Trẻ em uống bao nhiêu nước mỗi ngày năm 2024

Ngay khi vừa chập chững biết đi, ba mẹ hãy tập cho trẻ thói quen uống nước. Bởi trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu vận động nên việc thường xuyên cho trẻ uống nước sẽ giúp ích cho một cơ thể khỏe mạnh.

Không chỉ là vào mùa nóng, mà dù bất cứ mùa nào trong năm, nước lọc cũng không làm trẻ hứng thú bằng các loại nước ngọt có gas. Vậy nên, hãy tập cho trẻ hình thành thói quen uống nước lọc ngay từ lứa tuổi mầm non. Nhưng nếu uống nước lọc không đúng cách có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Vì vậy, ba mẹ cần chú ý một số nguyên tắc khi cho trẻ uống nước:

  • Chỉ nên cho trẻ uống một ít nước trước bửa ăn, bởi nước sẽ tạo cho trẻ cảm giác no ngang và lười ăn, uống nhiều nước trước khi ăn rất dễ gây hại cho hệ tiêu hóa.
  • Không nên cho trẻ uống nước trước khi đi ngủ. Vì khi lượng nước tích tụ trong cơ thể nhiều dẫn tới “tè dầm” hoặc thức dậy đi tiểu sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giấc ngủ của trẻ.
  • Với trẻ còn trong độ tuổi mầm non, tuy cần tập cho trẻ thói quen uống nước nhưng ăn vẫn nên chú trọng nhiều hơn uống và không nên cho trẻ uống nước trong bữa ăn.

Trẻ cần uống nước mỗi ngày, vậy uống bao nhiêu là đủ?

Lượng nước bổ sung cho cơ thể trẻ sẽ tùy theo từng độ tuổi và thời tiết. Ngoài các loại nước uống như sữa, nước trái cây, súp hay cháo thì trung bình trẻ uống từ 1 – 3 ly nước lọc và trẻ có thể uống nhiều hơn nếu bé thích hoặc khi bị bệnh hay thời tiết nắng nóng.

Để có thể theo dõi được lượng nước trẻ uống, ba mẹ có thể ghi lại số lần lấy nước. Đừng cứng nhắc về việc thường xuyên cho trẻ uống nước mà quan trọng là trẻ uống được bao nhiêu nước một lần. Trẻ uống nước nhiều hay ít còn phụ thuộc vào thức ăn và các hoạt động trong ngày.

Do trẻ ham chơi, không có thói quen uống nước lọc nên trẻ nhỏ thường dễ bị mất nước hơn so với người lớn. Nước cung cấp vào cơ thể giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và hấp thu các chất dinh dưỡng nên khi cơ thể trẻ mất nước thì không còn là vấn đề nhỏ. Ngay khi mất nước bé chỉ bằng 2% trọng lượng cơ thể và có thể ảnh hưởng đến phản ứng thể chất, tinh thần và ảnh hưởng đến sự tập trung của trẻ ở trường.

Hãy cho trẻ yêu thích uống nước bằng cách trang trí vài lát cam, vài lát dâu tây hoặc thêm một số viên đá có hình thù thú vị để ly nước trông ngon hơn.

Ngoài nước lọc thì loại nào sẽ tốt cho cơ thể trẻ?

Hiện nay, có rất nhiều loại nước uống cho trẻ, nhưng không phải loại nào cũng đều tốt cho sức khỏe. Ba mẹ cần chọn lựa các loại thức uống có hàm lượng chất dinh dưỡng cao như nước lọc, nước trái cây, sữa. Trong ngày, nên thay đổi luân phiên giữa nước lọc, nước trái cây và sữa (Tỷ lệ pha chế nước quả với nước là 50/50). Trẻ sẽ không được uống sang loại nước khác nếu chưa uống hết ly trước đó của mình. Thỉnh thoảng, những trò chơi như xem ai là người uống nhanh nhất cũng là một phương pháp tuyệt vời để tạo nguồn cảm hứng cho trẻ.

Mẹ nên tập cho bé uống hết một ly nước lọc khoảng 100 - 150 ml trước khi bé được uống những thức uống khác. Đồng thời, hãy để bé tự động uống để bé luôn cảm thấy mình được “tự chủ”. Một khi bé biết “chịu trách nhiệm” về thời gian và cả lượng nước uống thì lúc đó việc uống nước sẽ trở nên dễ dàng thôi!

Trong cơ thể, nước chiếm 60-70%, rất cần thiết đối với sức khỏe. Tất cả phản ứng, các quá trình chuyển hóa trong cơ thể đều cần nước. Nước giúp cơ thể thải độc qua nước tiểu, mồ hôi. Đối với trẻ em nước lại càng quan trọng.

Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi

Theo thạc sĩ Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng quốc gia, trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc ăn sữa bột công thức pha đúng theo tỷ lệ hướng dẫn trên hộp, thì không cần uống nước. Tuy nhiên nếu trẻ ra nhiều mồ hôi do còi xương, hoặc đi ngoài phân táo bón, thì cho trẻ uống thêm 100-200 ml nước một ngày.

Trẻ 6-12 tháng tuổi

Trẻ em tuổi này có nhu cầu nước khoảng 100 ml trên mỗi kg cân nặng cơ thể, một ngày (kể cả sữa). Ví dụ trẻ nặng 8 kg cần 800 ml nước, nếu bé uống được 600 ml sữa thì cần bổ sung 200 ml nước một ngày dưới dạng nước đun sôi để nguội, nước quả tươi, nước rau luộc…

Trẻ trên một tuổi

Trẻ nặng 10 kg cần một lít nước một ngày (kể cả sữa), trẻ nặng hơn 10 kg thì mỗi kg thêm 50 ml nước.

Ước tính lượng nước hàng ngày cho trẻ như sau :

Lượng nước uống (ml) = 1.000 ml + n x 50 (n = số kg của trẻ - 10)

Ví dụ trẻ nặng 13 kg cần: 1.000 ml + (3 x 50 ml) = 1.150 ml. Trường hợp trẻ uống được 500 ml sữa, số nước cần bổ sung là: 1.150 - 500 = 650 ml.

Trẻ từ 10 tuổi trở lên, lượng nước uống bằng người lớn: 2-2,5 lít mỗi ngày.

Bên cạnh đó, lượng nước nên chia đều trong ngày, có thể uống ít vào buổi tối. Không nên đợi khi khát mới uống vì khi đó tế bào đã thiếu nước.

Thạc sĩ Hải cũng khuyến cáo cha mẹ không nên cho trẻ sử dụng bừa bãi nước khoáng có chứa hàm lượng khoáng cao; các loại nước ngọt có ga, cà phê, nước tăng lực... Nước ngọt có ga thường cung cấp calo rỗng nên có thể khiến trẻ đầy bụng, biếng ăn hoặc gây thừa cân, béo phì.

Trẻ 1 tuổi nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày?

Trẻ trên 1 tuổi Trẻ trên một tuổi nếu đạt thể trọng 10 kg thì có thể uống khoảng 1 lít nước một ngày. Với mỗi kí tăng thêm thì cần bổ sung 50 ml nước. Ví dụ trẻ nặng 12 kg thì cần: 1000 ml + (2 x 50 ml)= 1,100 ml tức là 1,1 lít nước/ngày.

Bé 7 tháng uống bao nhiêu nước là đủ?

Trẻ sơ sinh từ 6 - 12 tháng tuổi: Nhu cầu nước của trẻ dưới 12 tháng tuổi (trên 6 tháng tuổi) là từ 200 - 300ml/ngày. Trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức pha theo đúng chỉ dẫn vẫn cung cấp đủ nước cho trẻ, chỉ cần bổ sung cho trẻ lượng nước vừa phải, phù hợp với loại thức ăn khô hoặc đặc mà trẻ nạp vào.

Trẻ 4 tuổi cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày?

Theo Viện Nhi khoa Mỹ (AAP), trẻ em trong độ tuổi biết đi, từ một đến 3 tuổi, nên cố gắng uống khoảng 2 đến 4 cốc nước (khoảng 470-950 ml). Trẻ trong độ tuổi từ 4 đến 8 cần khoảng 5 cốc và những trẻ trên 8 tuổi cần 7-8 cốc nước mỗi ngày để duy trì lượng nước trong cơ thể khỏe mạnh.

Trẻ 6 tuổi nên uống bao nhiêu sữa mỗi ngày?

Trẻ từ 2-3 tuổi cần khoảng 300-400 ml sữa mỗi ngày. Trẻ từ 4-8 tuổi sẽ có nhu cầu canxi cao hơn, nên cho trẻ uống khoảng 600ml sữa mỗi ngày. Còn khi trẻ chuẩn bị bước vào độ tuổi 9 - 13 thì cần được quan tâm nhiều về chế độ dinh dưỡng để đạt được sự phát triển về thể chất cũng như tâm lý hành vi, nhận thức.