Bài tập nâng cao về từ đồng nghĩa lớp 7

Bài tập nâng cao về Từ đồng nghĩa Lớp 5 [Có đáp án]

Bài 1: Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa [được gạch chân] trong các dòng thơ sau:

a] Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao. [Nguyễn Khuyến]

b] Tháng Tám mùa thu xanh thắm. [Tố Hữu]

c] Một vùng cỏ mọc xanh rì. [Nguyễn Du]

d] Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc. [Chế Lan Viên]

e] Suối dài xanh mướt nương ngô. [Tố Hữu]

Lời giải:

a] Xanh một màu xanh trên diện rộng.

b] Xanh tươi đằm thắm.

c] Xanh đậm và đều như màu của cây cỏ rậm rạp.

d] Xanh lam đậm và tươi ánh lên.

e] Xanh tươi mỡ màng.

Bài 2:Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa [in đậm] trong các tập hợp từ sau:

a] “… những khuôn mặttrắng bệch, những bước chân nặng như đeo đá.”

b] Bông hoa huệtrắng muốt.

c] Đàn còtrắng phau.

d] Hoa ban nởtrắng xóanúi rừng.

Lời giải:

a] Trắng bệch: trắng nhợt nhạt, thiếu sức sống

b] Trắng muốt: màu trắng đều, ánh lên ánh sáng

c] Trắng phau: trắng tuyệt đối, không pha lẫn tạp chất

d] Trắng xóa: trắng đến lóa mắt trên một diện rộngBài tập nâng c

Bài 3 : Tìm từ lạc trong dãy từ sau và đặt tên cho nhóm từ còn lại:

a]Thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân.

b] Thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thủ công nghiệp,thợ hàn, thợ mộc,thợ nề, thợ nguội.

c]Giáo viên, giảng viên, giáo sư, kĩ sư, nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo.

Lời giải:

a] Chỉ nông dân [từ lạc :thợ rèn]

b] Chỉ công nhân và người sản xuất thủ công nghiệp [từ lạc :thủ công nghiệp]

c] Chỉ giới trí thức [ từ lạc :nghiên cứu]

Bài 4: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu dưới đây:

a] Câu văn cần được [đẽo, gọt, gọt giũa, vót, bào] cho trong sáng và súc tích

b] Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa [đỏ au, đỏ bừng, đỏ đắn, đỏ hoe, đỏ gay, đỏ chói, đỏ quạch, đỏ tía, đỏ ửng].

c] Dòng sông chảy rất [hiền hoà, hiền lành, hiền từ, hiền hậu] giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.

Lời giải:

a] Gọt giũa

b] Đỏ chói.

c] Hiền hoà

Bài 6: Tìm và điền tiếp các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ ra nghĩa chung của từng nhóm:

a] Cắt, thái,…

b] To, lớn,…

c] Chăm, chăm chỉ,…

Lời giải:

a] …xắt, xắn, xẻo, pha, chặt, băm, chém, phát, xén, cưa, xẻ, bổ,…

[Nghĩa chung: chia cắt đối tượng thành những phần nhỏ [bằng dụng cụ] ]

b]…to lớn, to tướng, to tát , vĩ đại,…

[Nghĩa chung: Có kích thước , cườngđộ quá mức bình thường ]

c] …siêng năng, chịu khó, cần cù, chuyên cần,…

[Nghĩa chung: Làm nhiều và làm đều đặn một việc gì đó]

Bài 7: Viết đoạn văn sử dụng từ đồng nghĩa:

Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống tương thân tương ái. Trong quá khứ, chúng ta đã đoàn kết lại, đùm bọc lẫn nhau vượt qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Năm 1945, khi nhân dân ta phải đối mặt với “giặc đói”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Một nắm khi đói, bằng một gói khi no” được nhân dân hưởng ứng. Các hũ gạo cứu đói đã thể hiện tinh thần của người dân Việt Nam. Đến hiện tại, tinh thần đó vẫn được giữ gìn và phát huy Nhiều chương trình từ thiện đã thể hiện được tinh thần nhân ái giữa con người. Có thể kể đến những cái tên quen thuộc như “Cặp lá yêu thương”, “Việc tử tế”... của Đài truyền hình Việt Nam đã giúp đỡ được biết bao mảnh đời khó khăn trong xã hội… Ngay trong những ngày đầy sóng gió của năm 2020 vừa qua, khi đất nước phải đối mặt với đại dịch Covid-19 thì tinh thần ấy lại càng lớn mạnh. Đó là những điểm phát lương thực thực phẩm miễn phí cho những người khó khăn. Những chính sách hỗ trợ từ Đảng và Nhà nước đến những người nghèo. Hay những y bác sĩ nguyện xung phong lên tuyến đầu chống dịch. Họ không ngại phải đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh để có thể cứu chữa cho bệnh nhân của mình. Hình ảnh bác sĩ với những vết hằn đỏ trên mặt vì phải đeo khẩu trang liên tục ngày này qua ngày khác thật sự khiến chúng ta cảm thấy xúc động. Như vậy, thế hệ mai sau có trách nhiệm bảo vệ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Từ đồng nghĩa: giữ gìn, bảo vệ

Những dạng bài tập luyện từ và câu lớp 5 trong đó bao gồm những bài tập về từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa. Các dạng bài tập về từ này sẽ giúp các em ôn tập và nâng cao được kiến thức. Để làm được những dạng bài tập này các em cần hiểu được rõ khái niệm của các loại từ.

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh [thường là chữ viết, cách đọc giống nhau] nhưng khác hẳn về nghĩa. Muốn hiểu được từ đồng âm đó thì từ đó phải đặt vào lời nói hay câu văn cụ thể. Ngoài ra chúng ta có thể dựa vào từ đồng âm để tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa. Gây thú vị cho người đọc và người nghe.

Từ đồng nghĩa là những từ giống nhau hoặc gần giống nhau về nghĩa. Từ đồng nghĩa được chia thành 2 loại:

– Từ đồng nghĩa hoàn toàn: Là những hoàn toàn giống nhau về nghĩa. Được dùng như nhau và có thể thay thế cho nhau.

Có thể bạn quan tâm:  Từ nhiều nghĩa là gì? Khái niệm - Ví dụ minh họa

– Từ đồng nghĩa không hoàn toàn là những từ có nghĩa gần giống nhau. Nhưng có sắc thái biểu cảm khác nhau. Không phải lúc nào cũng thay thế được cho nhau. Chúng ta cần cân nhắc lựa chọn từ cho phù hợp.

Khái niệm về từ trái nghĩa và từ nhiều nghĩa

Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa đối lập nhau trong mối quan hệ đương liên, chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh các khái niệm.

Từ nhiều nghĩa là những từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ lúc nào cũng có mối liên hệ với nhau.

Khi đã hiểu rõ được khái niệm của các loại từ thì các em sẽ dễ dàng phân biệt được các loại từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa. Mong rằng những bài tập dưới đây sẽ giúp các em ôn tập và nâng cao được kiến thức.

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Sưu tầm: Hải Anh

CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC

Phần I: XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC:

BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH CHUYÊN ĐỀ   

Chuyên đề:  TỪ XÉT VỀ NGHĨA VÀ ÂM

* Lí do xây dựng chuyên đề :

  - Nội dung chương trình Ngữ văn lớp 7 có 3 tiết học về lớp từ xét về quan hệ nghĩa và âm [Từ đồng nghĩa, Từ trái nghĩa và Từ đồng âm] ở ba tuần khác nhau. Những kiến thức này , các em đã được học ở Tiểu học.  Để giúp học sinh nắm chắc kiến thức lớp từ vựng này một cách có hệ thống và sử dụng tốt trong khi giao tiếp, tôi đã  xây dựng chuuyên đề “Từ xét về nghĩa và âm” với thời lượng ba tiết : 35,36,37. Chủ đề được thực hiện ở tuần 9,10 của học kì I.

  - Giúp giáo viên thực hiện việc xây dựng chương trình, kế hoặch dạy học theo chuuyên đề phù hợp với đối tượng học sinh, theo định hướng đổi mới PPDH, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.

BƯỚC 2: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ

   Qua chủ đề giáo viên giúp HS

1. Kiến thức:

  - Hiểu được khái niệm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm . [ HS đã học từ ở bậc Tiểu học ]

  -  Nắm được các loại từ đồng nghiã: Từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hòan toàn.

 - Tác dụng của việc sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa,từ đồng âm   trong văn bản.

2. Kĩ năng:

  - Nhận biết từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm trong văn bản; phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn, phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.

  - Sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm  phù hợp với ngữ cảnh; phát hiện lỗi và chữa lỗi dùng từ đúng nghĩa; nhận biết hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm.

- Ra quyết định : lựa chon cách sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm  phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân

- Giao tiếp : trình bày suy nghĩ , ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm.

3. Thái độ:

   - Tự giác học tập, có ý thức sử dụng linh hoạt từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm trong giao tiếp.

  - Có thái độ cẩn trọng, tránh gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng đồng âm.

 4. Phẩm chất, năng lực cần hướng tới :

   - Năng lực nhận diện từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm trong VB và trong giao tiếp.

   - Năng lực tư duy sáng tạo: linh hoạt trong sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

    - Năng lực hợp tác nhóm, cặp đôi trong việc giải quyết các nội dung bài học .

    - Năng lực giao tiếp khi trình bày nội dung bài học.

    - Thưởng thức thẩm mĩ: Cảm nhận được ý nghĩa biểu cảm của từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm để sử dụng phù hợp.  

  BƯỚC 3 : XÂY DỰNG NỘI DUNG CHỦ ĐỀ :

1. Thế nào là từ đồng nghĩa.

   a. Ngữ liệu – Sgk/113

   b. Kết luận:   * Ghi nhớ1 - Sgk/114

2. Các loại từ đồng nghĩa

   a. Ngữ liệu : sgk /114

   b. Kết luận:  * Ghi nhớ 2 – Sgk/114

3. Sử dụng từ đồng nghĩa.

   a. NL: SGK/115

   b. Kết luận: * Ghi nhớ 3/115

1. Thế nào là từ trái nghĩa:

   a. Ngữ liệu: - Sgk/128

   b ] Kết luận – Ghi nhớ 1- Sgk/128

3. Sử dụng từ trái nghĩa.

   a. Ngữ liệu: - Sgk/128

   b] Kết luận: Ghi nhớ 2- Sgk/128

1. Thế nào là từ trái nghĩa:

   a. Ngữ liệu: Sgk/135

   b.Kết luận: Ghi nhớ 1- Sgk/135

3. Sử dụng từ đồng nghĩa.

    a. Ngữ liệu: Sgk/135

     b.Kết luận: Ghi nhớ 2- Sgk/136

   B. LUYỆN TẬP :

     - Thực hành luyện bài tập tương ứng với các cấp độ tư duy

      + Câu hỏi và bài tập nhận biết

      + Câu hỏi và bài tập thông hiểu

      + Câu hỏi và bài tập vận dụng [vân dụng thấp / vận dụng cao]

  BƯỚC 4 : XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ CÁC CẤP ĐỘ TƯ DUY.

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Thấp

Cao

- HS nhận biết, nhớ được khái niệm, đặc điểm từ đồng nghĩa.[Từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn].từ trái nghĩa, từ đồng âm.

- Nhận biết tác dụng của việc sử dụng đồng nghĩa, từ trái nghĩa , từ đồng âm trong văn bản

-HS  hiểu, phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn.

- HS phân biệt được từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.

- HS hiểu được tác dụng của việc sử dụng đồng nghĩa, từ trái nghĩa , từ đồng âm trong văn bản, giao tiếp

- Tìm được các từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm đã cho

- Phát hiện  lỗi và chữa lỗi dùng từ từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ trái nghĩa trong văn bản

- Đặt được  câu có sử dụng từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ trái nghĩa trong văn bản

- Bước đầu biết phân tích giá trị của việc dùng từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ trái nghĩa trong văn bản, trong giao tiếp.

- Sử dụng, lựa chọn từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ trái nghĩa phù hợp khi nói, viết.

- Viết 1 đoạn văn trong đó có sử dụng

từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ trái nghĩa 

 BƯỚC 5: BIÊN SOẠN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC CẤP ĐỘ TƯ DUY :

1. CÂU HỎI – BÀI TẬP NHẬN BIẾT:

Câu 1: Từ đồng nghĩa là gì ?

A - Là những từ viết giống nhau, đọc giống nhau, có nghĩa giống nhau.

B - Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

C - Là những từ viết và có nghĩa  giống nhau .

D - Cả 3 trường hợp trên đều sai.

* Đáp án : B

Câu 2 : « là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với  nhau ». Khái niệm trên ứng với :

  1. Từ nhiều nghĩa.                      B. Từ trái nghĩa
  1. Từ đồng nghĩa                        D. Từ đồng âm

* Đáp án : D

Câu 3: Tác dụng của từ trái nghĩa là gì ?

  1. Tăng giá trị biểu cảm cho lời nói.
  2. Tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
  3. Tạo cách nói sinh động giàu giá trị biểu cảm.
  4. Cả A,B.

* Đáp án : B

Câu 4 : Các từ đồng nghĩa với nhau có đặc điểm gì khi sử dụng ?

  1. Có thể thay thế cho nhau.
  2. Không thể thay thế cho nhau.
  3. Tùy thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm mà có thể thay hay không thay thế cho nhau.

* Đáp án : C

Câu 5 :  Để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm cần chú ý điều gì ?

  1. Chú ý đến ngữ cảnh.
  2. Chú ý đến cách phát âm của từ.
  3. Chú ý đến các từ đồng âm.

* Đáp án : A

2. CÂU HỎI – BÀI TẬP THÔNG HIỂU:

Bài 1- sgk/115:  Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ đã cho:

Từ đã cho

 - Gan dạ 

 - Nhà thơ 

 - Mổ xẻ   

 - Của cải  

 - Nước ngoài

 - Chó biển  

 - Đòi hỏi   

 - Năm học   

 - Loài người  

 - Thay mặt   

Đáp án

- Can đảm

- Thi sĩ , thi nhân

- Phẫu thuật

- Tài sản

 - Ngoại quốc

- Hải Cẩu

- Nhu cầu

- Niên khoá.

- Nhân loại

- Đại diện

 Bài tập 2- sgk/115: Tìm từ có gốc Ấn – Âu đồng nghĩa với các từ sau:

Từ đã cho

- Máy thu thanh

- Sinh tố

- Xe hơi

- Dương cầm

Đáp án

- Ra- đi- ô

- Vi- ta – min.

- Ô – tô

- Pi- a- nô.

Bài tập 3- sgk/115: Tìm một số từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân [phổ thông]

                       Đáp án

- hòm = rương 

- thìa = muỗng

-  mũ = nón

- Muôi = vá.

- bát = chén

- ô = dù

- Bố [Cha] = Tía, ba, thầy, cậu...

- Mẹ = má, bầm, bu....

- cô = o

....

Bài 1- Sgk/129. Những từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ sau:

                  Đáp án:

       - Lành  >< rách

       -  Giàu >< nghèo

       - Ngắn  >< dài

       -  Sáng  > Các nghĩa này đều có nét nghĩa “bộ phận” [phần] làm cơ sở chung để phát triển nghĩa

 => Hiện tượng chuyển nghĩa của từ để tạo ra từ nhiều nghĩa [nghĩa gốc và nghĩa chuyển]

b] Tìm từ đồng âm với danh từ “cổ” và cho biết nghĩa của từ đó.

         Đáp án

 - Cổ người: bộ phận cơ thể nối đầu với thân

 - Đồ cổ, cổ kính : cũ, xưa

 - Cổ động : cổ vũ, động viên

 -> từ đồng âm

 Bài tập 9: chữa từ dùng sai :

         Đáp án

  - hưởng lạc nên thay bằng hưởng thụ

  - bao che nên thay bằng che chở

  - giảng dạy nên thay bằng dạy

  - trình bày nên thay bằng trưng bày

Bài tập 8 --sgk/117

 Đặt câu với mỗi từ: bình thường, tầm thường, kết quả, hậu quả

     Đáp án  VD:

    - Bác Hồ là một con người bình thường những vĩ đại.

   - Thấy bạn bè tiến bộ hơn mình mà khó chịu thì đó là một thái độ tầm thường.

   - Kết quả học tập tốt bao giờ cũng là những phần thưởng xứng đáng cho những em học sinh chăm học.

   - Hậu quả của sự dói trá là sẽ chẳng còn ai tin mình nữa.          

Bài tập3 - sgk/136:  Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm [mỗi câu phải có cả hai từ đồng âm]:   

     Đáp án  VD:

* bàn [DT] – bàn [ĐT]

 - Chúng tôi ngồi vào bàn để bàn một số công việc.

* Sâu [DT] – sâu [TT]

  - Sâu ăn rau làm lá bị sâu lỗ chỗ.

* Năm [DT] – năm [ST]

  - Bạn Năm có năm cái bút.

  - Năm nay cháu vừa tròn năm tuổi.

4. Bài tập [bài 4 - sgk/136]: Anh chàng trong câu chuyện đã sử dụng biện pháp gì để không trả lại vạc cho người hàng xóm? Nếu em là viên quan xử kiện, em sẽ làm thế nào để phân rõ phải trái?

    Đáp án 

a]- Anh chàng đã sử dụng biện pháp dùng từ đồng âm để lấy lí do không trả cái vại cho hàng xóm.

   + Vạc đồng [1]: Đồng chỉ một kim loại màu.

   + Vạc đồng [2]: [Đồng:  Ruộng đồng, địa danh, không gian.]

b. Nếu sử dụng biện pháp chặt chẽ về văn cảnh mà hỏi anh chàng nọ rằng: “Vạc của ông hàng xóm là vạc bằng đồng cơ mà?” -> thì anh chàng nọ sẽ phải chịu thua.

Bài tập 5: [ bổ sung]

a] Theo em từ “ xuân” trong hai câu thơ sau có phải là hiện tượng đồng âm không? Vì sao?

                          Mùa xuân1 là tết trồng cây

                         Làm cho đất nước ngày càng xuân2

 b] Xác định từ đồng âm trong bài ca dao sau:

Bà già đi chợ câu Đông

Bói xem một quẻ lấy chống lợi1 chăng

Thầy bói gieo quẻ nói rằng

                                     Lợi2 thì có lợi2 nhưng răng chẳng còn

        Đáp án 

a]

Mùa xuân1 là tết trồng cây

Làm cho đất nước ngày càng xuân2

-> là từ nhiều nghĩa

Xuân1:mùa trong năm thời tiết ấm áp, cây cối xanh tốt

Xuân2: sự phát triển của đất nước [sức xuân]

-> Nghĩa có liên quan với nhau

b] - Lợi1: ích lợi

    - Lợi2: [ mối quan hệ trong câu] : bộ phận bao quanh răng

Gv: Tác giả dân gian đã lợi dụng hiện tượng đồng âm để chơi chữ -> tạo sự hóm hỉnh, châm biếm trong bài ca dao

4. CÂU HỎI – BÀI TẬP VẬN DỤNG CAO:

Bài 4 * Bài tập bổ sung:

a]Tìm từ trái nghĩa trong bài  ca dao và tác dụng:

                   Đáp án :

          Nước non lận đận một mình

  Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

         Ai làm cho bể kia đầy

  Cho ao kia cạn cho gầy cò con

                   Đáp án :

* Từ trái nghĩa

         lên >< xuống              đầy >̣n

* Tác dụng: Dùng trong phép đối ,tạo nên những hình ảnh tương phản, gây ấn tượng mạnh cho người đọc, làm nổi bật nỗi vất vả, cự nhọc của nhân vật trữ tình – Con cò [người nông dân trong xã hội xưa

b]Tìm từ trái nghĩa trong đoạn thơ và tác dụng:

             Thiếu tất cả ta rất giàu dũng khí,

             Sống chẳng cúi đầu, chết vẫn ung dung.

           Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hóa anh hùng,

           Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo.

                                                      [Tố Hữu]

Đáp án :

* Từ trái nghĩa

   Thiếu >< chết    nhân nghĩa >

* Tác dụng:  Tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh. Nổi bật tư thế hiên ngang, bất khuất của con người Việt Nam.

 Bài tập 5[bài  4/129]:

   - Viết đoạn văn ngắn [ 15 dũng] về tình cảm quê hương, có sử dụng từ trái nghĩa.

Gạch chõn từ trái nghĩa đú.

     * Đáp án :

+ Hình thức : Đảm bảo cấu trúc một đoạn văn biểu cảm. Số câu [ 15 câu] 

                      Diễn đạt lưu loát, biết dùng từ đặt câu, Không mắc lỗi chính tả.                    

                       Gạch chân tõ tr¸i nghÜa .

+ Nội dung : Đúng chủ đề, có lôgic, mạch lạc.thể hiện cảm xúc chân thành. Có sự sáng tạo.

                     Sử dụng hợp lí, đúng các cặp từ  trái nghĩa.

Phần II: THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ [Soạn giảng]

   Tiết 35,36,37:    Chuyên đề:     TỪ XÉT VỀ NGHĨA VÀ ÂM

  A. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ:

1. Kiến thức:

  - Hiểu được khái niệm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm . [ HS đã học từ ở bậc Tiểu học ]

  -  Nắm được các loại từ đồng nghiã: Từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hòan toàn.

 - Tác dụng của việc sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa,từ đồng âm   trong văn bản.

2. Kĩ năng:

  - Nhận biết từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm trong văn bản; phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn, phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.

  - Sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm  phù hợp với ngữ cảnh; phát hiện lỗi và chữa lỗi dùng từ đúng nghĩa; nhận biết hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm.

- Ra quyết định : lựa chon cách sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm  phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân

- Giao tiếp : trình bày suy nghĩ , ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm.

3. Thái độ:

   - Tự giác học tập, có ý thức sử dụng linh hoạt từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm trong giao tiếp.

  - Có thái độ cẩn trọng, tránh gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng đồng âm.

 4. Phẩm chất, năng lực cần hướng tới :

   - Năng lực nhận diện từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm trong VB và trong giao tiếp.

   - Năng lực tư duy sáng tạo: linh hoạt trong sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

    - Năng lực hợp tác nhóm, cặp đôi trong việc giải quyết các nội dung bài học .

    - Năng lực giao tiếp khi trình bày nội dung bài học.

    - Thưởng thức thẩm mĩ: Cảm nhận được ý nghĩa biểu cảm của từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm để sử dụng phù hợp.

  II. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC :

     1. Hình thức: Tổ chức ở trên lớp

     2. Phương pháp, kĩ thuật: Phương phỏp tớch cực và quan điểm tớch hợp; nêu vấn đề, phân tích theo mẫu, thảo luận nhóm, đặt cõu hỏi, giao nhiệm vụ, …

  III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

  1. Phương tiện: bảng lớp, bảng phụ, PHT, bút dạ

  2. Học liệu: SGK, sách giáo viên Ngữ văn 7, TLTK Ngữ văn 7

Video liên quan

Chủ Đề