Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ gồm những nội dung gì

Bài 10 GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ Truyện đọc Truyện kể từ trang trại * Tìm hiểu nội dung truyện đọc Câu hỏi: Sự lao động cần cù và quyết tâm vượt khó của mọi người trong gia đình ở truyện đọc được thể hiện như thê" nào? Hướng dẫn trả lời: Sự lao động cần cù và quyết tâm vượt khó được thể hiện như: Hai bàn tay của cha và anh dày lên, chai sạn vì phát cày, cuốc đất. Bất kể thời tiết khắc nghiệt đến đâu, cha và anh cũng không bao giờ rời “trận địa”. Lòng kiên trì, bền bỉ của cha, sự lao động không mệt mỏi của cha anh, quyết tâm thoát khỏi đói nghèo bằng chính sức lao động của mình. Câu hỏi: Những việc làm nào chứng tỏ nhân vật “tôi” đã giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình? Hướng dẫn trả lời: Tích cực tham gia mang những cây bạch đàn non lên đồi cao để cha và anh trồng. Bắt đầu sự nghiệp nuôi trồng từ chuồng gà bé nhỏ. Mẹ cho 10 gà con nay thành 10 con gà mái đẻ trứng. Tiền bán trứng tiết kiệm mua sách vở, đồ dùng học tập, truyện tranh và báo thiếu niên tiền phong. Sự lao động của cha anh là tấm gương sáng để học tập và noi theo. Câu hỏi: Kết quả tốt đẹp mà gia đình đã đạt được? Hướng dẫn trả lời: Biến những quả đồi trọc cằn cỗi thành một trang trại kiểu mẫu: + Trang trại có hơn 100 héc ta đất đai màu mỡ. + Trồng bạch đàn, hòe, mía và cây ăn quả. + Nuôi nhiều dê, bò, gà. Vươn lên chiến thắng đói nghèo. Câu hỏi: Sự lao động không biết mệt mỏi của các thành viên trong gia đình nói lên điều gì? Hướng dẫn trả lời: Sự lao động không biết mệt mỏi của các thành viên trong gia đình là những tấm gương sáng để chúng ta hiểu rằng, không bao giờ được ỷ lại hay trông chờ vào người khác mà phải đi lên bằng chính sức lao động của mình. Câu hỏi: Việc làm của nhân vật “tôi” trong truyện chứng tỏ điều gì? Hướng dẫn trả lời: Việc làm của nhân vật “tôi” trong truyện chứng tỏ “tôi” đã giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp, cần cù, chịu thương, chịu khó trong lao động của cha anh, của gia đình mình. Câu hỏi: Em hãy kể những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình? Hướng dẫn trả lời: Em có thể kể truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình theo gợi ý sau: [Ghi rõ truyền thống của gia đình em là gì] Gia đình em cả bố và mẹ đều làm nghề dạy học. Gia đình em cả ông bà, bố mẹ đều làm nghề Y. Dòng họ em có truyền thống hiếu học, rất nhiều người đỗ đạt thành danh Dòng họ em có nghề dệt vải tơ tằm Dòng họ em có nghề đúc đồng nổi tiếng Dòng họ em có nghề chằm nón lá Dòng họ em có nghề thêu tay truyền thống Câu hỏi: Theo em, có phải chúng ta cần giữ gìn và phát huy tất cả các truyền thống của gia đình và dòng họ không? Hướng dẫn trả lời: Chúng ta cần phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Bên cạnh đó chúng ta gạt bỏ đi những gì đã lạc hậu, không còn phù hợp để tiếp thu những cái mới góp phần làm phong phú hơn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Câu hỏi: Truyền thống gia đình, dòng họ có ảnh hưởng đối với mỗi con người như thế nào? Hướng dẫn trả lời: Truyền thông gia đình, dòng họ có ảnh hưởng rất lớn đối với mỗi con người chúng ta. Truyền thống là sức mạnh thúc đẩy các thế hệ sau không ngừng vươn lên để tiếp nối, làm rạng rỡ truyền thống đó; phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là thể hiện lòng biết ơn những người đi trước và sống xứng đáng với những gì được hưởng. Câu hỏi: Em tự hào điều gì về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ của mình? Hướng dẫn trả lời: Em luôn tự hào về truyền thống hiếu học của gia đình, dòng họ em. Mặc dù trong những năm tháng chiến tranh khói lửa, bom đạn vất vả, ông em ra trận, một mình bà nuôi dạy bố và các cô của em, tất cả mọi người đều học giỏi, đều thành đạt và xứng đáng với sự hi sinh của ông bà. Em càng tự hào về truyền thống đó, em càng quyết tâm học giỏi để không phụ lòng của ông bà, cha mẹ. Câu hỏi: Muốn phát huy truyền thống gia đình, dòng họ trước hết chúng ta phải làm gì? Hướng dẫn trả lởi: Muốn phát huy truyền thống gia đình, dòng họ trước hết chúng ta phải bảo vệ, phát triển truyền thống đó. 2 Nội dung bài học Câu hỏi: Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ gồm những nội dung gì? Hướng dẫn trả lời: Gia đình, dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp về: Học tập Lao động Nghề nghiệp Văn hóa Đạo đức Câu hỏi: Vậy, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là gì? Hướng dẫn trả lời: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là bảo vệ, tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống ấy. Câu hỏi: Vì sao phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ? Hướng dẫn trả lời: Phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ để: Giúp chúng ta có thêm kinh nghiêm và sức mạnh trong cuộc sống Góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam Câu hỏi: Theo em, cần phải làm gì và không nên làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ? Hướng dẫn trả lời: Chúng ta cần phải tôn trọng, tự hào tiếp nối truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ Luôn luôn có ý thức giữ vững phẩm chất đạo đức của mình, sống trong sạch, lương thiện Biết tiếp thu cái mới, xoá bỏ cái cũ, cái lạc hậu Không coi thường hoặc làm tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ 3. Bài tập Bài tập 1: Quê Hiên là một vùng quê nghèo khó. Bao đời nay, trong dòng họ của Hiên chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Hiên không bao giờ muốn giới thiệu quê hương và dòng họ mình với bạn bè. Hiên cảm thấy xấu hổ về đất quê nghèo và dòng họ của mình. Em có đồng ý với cách nghĩ của Hiên không? Vì sao? Hướng dẫn trả lời: Em không đồng ý với cách nghĩ của Hiên, bởi vì một làng quê nghèo khó quanh năm mọi người đầu tắt mặt tối lo cái ăn chưa đủ, nói đâu đến việc học hành, đỗ đạt làm quan. Cái nghèo khó có thể do thiếu điều kiện thiên nhiên không thuận lợi, mưa lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra... Gia đình, dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp. Có thể gia đình, dòng họ của Hiên có truyền thống cần cù, chịu thương, chịu khó trong sản xuất, yêu nước chống giặc ngoại xâm. Chính truyền thống đó là sức mạnh cho Hiên vượt lên khó khăn, vươn lên trong học tập để góp phần xây dựng quê hương mình thoát khỏi đói nghèo. Bài tập: Em có đồngý với ý kiến nào sau đây? Vì sao? Gia đình, dòng họ nào cũng có những truyền thống tổt đẹp. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình là thể hiện lòng biết ơn cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Gia đình, dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào. Không cần giữ gìn truyền thống vì đó là những gì đã lạc hậu. Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình giúp ta có thêm sức mạnh trong cuộc sống. Hướng dẫn trả lời: Em đồng ý với ý kiến [1], [2], [5]. Bởi vì: gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp, chúng ta giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình là thể hiện lòng biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã sinh thành nuôi dưỡng chúng ta. Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình giúp chúng ta có thêm sức mạnh để vượt lên những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Bài tập 3: Em hãy sưu tầm những câu tục ngữ, ca dao nói về truyền thống của gia đình, dòng họ. Hướng dẫn trả lời: Giấy rách phải giữ lấy lề. Con hơn cha là nhà có phúc. Cây có cội, nước có nguồn. Chim có tổ, người có tông.

Câu 2: Em hãy tìm hiểu vễ những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình. Em cần làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó?


Những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ em là:

  • Ngày rằm tháng giêng con cháu từ bốn phương đều về nhà thờ tổ tế lễ, báo công với tổ tiên, tặng quà cho những con cháu học hành chăm ngoan, đỗ đạt.
  • Anh em trong một nhà luôn yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lần nhau.....
  • Luôn giản dị, cần kiệm trong mọi lối sống sinh hoạt hàng ngày, không xa hoa lãng phí.

Để giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó, em sẽ cố gắng tiếp thu và học tập, rèn luyện thật tốt những truyễn thống quý báu đó để trở thành một đứa con ngoan của gia đình, một đứa cháu ngoan của dòng họ.


Từ khóa tìm kiếm Google: truyền thống tốt đẹp, truyền thống gia đình em, truyền thống tốt đẹp dòng họ em, giải câu 2 bài 4 đạo đức 5.

Truyền thống gia đình dòng họ là gì?

Các truyền thống gia đình dòng họ. Truyền thống gia đình dòng họ là gì? Việt Nam là nơi tồn tại những dòng họ có các truyền thống lâu đời, được truyền từ thế hệ này qua thế khác. Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu truyền thống gia đình của một số dòng họ nhé.

Truyền thống gia đình, dòng họ

Truyền thống gia đình dòng họ là những giá trị tốt đẹp được hình thành trong quá trình và phát triển, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được mọi người trong một gia đình, dòng họ thực hiện.

2. Một số truyền thống gia đình dòng họ

Mỗi gia đình, dòng họ sẽ có những truyền thống khác nhau. Sau đây là một số truyền thống gia đình dòng họ:

  • Hiếu học
  • Cần cù lao động
  • Thương người như thể thương thân
  • Uống nước nhớ nguồn
  • Các nghề truyền thống: nghề làm giấy, nghề làm gốm

Bất kỳ những điều tốt đẹp được truyền từ đời này sang đời khác đều có thể là truyền thống của gia đình dòng họ

Gia đình dòng họ bạn có truyền thống gì thì hãy chia sẻ cho Hoatieu.vn biết với nhé.

3. Ca dao tục ngữ nói về truyền thống hiếu học

Hiếu học là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam được biết đến từ thời xa xưa cho đến nay.

  • Truyền thống này đã được lưu giữ trong những câu ca dao tục ngữ sau:
  • Muốn sang thì bắc cầu Kiều
  • Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
  • Tôn sư trọng đạo
  • Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
  • Có cày có thóc, có học có chữ
  • Đi thưa, về gửi
  • Trên kính, dưới nhường
  • Bảy mươi còn học bảy mươi mốt
  • Học hành vất vả kết quả ngọt bùi
  • Học là học để mà hành
  • Vừa hành vừa học mới thành người khôn
  • Học là học biết giữ giàng
  • Biết điều nhân nghĩa biết đàng hiếu trung.
  • Học là học để làm người
  • Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi.
  • Một kho vàng không bằng một nang chữ
  • Tiên học lễ, hậu học văn
  • Học khôn đến chết, học nết đến già
  • Dao có mài có sắc
  • Người có học có khôn
  • Ngòi sách, ruộng học là đây
  • Cho nên Phú Diễn đất này lắm quan
  • Ăn thời vóc
  • Học thời hay
  • Chớ ngủ ngày
  • Quen con mắt
  • Chớ chơi ác
  • Rách áo quần
  • Phải chuyên cần
  • Lo học tập
  • Bậc cao thấp
  • Chốn công đàng
  • Dốt đến đâu học lâu cũng biết
  • Nghèo mà hay chữ thì hơn
  • Giàu mà hay chữ như sơn thếp vàng

4. Dòng họ Nguyễn Lân có truyền thống gì?

Dòng họ Nguyễn Lân có truyền thống hiếu học, tài hoa, chuẩn mực với nhiều tấm gương nổi tiếng. Hiếm có gia đình nào có đến 8 người con đều là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ

Cố Giáo sư Nguyễn Lân là giáo sư, nhà giáo nhân dân, nhà biên soạn từ điển, học giả nổi tiếng của Việt Nam. Ông cống hiến trọn đời cho nền giáo dục, được xem là người có công lớn trong việc xây dựng bộ môn và khoa tâm lí học, giáo dục học của hệ thống các trường Sư phạm ở Việt Nam.

Nghị lực và lửa yêu nghề của Giáo sư Nguyễn Lân đã truyền lại cho 8 người con, tất cả đều hiếu học. Dù theo đuổi những chuyên ngành khác nhau nhưng cả 8 người con - 7 trai 1 gái - của cố Giáo sư Nguyễn Lân đều chọn nghề làm thầy cao quý, đó là thầy giáo và thầy thuốc.

Giáo sư - tiến sĩ khoa học - nhạc sĩ Nguyễn Lân Tuất [người con cả của giáo sư Nguyễn Lân]: Người Việt Nam đầu tiên được tổng thống Nga Vladimir Putin phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Công huân Liên bang Nga năm 2001.

Tiến sĩ Nguyễn Tề Chỉnh [người con thứ hai]: Nguyên giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Giáo sư - tiến sĩ - nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng [người con thứ ba]: Một trong những nhà khoa học đầu ngành vi sinh vật học, chuyên gia cao cấp Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học; đại biểu Quốc hội các khóa X, XI, XII.

Phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Lân Cường [người con thứ tư]: Nghiên cứu viên cao cấp, chuyên gia đầu đàn của bộ môn cổ nhân học; Phó Tổng Thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam, giảng viên Khoa Lịch sử - Đại học Quốc gia Hà Nội.Giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Lân Hùng [người con thứ năm]: Tổng Thư ký Hội Các ngành sinh học Việt Nam, giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Lân Tráng [người con thứ sáu]: Giảng viên Bộ môn Hệ thống điện - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Giáo sư - tiến sĩ - thầy thuốc nhân dân Nguyễn Lân Việt [người con thứ bảy]: Viện trưởng Viện Tim mạch, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, nguyên hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội.

Phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Lân Trung [người con út]: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.

Trên đây Hoatieu.vn đã gửi đến bạn đọc một số truyền thống của gia đình, dòng họ. Để biết thêm các thông tin hữu ích khác, mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Các bài viết liên quan:

Video liên quan

Chủ Đề