Top 1000 bài hát rock cổ điển năm 2022

Greensleeves của ban nhạc rock Blackmoore’s Night

Năm 1995, Ritchie Blackmooore - nghệ sĩ guitar thần thoại Anh quốc nổi tiếng với ban nhạc Deep Purple giải tán nhóm Rainbow của mình và cùng vợ khai sinh dự án hoàn toàn mới - ban nhạc trẻ Blackmoore’s Night.

Nghệ sĩ tuổi ấu thơ được ông nội cho theo học chơi đàn guitar, trường phái cổ điển, dành nhiều thời gian sưu tầm, cải biên những bài hát dân ca của các dân tộc thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Greensleeves là ca khúc xuất sắc nhất của nỗ lực này.

Những dấu tích lâu đời nhất của khúc dân ca Anh quốc ghi nhận vào quãng thế kỷ XVI, bản in đầu nhạc phẩm, theo tài liệu lưu trữ là năm 1580, tiếc rằng tất cả ấn phẩm đều thất lạc. Thế nên không ai biết chính xác, ca khúc xuất hiện lúc nào, cũng như ai là tác giả. Đa số chuyên gia sử học chuyên nghiên cứu âm nhạc cho rằng, Greensleeves được viết vào quãng thế kỷ XV/XVI, nhưng một số khẳng định, giai điệu đặc thù của nhạc phẩm cho phép suy doán, kiệt tác có tuổi đời tối thiểu 1000 năm!

Where did you sleep last night? của Nirvana (ban nhạc rock Mỹ do nhạc sĩ, ca sĩ kiêm nghệ sĩ guitar lừng danh Kurt Cobain và tay guitar bass Krist Novoselic thành lập năm 1987 ở Washington).

Tiết mục độc đáo và đặc biệt xuất sắc của Nirvana xui khiến đông đảo người yêu nhạc liên tưởng đến chương trình hòa nhạc “không ánh sáng” nổi tiếng do kênh truyền hình MTV thực hiện. Những gì chúng ta nghe được trên băng ghi hình là phiên bản tái tạo khá trung thành với nguyên bản ca khúc do Lead Belly, nghệ nhân dòng nhạc dân gian người da đen trình diễn năm 1944 với cây đàn guitar 12 dây.

Cho dù các nhạc phẩm của Belly thường được các nghệ sĩ hiện đại thực hiện, song khúc dân ca cụ thể này không phải là sáng tác của Lead Belly.

Đó là bài hát dân ca truyền thống Mỹ được biết nhiều hơn với cái tên In the Pines và đã nổi tiếng từ năm 1870, còn phiên bản đầu tiên, nhạc và lời được viết trên giấy (mang tên “Black Girl”) xuất xứ năm 1917 - Cecil Sharp là tác giả ca khúc.

I Can’t help falling in love with you của Elvis Presley (1935-1977)

Top 1000 bài hát rock cổ điển năm 2022

Elvis Presley trình bày ca khúc nổi tiếng I Can’t help falling in love with you.

Đó là một trong những ca khúc đình đám nhất của Elvis Presley, ca sĩ kiêm diễn viên được mệnh danh Hoàng đế nhạc rock and roll Mỹ. Nhạc phẩm sau đó được các nghệ sĩ đóng giả nghệ nhân Jamaica thuộc ban nhạc UB40 cải biên khiến hàng triệu dân mê dân ca phương Tây tưởng nhớ đến tài năng xuất chúng của Elvis.

Tuy nhiên, làn điệu đằm thắm như rót vào tai người nghe không phải là sáng tác của Elvis Presley. Ngoài ra, gợi nguồn cảm hứng sáng tác cho nghệ sĩ không phải làn điệu dân ca Bắc Mỹ, quê hương Presley, mà Plaisir d’amour- ca khúc tình yêu thời baroque do nhà soạn nhạc nổi tiếng người Pháp gốc Đức Jean-Paul-Egide Martini (1741-1816) viết năm 1784.

Thêm nữa, I Can’t help falling in love with you không phải là sáng tác duy nhất của Elvis Presley được gợi ý bởi dòng ca khúc trữ tình cổ điển. Có lẽ người mê nhạc có tai thậm chí bằng gỗ cũng nhận ra nét tương đồng giữa giai điệu kiệt tác dân ca vùng Napoli, Italia O Sole Mio (Mặt trời của tôi, nhạc Eduardo di Capua, lời: thơ Giovanni Capurro) đã thịnh hành hơn trăm năm và It’s now or never của Hoàng đế nhạc rock and roll Mỹ.

Cotton-eyed Joe của ban nhạc Rednex

Năm 1994, bảng xếp hạng các ca khúc hay nhất châu Âu và Bắc Mỹ bị tấn công chao đảo bởi kiệt tác Cotton-eyed Joe của ban nhạc Thụy Điển vô danh Rednex.

Bỗng dưng 3 nhạc sĩ kiêm nhà sản xuất đĩa hát Bắc Âu Janne Ericsson, Orjan Oberg và Pat Reiniz tích cực triển khai dự án sưu tầm và thực nghiệm nhào trộn một số bài hát dòng country (nhạc đồng quê) và dân ca dân da đỏ Mỹ với nhạc techno hiện đại. Với ý tưởng đó, 3 nghệ sĩ Thụy Điển quyết định đặt tên cho ban nhạc của mình là “Rednex” (bắt nguồn từ “Rednecks” phương ngữ chỉ “trai làng” các bang miền Nam nước Mỹ). Và 3 mày râu Bắc Âu sắm vai các “trai làng” nam Mỹ điển hình - mặc quần áo bò, đầu đội mũ “cao bồi”, chạy xe bán tải đời cổ lỗ sĩ liên tục xuất hiện trong các chương trình biểu diễn ngoài trời và một số video clip.

Tiết mục Cotton-eyed Joe phối khí theo nền nhạc techno thời gian dài ngự trị trên các bảng xếp hạng ca khúc hay nhất và rất thích hợp với không khí nhộn nhịp eurodance phổ biến thời đó ở lục địa già.

Nỗ lực làm mới bài hát dân ca truyền thống Cotton Eyed Joe bằng cách giới thiệu nhạc phẩm ở dạng nhạc khiêu vũ hiện đại đã mang lại kết quả ngoài sức tưởng tượng của 3 chàng trai Rednex.

Cốt lõi nhạc phẩm nổi tiếng tất nhiên không phải sáng tác của nhóm nhạc sĩ Thụy Điển. Người ta cho rằng, nó tồn tại từ thời nội chiến Mỹ (1861-1865). Tuy nhiên, trong một cuốn sách của mình, bà Dorothy Scarborougha, nữ nhà văn kiêm chuyên gia về văn hóa Texas khẳng định, theo các cụ bô lão địa phương, khúc dân ca Cotton eye Joe (tên gốc nguyên thủy) đã có từ trước năm 1860. Bà Scarborougha cho rằng, ca khúc này là một trong nhiều bài dân ca truyền miệng của dân nô lệ da đen làm việc trong các đồn điền trồng bông ở bang Texas.