Triết học mac lênin cao học

2022-05-04T12:25:36-04:00 2022-05-04T12:25:36-04:00 //ussh.vnu.edu.vn/vi/news/thong-bao/thong-bao-lich-thi-het-hoc-phan-triet-hoc-mac-lenin-cho-hoc-vien-cao-hoc-khoa-qh-2021-x-21379.html /themes/ussh/images/no_image.gif

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN //ussh.vnu.edu.vn/uploads/ussh/logo.png

- Thời gian: Từ 18h00- 20h30 Thứ 2, ngày 09/5/2022 

                   + 18h25': HV có mặt tại phòng thi 

                   + 18h30: Tính giờ làm bài

- Địa điểm: Khu giảng đường Nhà G, Trường ĐHKHXH&NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, HN [có danh sách cụ thể kèm theo]

* HV cần mang thẻ học viên hoặc giấy tờ tùy thân khi dự thi.

* HV không tham gia dự thi được cần làm đơn xin hoãn thi kèm minh chứng tải mẫu đơn tại đây

* HV thi bổ sung làm đơn theo mẫu và gửi về Phòng Đào tạo [Bộ phận SĐH- 607- Nhà E] tải mẫu đơn tại đây.

Hiện nay Phòng ĐT đã cập nhật số lượng HV đăng ký thi bổ sung, những HV thi bổ sung sẽ được xếp vào phòng thi số 7 [GĐ 502- Nhà G]

Trân trọng thông báo!

Danh sách phòng thi xem tại đây

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

[Ban hành kèm theo Quyết định số 4253/QĐ-HVBCTT-ĐT ngày 18/12/2015của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền]

Ngành                        : Triết học [Philosophy]

Mã ngành                   : 60220301

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu tổng quát

             Đào tạo trình độ thạc sĩ Triết học nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao là những nhà khoa học, giảng viên, cán bộ có trình độ cao về lý luận và năng lực thực tiễn; có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo, khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề triết học mới nảy sinh; có năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Kiến thức:

            Trang bị cho người học những tri thức cơ bản ở trình độ nâng cao về triết học Mác – Lênin, lịch sử triết học, mỹ học, tôn giáo, đạo đức, các tác phẩm kinh điển Mác - Lênin; những tri thức thực tiễn có liên quan nhằm giúp người học làm chủ được kiến thức của bộ môn, có khả năng vận dụng giải quyết những nhiệm vụ cụ thể về lý luận và thực tiễn.

- Kỹ năng:

            Giúp người học nâng cao kỹ năng giảng dạy, kỹ năng phân tích, tổng kết thực tiễn, kỹ năng tổng hợp, kỹ năng lựa chọn, giải quyết các vấn đề triết học đặt ra từ cuộc sống, kỹ năng áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, các phương pháp nghiên cứu liên ngành, các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành.

- Phẩm chất:

+ Về chính trị: góp phần tiếp tục bồi dưỡng bản lĩnh chính trị, củng cố niềm tin và lập trường vững vàng cho người học.

+ Về khoa học: tiếp tục xác lập thế giới quan duy vật và phương pháp nghiên cứu biện chứng cho người học.

+  Về đạo đức: góp phần nâng cao đạo đức, tiếp tục rèn luyện lối sống lành mạnh, tiến bộ cho người học.

1.3. Vị trí công tác sau khi tốt nghiệp: cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học, cán bộ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị và các tổ chức kinh tế - xã hội khác ở trung ương và địa phương.

2. Yêu cầu đối với người dự tuyển

Thí sinh dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Triết học phải thoả mãn các điều kiện sau:

2.1. Điều kiện về văn bằng

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Triết học, chuyên ngành Triết học Mác - Lênin;

            - Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Triết học, chuyên ngành khác và có Chứng nhận hoàn thành các môn học bổ sung kiến thức tương đương trình độ cử nhân Triết học chuyên ngành Triết học Mác - Lênin do Học viện Báo chí và Tuyên truyền cấp với các môn học sau đây:

1. Logic hình thức [2 tín chỉ]

2. Lịch sử triết học Mác - Lênin [3 tín chỉ]

3. Triết học ngoài Mác -xit hiện đại [2 tín chỉ]

             - Có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần: Lịch sử, Ngôn ngữ học, Văn học, Văn hóa học, Quản lý văn hóa, Quản lý thể dục thể thao… và có Chứng nhận hoàn thành các môn học bổ sung kiến thức tương đương trình độ cử nhân Triết học chuyên ngành Triết học Mác - Lênin do Học viện Báo chí và Tuyên truyền cấp với các môn học sau đây:

1. Logic hình thức [2 tín chỉ]

2. Lịch sử Triết học Mác - Lênin [3 tín chỉ]

3. Triết học ngoài Mác -xit hiện đại [2 tín chỉ]

4. Lịch sử Triết học [trước Mác] [3 tín chỉ]

5. Chuyên đề duy vật biện chứng [3 tín chỉ]

6. Chuyên đề duy vật lịch sử [3 tín chỉ]

2.2. Điều kiện về thâm niên công tác

           - Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành Triết học loại Khá trở lên được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp. Trường hợp bằng tốt nghiệp xếp loại khác phải có ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn đăng kí dự thi, kể từ ngày có quyết định tiếp nhận công tác đến ngày nộp hồ sơ dự thi.

           - Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành Triết học phải có ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn đăng kí dự thi, kể từ ngày có quyết định tiếp nhận công tác đến ngày nộp hồ sơ dự thi.

2.3.Điều kiện về sức khoẻ: Đủ sức khoẻ để học tập và công tác [có chứng nhận sức khỏe của Bệnh viện đa khoa].

2.4. Điều kiện về hồ sơ:Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng mẫu và đúng thời hạn quy định của Học viện.

2.5.Thí sinh là người nước ngoài: xét tuyển theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Môn thi tuyển sinh

              Người dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ Triết học phải tham dự kỳ thi tuyển sinh do Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức gồm các môn quy định như sau :

- Môn chủ chốt ngành: Lịch sử Triết học

- Môn chuyên ngành: Triết học Mác– Lêninchuyên ngành

- Môn Ngoại ngữ.

Miễn thi môn Ngoại ngữ: đối với thí sinh thuộc một trong các trường hợp sau: 

            + Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;

            + Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kỹ sư chất lượng cao [PFIEV] được ủy ban bằng cấp kỹ sư [CTI, Pháp] công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng;

+ Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành ngôn ngữ nước ngoài;

            + Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ từ bậc 3/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trong thời hạn 2 năm từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng ký dự thi, do các đơn vị cấp chứng chỉ được quy định dưới đây:

TT

Ngoại ngữ

Chứng chỉ đạt yêu cầu

tối thiểu

Đơn vị cấp chứng chỉ

1

Tiếng Anh

  IELTS

4.5

- British Council [BC]

- International Development Program [IDP]

TOEIC

450

- British Council [BC]

- Educational Testing Service [ETS]

- International Development Program [IDP]

- IIG

Cambridge Exam

PET

BEC

Preliminary

BULATS

40

CEFR

B1

- Học viện Báo chí và Tuyên truyền

- Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN

- Đại học Hà Nội

2

Tiếng Nga

TRKI

Cấp độ 1

Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội [The Russian centre of science and culture in Hanoi]

3

Tiếng Pháp

- DELF

- TCF niveau

- B1

- Cấp độ 3

Trung tâm Nghiên cứu Sư phạm quốc tế [Centre International d’Etudes Pedagogiques – CIEP]

4

     Tiếng

Trung Quốc

HSK

Cấp độ 3

- Văn phòng Hán ngữ đối ngoại Trung Quốc [Han Ban]

- Ủy ban Khảo thí trình độ Hán ngữ quốc gia [The National Committee for the Test of Proficiency in Chinese]

5

Tiếng Đức

- ZD

B1

Ủy ban giáo dục phổ thông Đức tại nước ngoài [ZfA]

6

Tiếng Nhật

JLPT

Cấp độ N4

Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản [Japan Foundation]

             Trong trường hợp cần thiết, Giám đốc Học viện sẽ thành lập Hội đồng kiểm tra năng lực ngoại ngữ của các thí sinh, học viên đã có chứng chỉ. Kết quả kiểm tra sẽ được sử dụng làm kết quả chính thức để xét miễn thi đầu vào, đầu ra về ngoại ngữ tại Học viện.

            - Thí sinh không thuộc diện miễn thi môn Ngoại ngữ phải tham dự kỳ kiểm tra trình độ ngoại ngữ môn Tiếng Anh. Đề thi môn Tiếng Anh trình độ A2 [bỏ phần thi nghe hiểu và thi nói] theo dạng thức đề B1 khung Châu Âu áp dụng cho đào tạo trình độ thạc sĩ.

4. Điều kiện tốt nghiệp

 Học viên được xét công nhận tốt nghiệp và được cấp bằng thạc sĩ Triết học nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

           - Hoàn thành chương trình đào tạo, có điểm trung bình chung các học phần trong chư­ơng trình đào tạo đạt từ 5,5 trở lên [theo thang điểm 10] hoặc điểm C trở lên [theo thang điểm chữ];

- Đạt trình độ ngoại ngữ bậc 3/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương;

- Điểm luận văn đạt từ 5,5 trở lên;

           - Đã nộp luận văn được hội đồng đánh giá đạt yêu cầu trở lên, có xác nhậncủa người hướng dẫn và chủ tịch hội đồng về việc luận văn đã được chỉnh sửa theo kết luận của hội đồng;

           - Chấp hành tốt nội quy, quy chế đào tạo của Học viện, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và không trong thời gian bị kỷ luật đình chỉ học tập; không bị tố cáo theo quy định của pháp luật về nội dung khoa học trong luận văn.

5. Nội dung chương trình

Thời gian đào tạo: 2 năm.

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 60 tín chỉ.

TT

Mã học phần

Tên học phần

Số tín chỉ

Phân bổ thời lượng

Học phần tiên quyết

Lý thuyết

Thực hành

5.1. Khối kiến thức chung

14

1

CHKT01005

Những vấn đề kinh tế -chính trị trong giai đoạn hiện nay

4,0

3,5

0,5

2

CHTG01002

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

2,0

1,5

0,5

3

CHCT01003

Chính trị học nâng cao

2,0

1,5

0,5

4

CHNN01004

Ngoại ngữ

6,0

5,0

1,0

5.2. Khối kiến thức cơ sở ngành

11

5.2.1. Cơ sở ngành bắt buộc

9

5

CHCN02005

CNXH khoa học [nâng cao]

2,0

1,5

0,5

6

CHTM02001

Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam trong một số tác phẩm tiêu biểu

2,0

1,5

0,5

7

CHTM02002

Triết học Ấn Độ, Trung quốc cổ – trung đại [Qua một số tác phẩm tiêu biểu]

3,0

2,5

0,5

8

CHTM02003

Triết học Hy lạp cổ đại

2,0

1,5

0,5

5.2.2. Cơ sở ngành tự chọn

2/6

9

CHTM02004

Một số vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường

2,0

1,5

0,5

10

CHTM02005

Mỹ học và vấn đề giáo dục ý thức thẩm mỹ

2,0

1,5

0,5

11

CHTM02006

Phương pháp dạy học đại học

2,0

1,5

0,5

5.3. Khối kiến thức chuyên ngành

20

5.3.1. Chuyên ngành bắt buộc

14

12

CHTM03001

Triết học Tây Âu Trung -  Cận đại

2,0

1,5

0,5

13

CHTM03002

Triết học cổ điển Đức

3,0

2,5

0,5

14

CHTM03003

Một số vấn đềtriết học trong các tác phẩm của Mác, Ăngghen, Lênin 

3,0

2,5

0,5

15

CHTM03004

CNDVBC – Cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học

3,0

2,5

0,5

16

CHTM03005

CNDVLS và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam

3,0

2,5

0,5

5.3.2. Chuyên ngành tự chọn

6/18

17

CHTM03006

Triết học Phương Tây hiện đại: một số trường phái và tác giả tiêu biểu

2,0

1,5

0,5

18

CHTM03007

Bản thể luận triết học

2,0

1,5

0,5

19

CHTM03008

Phương pháp logíc trong nghiên cứu “Tư bản” của C.Mác với việc vận dụng nhận thức xã hội trong thời đại ngày nay.

2,0

1,5

0,5

20

CHTM03009

Một số vấn đề triết học của công cuộc đổi mới ở Việt Nam

2,0

1,5

0,5

21

CHTM03010

Xử lý điểm nóng xã hội

2,0

1,5

0,5

22

CHTM03011

Một số vấn đề triết học trong cách mạng KH-CN  hiện đại

2,0

1,5

0,5

23

CHTM03012

Lôgic biện chứng

2,0

1,5

0,5

24

CHTM03013

Triết học sinh thái

2,0

1,5

0,5

25

CHTM030014

Phương pháp nghiên cứu và giảng dạy triết học

2,0

1,0

1,0

5.4. Luận văn/sản phẩm tốt nghiệp

15

Tổng

60

                                       GIÁM ĐỐC

                                                                                                                                                      Đã ký

                                         PGS, TS. Trương Ngọc Nam

Chủ Đề