. Nguồn: Thu Hà tổng hợp.

Trên sàn HOSE, cổ phiếu KPF của CTCP Đầu tư tài chính Hoàng Minh dẫn đầu với tỉ lệ tăng 98,58%, đóng cửa tuần ở 21.050 đồng/cp. Quan sát giao dịch, trong tháng 8, mã KPF có 7 phiên tăng kịch sàn, chuỗi tăng liên tiếp nhiều nhất là 14 phiên từ ngày 11/8 đến ngày 30/8.

Ngoài KPF, nhiều cổ phiếu thuộc nhóm Bất động sản và xây dựng góp mặt trong top10 mã tăng mạnh nhất tháng bao gồm: PTL [83,11%], TDC [58,45%], CKG [52,74%], ITC [27,48%] và DXS [26,46%]. Trong đó, PTL là cổ phiếu có thị giá nhỏ dưới 10.000 đồng/cp.

Cùng với nhóm Bất động sản và xây dựng, nhóm Nông nghiệp cũng hoạt động sôi nổi trong tháng 8 với hai đại diện: DCM [27,99%] và ANV [27,49%].

Top10 mã tăng giá mạnh nhất trong tháng còn có TGG [41,31%] và PET [28,70%].

Ở chiều giảm giá, hai cổ phiếu đứng đầu bảng xếp hạng là SCS của CTCP Dịch vụ hàng hóa Sài Gòn giảm 46,87%%. Các cổ phiếu có tỉ lệ mất giá hơn 1/5 còn có CRE [38,80%], FLC [26,34%], HAI [23,53%].Phần còn lại trên bảng xếp hạng là những cổ phiếu có tỉ lệ mất giá từ 11 – 17% như ST8, AMD, TMT, DTT, TNH, BAF.

  Top10 cổ phiếu tăng/giảm giá mạnh nhất trên sàn HNX trong tháng 8. Nguồn: Thu Hà tổng hợp. 

Trên sàn HNX, Nhóm bất động sản và xây dựng hoạt động mạnh mẽ với 7/10 cái tên trong top10 mã tăng mạnh nhất thuộc nhóm này. THS của CTCP Viglacera Đông Triều đứng đầu trên bảng xếp hạng khi thị giá được đẩy từ 16.500 đồng/cp lên 34.100 đồng/cp tương ứng mức tăng 106,67%. 6 cái tên khác gồm có DTC, L18, HLD, DIH, TKC và PTD. DTC, L18, HLD là những cổ phiếu có tỉ lệ tăng trên 50%, những cái tên khác mất hơn 1/3 giá trị.

Nhóm Nguyên vật liệu cũng hút tiền trong tháng với hai đại diện là BKC [69,84%] và PBP [68,92%]. Còn lại trên bảng xếp hạng là API tăng 39,04%.

Ở chiều giảm giá, LHC của CTCP Đầu tư và Xây dựng Thủy Lợi Lâm Đồng dẫn đầu với tỉ lệ mất giá 48,26%. Quan sát giao dịch trong tháng 8, cổ phiếu này có chuỗi mất giá liên tục tới 5 phiên. Các cổ phiếu khác trong top10 chia làm hai phần: mất giá từ 33 – 40% gồm có PCH, GDW, SDU, VC6 và mất giá từ 24 – 30% gồm có KHS, TTT, KDM, EVS, BST.

  Top10 cổ phiếu tăng/giảm giá mạnh nhất trên thị trường UPCoM trong tháng 8. Nguồn: Thu Hà tổng hợp. 

Trên thị trường UPCoM, Cổ phiếu CFV của CTTNHH Một thành viên Cà Phê Thắng Lợi dẫn đầu khi thị giá đẩy từ 8.000 đồng/cp lên 22.700 đồng/cp tương ứng mức tăng 183,75%. Quan sát giao dịch trong tháng 8, cổ phiếu này có chuỗi 13 phiên tăng liên tiếp, tất cả các phiên giao dịch đều là tăng kịch sàn.

Khác với sàn HOSE và HNX, không có sự “thống trị” của một nhóm cổ phiếu cụ thể, UPCoM có các đại diện của nhiều nhóm cổ phiếu khác nhau, cụ thể: Nhóm Dịch vụ có TAW [158,67%], DXL [115,38%] và SEP [85,59%]; Nhóm Nguyên vật liệu với NNG [76,67%] và MA1 [66,31%] và nhóm Bất động sản và dây dựng: HD2 [111,02%] và ICN [64,71%].

Ở chiều giảm giá, VHH của CTCP Đầu tư kinh doanh nhà Thành Đạt mất giá nhiều nhất với 60,23% tỉ lệ. Quan sát giao dịch trong tháng 8, cổ phiếu này không có phiên tăng trong tháng 8 và có 1 phiên giảm chạm đáy vào ngày 29/8.

Bên cạnh đó, PND của CTCP Xăng dầu Dầu khí Nam Định cũng giảm sâu tới 59,56%. Mặc dù có những phiên tăng giá, cổ phiếu này lại có chuỗi 9 phiên giảm liên tiếp và trong tháng 8, tổng số phiên giảm chạm đáy của cổ phiếu này là 8 phiên.

Ngoài ra, top10 mã giảm sâu còn có ILS, HAF, BMN, SPB, SAL, TEL, DUS, PMJ. Các cổ phiếu này có điểm chung là mất giá từ 40 – 50%.

10 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất sàn HOSE hiện nay bao gồm: VIC, VCB, VHM, HPG, VNM, BID, CTG, TCB, VPB và GAS. Tổng giá trị niêm yết của 10 mã này là hơn 2,38 triệu tỷ đồng.

Cổ phiếu BID của BIDV mới trải qua một phiên tăng kịch trần, vốn hóa thêm gần 11.700 tỷ đồng. [Ảnh minh họa: Đức Quyền].

Phiên giao dịch cuối tuần 21/5, cổ phiếu BID của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam [BIDV] bất ngờ tăng kịch trần 6,9% lên 44.750 đồng/cp. Thanh khoản đạt trên 13 triệu đơn vị, cuối phiên vẫn còn gần 1,6 triệu cổ phiếu BID dư mua giá trần.

Vốn hóa của BID tăng thêm gần 11.700 tỷ đồng và vọt lên trên hai cổ phiếu ngân hàng khác là CTG [VietinBank] và TCB [Techcombank] sau khi bị CTG và TCB vượt mặt trong những tuần trước.

Hiện nay BID là cổ phiếu ngân hàng có vốn hóa lớn thứ 2 thị trường, chỉ sau VCB của Vietcombank.

Trong phiên 21/5, cổ phiếu ngành ngân hàng diễn biến phân hóa. Nhiều cổ phiếu tăng nhưng không mạnh bằng BID như TCB, VPB, ACB, SHB, EIB … Ngược lại, nhiều cái tên chìm trong sắc đỏ gồm HDB, CTG, STB và VCB.

Hiện nay có 5 mã ngân hàng góp mặt trong top 10 vốn hóa của HOSE bao gồm VCB, BID, CTG, TCB và VPB. Tổng vốn hóa của 5 mã này là gần 1,1 triệu tỷ đồng, còn của cả top 10 là trên 2,38 triệu tỷ đồng, tương đương 49,1% vốn hóa toàn sàn. Điều này có nghĩa là 452 cổ phiếu khác trên HOSE đang chia nhau 51% vốn hóa còn lại.

Top 3 gồm VIC [Vingroup], VCB [Vietcombank] và VHM [Vinhomes] đã ngự trị trong thời gian dài, khoảng cách với nhóm đứng sau rất lớn và không dễ gì bị lật đổ.

Tuy nhiên, các vị trí từ số 4 đến số 10 thường xuyên có sự xáo trộn. Đầu tháng 5 này, HPG sau một thời gian dài tăng giá đã vượt qua VNM [Vinamilk] về vốn hóa. BID từng bị TCB và sau đó là CTG vượt lên nhưng nhờ phiên tăng trần vừa qua, BID đã lấy lại vị trí số 6.

Cổ phiếu VPB cũng có phiên vượt TCB về giá trị niêm yết sau thông tin VPBank bán 49% của Công ty tài chính TNHH MTV Việt Nam Thịnh Vượng [FE Credit] cho Tập đoàn Tài chính Sumitomo Mitsui [SMBC] của Nhật Bản, thu về 1,4 tỷ USD.

Chủ Đề