Trẻ sơ sinh có uống được thuốc nam không

Trừ khi cho trẻ nằm viện, việc cho uống thuốc là của các bậc cha mẹ. Nhiều người lo lắng rằng: nên cho trẻ uống bao nhiêu là vừa và phải cho uống như thế nào?

Liều lượng thuốc thường do bác sĩ chỉ định hoặc đối với những thuốc không cần kê toa thì liều lượng có ghi trên vỏ hộp thuốc. Cần phải biết rõ liều lượng thuốc cho trẻ trước khi đưa trẻ từ bệnh viện về nhà. Đối với trẻ nhỏ, liều lượng thuốc thường căn cứ theo trọng lượng của trẻ. Cho trẻ uống thuốc quá ít hoặc quá nhiều đều mang đến rủi ro cho sức khỏe của trẻ. Vì vậy, phụ huynh cần nắm rõ trọng lượng của con trẻ.

Thời gian và khoảng cách thời gian cho trẻ uống thuốc cũng rất quan trọng. Phụ huynh cần hỏi kỹ bác sĩ tại bệnh viện. Nếu trẻ em dùng nhiều loại thuốc vào những thời điểm khác nhau trong ngày, tốt nhất phụ huynh nên nhờ y tá viết ra một thời khóa biểu dùng thuốc rõ ràng để bạn có thể theo đó mà cho trẻ uống thuốc. Một điều khác cần lưu ý là có nhiều loại thuốc trẻ cần uống khi bụng đói, có nhiều loại thuốc phải uống ngay sau khi ăn. Phụ huynh cần phải biết loại thuốc mà trẻ sẽ uống rơi vào trường hợp nào.


Ảnh minh họa

Dụng cụ dùng để đong thuốc cũng rất quan trọng. Đối với dạng thuốc lỏng thì nên dùng những loại muỗng, tách có chia vạch có bán kèm theo chai thuốc. Không nên dùng các loại muỗng ăn thông thường ở nhà bếp vì có thể làm sai lạc liều lượng thuốc. Riêng đối với ống nhỏ đếm giọt thuốc, lọ thuốc nào phải dùng ống nhỏ ấy. Không được dùng ống nhỏ của lọ thuốc này để đếm giọt ở lọ thuốc khác.

Đối với dạng thuốc lỏng, nếu nhãn thuốc yêu cầu phải lắc lọ trước khi dùng thì cần lắc mạnh lo thuốc liên tục trong khoảng 30 giây.

Đối với trẻ sơ sinh, việc cho uống thuốc càng khó hơn. Trẻ sơ sinh chỉ có thể thích hợp với thuốc dạng lỏng. Để trẻ ở vị trí giống như khi cho trẻ bú mẹ hoặc cho ngồi ở ghế cao. Từ từ cho thuốc vào một bên má của trẻ [không nên cho thuốc nước vào ngay sau cuống họng vì thuốc có thể làm cho trẻ bị ho, sặc, nghẹt thở...] sau đó dùng tay ấn nhẹ 2 bên má của trẻ để thuốc được trẻ nuốt vào. Cũng có thể dùng núm vú cao su để đưa thuốc vào cơ thể của trẻ. Cho thuốc vào bình sạch, cho thêm vài muỗng nước sạch và đảo đều bình nhằm để thuốc phân tán đều. Sau đó cho trẻ bú đến hết thuốc. Tráng bình bằng 2 hoặc 3 muỗng canh nước sạch rồi cho trẻ bú tiếp.

Đối với những trẻ lớn hơn thì chúng đã có thể dùng thuốc dưới dạng viên nén hoặc viên nang. Một số loại viên nén có thể cà nhuyễn, một số viên nang có thể tháo ra để lấy phần bột thuốc bên trong. Tuy nhiên, không phải thuốc nào cũng có thể cà nhuyễn hoặc tháo bỏ nang thuốc. Cần phải hỏi bác sĩ, dược sĩ, y tá tại bệnh viện xem những loại thuốc mà trẻ sẽ dùng có thể cà nhuyễn hoặc tháo rời nang hay không. Thuốc sau khi cà nhuyễn hoặc tháo ra khỏi nang phải được cho trẻ uống ngay. Không nên để lâu vì sẽ làm thuốc bị biến chất.

Thông thường trẻ em thường thích một loại hương vị “ruột” nào đó. Vì vậy, cần tìm hiểu sở thích của trẻ để chúng dễ dàng chấp nhận việc uống thuốc. Đa số các loại thuốc dạng lỏng dành cho trẻ em đã được bào chế theo nhiều mùi vị khác nhau, cam, dâu, vanilla, chocolate...

Đối với những loại thuốc quá đắng, cần nên cho trẻ ngậm một mẫu nước đá nhỏ. Nhiệt độ lạnh trên lưỡi sẽ khiến trẻ không còn cảm nhận được vị đắng. Điều quan trọng phụ huynh cần lưu ý là không nên “đánh lừa” trẻ bằng cách nói thuốc là kẹo, là chè, là sirô... Vì lần sau chúng gặp một viên thuốc đánh rơi và chúng cứ nghĩ đấy là kẹo, hoặc thấy một lọ thuốc thì cứ nghĩ là sirô.

Trong trường hợp bận bịu công việc hoặc vì lý do nào đó mà bạn quên cho trẻ uống thuốc thì bạn lập tức cho chúng uống ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, tại thời điểm mà bạn nhớ ra thì cũng gần thời điểm để uống liều kế thì bỏ hẳn liều đã quên. Chờ đến thời gian liều kế rồi cho trẻ uống như bình thường [chỉ là một liều bình thường chứ không được gấp đôi liều để bù cho liều đã quên].

Thời gian dùng thuốc trong bao lâu cần phải theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý ngưng thuốc khi thấy đứa trẻ mạnh khỏe trở lại. Cũng như không được tự ý tăng liều hoặc sử dụng thuốc lâu dài khi thấy đứa trẻ vẫn còn yếu.

Trước khi cho trẻ uống thuốc cần rửa tay sạch bằng xà phòng và lau tay khô bằng khăn sạch. Tất cả dược phẩm đều phải để tránh xa tầm với của trẻ em.

DS. NGUYỄN BÁ HUY CƯỜNG

[Khoa Dược- ĐH Murdoch- Úc]

Mẹ uống thuốc nam để lợi sữa khiến trẻ sơ sinh nguy kịch

[NLĐO] - Sau khi sinh, người mẹ đã uống thuốc nam để tốt cho sức khoẻ và giúp lợi sữa, nhưng chỉ ít ngày sau, trẻ sơ sinh phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

  • Mất khả năng "chuyện ấy" sau khi uống 10 thang thuốc nam chữa tiền liệt tuyến

  • Ăn nhiều giò heo để lợi sữa là sai?

Mẹ uống thuốc lá để lợi sữa nhưng lại gây nguy hiểm cho sức khoẻ con trẻ

Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí [tỉnh Quảng Ninh] cho biết vừa tiếp nhận bệnh nhi Đinh Tuệ A. [24 ngày tuổi ở Quảng Ninh] nhập viện trong tình trạng tím tái, bú kém, vàng da toàn thân, bụng chướng, có cơn ngừng thở. Trẻ được chẩn đoán suy hô hấp cấp.

Gia đình cho biết trẻ là con thứ 2, sinh bằng phương pháp sinh mổ, trẻ khỏe mạnh. Sau khi xuất viện, gia đình nghe có người mách uống một số loại thuốc nam là lá cây có tác dụng tốt cho sức khỏe mẹ, giúp lợi sữa. Gia đình có nghe và làm theo. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau khi mẹ uống thuốc lá, trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn có biểu hiện nôn, trớ nhiều, bú kém, mệt, tím tái nên gia đình đã đưa trẻ tới bệnh viện.

Theo bác sĩ Vương Thị Hào, Trưởng Khoa sơ sinh, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, ngay khi tiếp nhận bệnh nhi, các bác sĩ đã tiến hành hồi sức cấp cứu, hỗ trợ hô hấp, truyền dịch và tạm ngừng cho trẻ bú mẹ. Đến thời điểm này, sau 4 ngày điều trị, sức khỏe trẻ ổn định, tự thở tốt, hồng hào và bú mẹ tốt, không còn tình trạng nôn trớ, tím tái.

Cũng theo bác sĩ Hào, việc sử dụng các biện pháp theo quan điểm dân gian tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Đặc biệt đối với những phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú cần được sử dụng các thực phẩm có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng. Không nên sử dụng các thực phẩm, các loại thuốc nam không rõ nguồn gốc hay lá cây không rõ tác dụng. Với trường hợp này, bệnh nhi tím tái, có cơn ngừng thở nếu không được cấp cứu kịp thời, cơn ngừng thở kéo dài sẽ nguy kịch đến tính mạng trẻ.

H.Anh

LÀM MẸTiêm chủng cho trẻ 0 - 12 tháng

Mình có chị họ, là TK hay PK [không nhớ rõ, đại khái cũng chức sắc] y học cổ truyền của một BV lớn. Mình cắt thuốc bắc ở chỗ chị dùng thấy khá tốt, cho đứa con lớn uống từ 3 tuổi thấy cũng có tác dụng. Nhưng khi mình hỏi cắt thuốc cho đứa nhỏ [18 tháng], vì nó cũng ho hắng nhiều quá mãi không khỏi hẳn thì chị khuyên là không nên cho trẻ nhỏ, dưới 2 tuổi dùng thuốc bắc, thuốc nam. Vì nghiên cứu về tác dụng phụ của thuốc không đủ, chất lượng thuốc hiện nay cũng không đảm bảo được 100% [thầy lang, hay bác sỹ đâu có tự trồng được thuốc, lại chả có phương tiện kiểm nghiệm nào khoa học tí cả]. :2: Nghe chính người trong nghề nói thế, nên mình hơi chột dạ. Theo mình trẻ nhỏ, nhất là dưới 1 tuổi các mẹ nên rất, rất thận trọng trong việc cho con uống thuốc. Đừng bao giờ nghĩ thuốc nam, thuốc bắc thì không có tác dụng phụ, uống vô tư. Tấm gương nhãn tiền là một người to khỏe vừa đột tử vì thuốc giảm béo đấy. Trong các vị thuốc bắc, cũng chả thiếu vị là thuốc độc, có thể giết người. Ảnh hưởng lâu dài ra sao thì càng không thể biết được. Nhất là các bài thuốc "gia truyền" không có đơn ghi rõ thành phần, thầy thuốc không đăng ký hành nghề, không có bất cứ một sự giám sát nào, dù là sơ sài nhất... thì lại càng phải thận trọng. Một vài ý kiến xin chia sẻ nỗi lo chung với các bà mẹ, có con cứ hay ốm đến sốt ruột như mình! :6:

Video liên quan

Chủ Đề