Tỷ phú âm nhạc dân tộc là ai

Nghệ sỹ Đức Dậu đã dành cho phóng viên Dân trí một buổi trao đổi đặc biệt về quan điểm của ông nhìn nhận giới trẻ ngày nay với âm nhạc dân tộc. Qua đó, ông mạnh dạn thay đổi trong phong cách, tăng tiết tấu để âm nhạc dân tộc thích hợp với xu hướng và làm cho giới trẻ dễ hiểu hơn, dễ gần hơn…

Nhân dịp này ông đã tặng cho đọc giả Dân trí một tiết mục ngắn có thể tạm gọi là chưa bao giờ diễn với sự góp mặt của vợ và con trai. Đại gia đình biểu diễn một tiết mục vô cùng độc đáo với đàn đá [con trai Nghệ sỹ Đức Dậu phụ trách], đàn T’rưng [vợ nghệ sỹ phụ trách] và nghệ sỹ Đức Dậu  với vai trò “nhạc trưởng” phụ trách trống, tù và, lục lạc…

Kho tàng nhạc cụ dân tộc của nghệ sĩ Đức Dậu.

Nghệ sĩ Đức Dậu và cây đàn chapi gắn bó nhiều năm.

Nghệ sĩ Đức Dậu cùng con trai biểu diễn nhạc cụ.

Nghệ sĩ Đức Dậu biểu diễn với nhạc cụ Tù và.

Màn biểu diễn của gia đình nghệ sĩ Đức Dậu dành tặng độc giả Dân trí

Phạm Nguyễn [thực hiện]

Lưu giữ “hồn” cho nhạc dân tộc

Cố nhạc sư – nghệ sĩ nhân dân Vũ Tuấn Đức

Sinh thời, cố nhạc sư Vũ Tuấn Ðức là bậc kỳ tài, tinh thông nhiều loại nhạc cụ dân tộc, am hiểu sâu sắc âm nhạc dân gian Việt Nam. Ông đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho sự phát triển ngành âm nhạc cổ truyền, đặc biệt đã biên soạn chương trình, giáo trình cho các nhạc cụ dân tộc đưa vào giảng dạy chuyên nghiệp ở bậc sơ học và trung học.

Nhạc sư Vũ Tuấn Ðức cũng là người đầu tiên thực hiện cách ghi nhạc bằng năm dòng kẻ, góp phần lưu giữ, truyền bá và phát triển âm nhạc Việt Nam. Ông có nhiều đề xuất cải tiến nhạc cụ dân tộc và kỹ thuật diễn tấu nhạc cụ dân tộc. Một trong những sáng tạo của ông là cây nguyệt đại, dựa vào cây đàn nguyệt cổ truyền.

Sinh ra ở làng Phi Liệu, huyện Vụ Bản [Nam Ðịnh], trước Cách mạng Tháng Tám, nhạc sư Vũ Tuấn Ðức đã cùng một số nghệ sĩ trong nhóm cổ nhạc thành lập Ban quốc nhạc ở Hà Nội, quảng bá âm nhạc dân tộc. Cách mạng Tháng Tám thành công, ông tích cực cùng gánh hát đi diễn tuồng, chèo với nhiều nội dung tuyên truyền và cổ vũ cho cách mạng, phục vụ đông đảo nhân dân.

Năm 1950, nhạc sư đã cùng với những người bạn của mình là ông Tam Lang, Văn Thuật và một số thương gia thành lập Hội chấn hưng chèo cổ, lập ra rạp Lạc Việt. Sau khi hoà bình lập lại, năm 1954, ông tham gia Đoàn chèo trung ương, sau đó về công tác ở Vụ Nghệ thuật [nay là Cục Nghệ thuật biễu diễn].

Năm 1956, ông là một trong những nhà giáo đầu tiên của Trường Âm nhạc Việt Nam [nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam], và là Chủ nhiệm Khoa Dân tộc [nay là Khoa Âm nhạc Truyền thống]. Năm 1958, ông được Bộ Văn hóa Thông tin cử đi dự Ðại hội âm nhạc Mùa xuân ở Praha [Tiệp Khắc]. Với những cống hiến của mình cho âm nhạc dân tộc, sau đó, nhạc sư Vũ Tuấn Ðức đã được tín nhiệm và bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Ban Chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam.

Trong suốt thời gian hoạt động tại Trường âm nhạc, ông đã có nhiều đóng góp quý báu cho sự phát triển âm nhạc cổ truyền. Ông là người biên soạn giáo trình âm nhạc ở bậc sơ học và trung học. Ông cũng là người đầu tiên thực hiện ghi nhạc dân tộc bằng năm dòng kẻ, để truyền bá các làn điệu âm nhạc dân tộc dễ dàng, bên cạnh đó còn sử dụng nhiều ký hiệu mới để ghi lại những đặc thù của âm nhạc dân tộc. Ông đòi hỏi giữ được "hồn dân tộc", kiên quyết phản đối lối chơi nhạc cụ cổ truyền theo kiểu phương Tây.

Mãi là “người cha” của âm nhạc dân tộc

Trong suốt sự nghiệp của mình, nhạc sư Vũ Tuấn Đức đã có nhiều đề xuất cải tiến nhạc cụ dân tộc và kỹ thuật diễn tấu. Ông thường xuyên nhắc nhở thế hệ sau phải chuyên cần học tập ở các nghệ nhân một cách nghiêm túc, giữ gìn và phát huy âm nhạc truyền thống và nghiên cứu, học tập vốn tinh hoa âm nhạc của thế giới.

Khoa Âm nhạc Truyền thống, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam khắc ghi những công lao, sự cống hiến của nhạc sư Vũ Tuấn Đức

Bên cạnh đó, nhạc sư Vũ Tuấn Đức luôn đề cao phương châm: "Nhất chuyên đa năng": Giỏi một loại đàn và biết chơi nhiều loại đàn khác. Ông trực tiếp đào tạo nhiều lớp nghệ sĩ tài năng của đất nước như: Xuân Khải, Lê Mây, Thao Giang, Đinh Thị Nội, Mai Phương, Xuân Dung, Phương Bảo, Thanh Tâm… và nhiều nghệ sĩ khác, trong đó không ít người nay là nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, những giảng viên, nghệ sĩ nổi tiếng của đất nước. Có thể nói, ông là người mở đường sự phát triển của Khoa Âm nhạc Truyền thống Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Với cống hiến to lớn cho nghệ thuật dân tộc, nhạc sư Vũ Tuấn Ðức được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động Hạng Nhất và được truy tặng danh hiệu Nghệ sỹ nhân dân đợt 1 năm 1984.

Hơn nửa thế kỷ trưởng thành, Khoa Âm nhạc Truyền thống, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam ngày nay đã lớn mạnh, có đội ngũ giảng viên tài năng, có hệ thống đào tạo từ trung cấp, đại học, cao học. Lớp lớp nghệ sĩ trưởng thành từ Khoa Âm nhạc truyền thống đều trở thành những cán bộ, diễn viên, giảng viên nòng cốt của các đơn vị nghệ thuật trên cả nước.

Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, các thế hệ thầy và trò khoa Âm nhạc Truyền thống thuộc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam luôn có ý thức trân trọng di sản, biết ơn sâu sắc công lao xây dựng, vun đắp của các thế hệ đi trước. Mới đây, thầy và trò khoa Âm nhạc Truyền thống đã hoàn thành việc tu tạo mộ phần và tạc dựng văn bia tưởng niệm tri ân nhạc sư – nghệ sĩ nhân dân Vũ Tuấn Đức nhằm bày tỏ lòng tôn kính, sự biết ơn người có công lao to lớn với nền âm nhạc dân tộc Việt Nam.

Trân trọng những cống hiến của nhạc sư Vũ Tuấn Đức cho âm nhạc dân tộc, cũng như những tình cảm, tâm huyết mà người người thầy đã dành cho các học trò, những thế hệ nghệ sĩ sau này đều coi ông như người cha của mình.

Tiến sĩ, Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Thị Hoa Đăng – Phó Trưởng Khoa Âm nhạc truyền thống - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam xúc động chia sẻ: “Các thế hệ thầy trò Khoa Âm nhạc truyền thống hiện nay đều khắc ghi những công lao, sự cống hiến của nhạc sư Vũ Đức Tuấn cho sự phát triển của nghệ thuật diễn tấu nhạc cụ dân tộc nói riêng và cho âm nhạc dân tộc Việt Nam nói chung.

Cuộc đời thầy thanh bạch, gia cảnh lại khá neo người, tài năng và đức độ và tâm huyết của thầy là tấm gương sáng cho chúng tôi noi theo. Bởi thế, chúng tôi luôn thấy mình không chỉ có trách nhiệm gìn giữ, phát huy văn hóa âm nhạc dân tộc truyền thống, mà còn có trách nhiệm hương khói cho phần mộ của cụ, để tỏ lòng biết ơn theo đúng đạo nghĩa uống nước nhớ nguồn”.

Mùa thu năm 2019, thầy trò Khoa Âm nhạc truyền thống bồi hồi trước tấm bia tưởng niệm người thầy, người cha, người nhạc sư, nghệ sỹ đáng kính của dòng âm nhạc dân tộc Việt Nam. Dù ông đã đi xa, nhưng những âm hưởng những bản đàn dân tộc vẫn mãi vang lên trong lòng nhiều thế hệ.

Bảo Thoa

Ảnh: Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Thị Hoa Đăng cung cấp

Kể từ ca khúc đầu tiên “Cùng nhau đi Hồng Binh” của Đinh Nhu ra đời năm 1930, cho đến nay, đã có hàng ngàn tác phẩm từ ca khúc, hợp xướng, kịch hát, nhạc không lời... như cuốn biên niên sử bằng âm thanh ghi lại những dấu mốc lịch sử hào hùng, ký ức về hai cuộc kháng chiến; ca ngợi tình yêu tuổi trẻ, đất nước, con người Việt Nam. Và ở mỗi giai đoạn lịch sử, âm nhạc đều để lại những dấu ấn đáng nhớ!

Những dấu ấn quan trọng

Cùng với việc bảo tồn, phát huy những giá trị kho tàng dân ca, âm nhạc truyền thống Việt Nam với những Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được Unesco vinh danh như: Nhã nhạc cung đình triều Nguyễn, ca trù, hát xoan, đàn ca tài tử, cồng chiêng Tây Nguyên, quan họ… so với lịch sử phát triển của thế giới thì âm nhạc giao hưởng, thính phòng Việt Nam còn non trẻ. 

Kể từ năm 1960, bản giao hưởng đầu tiên: “Thành đồng Tổ quốc” [1960] của Hoàng Vân; “Quê hương” [1965] của Hoàng Việt, nhạc kịch “Người tạc tượng”, “Cô Sao” của Đỗ Nhuận. Sau này, Hoàng Vân viết “Hồi tưởng” [1965], “Điện Biên Phủ” [2000], Nguyễn Văn Thương với: “Đồng khởi”, “Ngày hội” của Đặng Hữu Phúc, “Trăm sông đổ về biển Đông” của Trần Ngọc Xương, “Bài ca chim ưng” của Đàm Linh, “Người về đem tới niềm vui” của Trọng Bằng, “Rhapsody” Việt Nam, “Ngọc trai đỏ”, “Opera Lá đỏ” của Đỗ Hồng Quân... cho thấy, lĩnh vực âm nhạc chuyên nghiệp được thể hiện đa dạng từ: ca khúc, romance, thính phòng, giao hưởng, hợp xướng, thanh xướng kịch, opera… 

Ở mỗi thể loại, các tác giả đều ghi dấu ấn bằng những giải thưởng âm nhạc trong nước và quốc tế cùng với các nghệ sĩ tên tuổi như: NSND Đặng Thái Sơn, Tôn Nữ Nguyệt Minh, Nghệ sĩ Công huân Liên bang Nga - Nguyễn Lân Tuất, nhạc sĩ Nguyễn Thiên Đạo…

Tiến sĩ, nhạc sĩ Doãn Nho trong đêm nhạc “Dưới lá quân kỳ”.

Trong một thập niên trở lại đây, các chương trình hòa nhạc được đánh giá cao như hòa nhạc: Rhapsody Philharmonic [2009]; Luala Concert [2011]; Sun Symphony Orchestra - SSO [2017]; London Symphony Orchestra - LSO, 2018]; Rồi các chương trình của Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Việt Nam; Dàn nhạc Giao hưởng Học viện Âm nhạc Quốc gia; Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam; Nhà hát Giao hưởng Vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh… với các đêm nhạc: Hoàng Việt, Nguyễn Văn Thương, Hoàng Vân, Chu Minh, Nguyễn Đình Phúc, Doãn Nho, Phạm Minh Tuấn... công diễn nhiều đợt vở “Opera Lá đỏ” của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân; phục dựng và công diễn vở “Opera Người Tạc tượng”, “Cô Sao” của cố nhạc sĩ Đỗ Nhuận. 

Đặc biệt, sự xuất hiện của 80 nghệ sĩ Dàn nhạc Lực lượng vệ binh Quốc gia Liên bang Nga trong chương trình “Hòa nhạc Hữu nghị” tại Hà Nội và Quảng Ninh cho thấy vai trò quan trọng của âm nhạc trong quan hệ đối ngoại nhân dân - sứ giả của hòa bình; hay các Festival âm nhạc mới Á - Âu minh chứng cho sức mạnh, sự phát triển của âm nhạc Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển của âm nhạc thế giới.

Trong số gần 1.500 nhà hoạt động âm nhạc ở 4 lĩnh vực: Sáng tác, lý luận, biểu diễn và đào tạo, có 22 nhạc sĩ được Giải thưởng Hồ Chí Minh; 122 nhạc sĩ được Giải thưởng Nhà nước; 70 Nghệ sĩ Nhân dân/ Nhà giáo Nhân dân; gần 300 Nghệ sĩ Ưu tú/ Nhà giáo Ưu tú. Hội Nhạc sĩ vinh dự được nhận Huân, Huy chương cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng.

Là thành viên của Hiệp hội các Nhà soạn nhạc châu Á [ACL]; Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam là thành viên của CISAC và năm 2019, Hội trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội Âm nhạc đương đại quốc tế [ISCM] là sự kiện đánh dấu bước hội nhập sâu rộng của nền âm nhạc Việt Nam với thế giới.

Đưa âm nhạc Việt Nam phát triển

Nếu coi văn học nghệ thuật là những kênh giao tiếp quan trọng kết nối con người với cộng đồng, xã hội, thì âm nhạc còn là phương tiện hữu hiệu để giáo dục thẩm mỹ, xây dựng nhân cách và nuôi dưỡng tâm hồn con người.

Nghệ sĩ piano Hàn Quốc Bokyungt lee trong đêm nhạc “Tình yêu Hà Nội” - Ảnh: Minh Anh.

Mặc dù, trong dòng chảy của hội nhập, phát triển xã hội, văn học nghệ thuật, âm nhạc nói riêng chịu những tác động, chi phối bởi kinh tế thị trường. Tính văn học, tính nhân văn, tính nghệ thuật, ít nhiều bị xáo trộn. 

Sự đảo lộn ấy xuất phát từ sự bùng nổ của công nghệ thông tin, truyền thông, dẫn đến sự phát triển mất cân đối giữa khí nhạc và thanh nhạc. Sự đa dạng về lợi ích, chính là mặt trái của kinh tế thị trường dẫn tới sự thay đổi về nhận thức tư tưởng, thẩm mỹ; sự phân hóa trong quan niệm thưởng thức nghệ thuật. 

Tuy nhiên, mọi sự vận hành của xã hội sẽ chỉ hướng tới cái đẹp mà thôi, và trên thực tế được chứng minh với những câu chuyện về âm nhạc qua các thời kỳ với nhiều tên gọi: âm nhạc tiền chiến [tân nhạc], nhạc vàng, ca khúc cách mạng, nhạc trẻ, nhạc bác học… tất cả cũng vẫn chỉ còn lại và lưu truyền là những giá trị nghệ thuật đích thực. Vì thế, dù có những biến động, thay đổi, song nghệ thuật đích thực sẽ luôn tồn tại và vượt qua những thách thức thời cuộc. 

Tôi tin điều đó, bởi ngay khi đại dịch COVID - 19 với những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tới đời sống chính trị, kinh tế, xã hội toàn cầu. Đứng trước lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ: “Chống dịch như chống giặc”, hàng trăm ca khúc được gửi về Hội Nhạc sĩ Việt Nam. 

Một tuyển tập 60 ca khúc “Niềm tin” được xuất bản cùng livestream [trực tuyến] tại 3 điểm cầu là: Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề: “Niềm tin chiến thắng” đạt hàng triệu lượt view, chứng tỏ giá trị và sức mạnh của âm nhạc vẫn luôn là ngọn cờ xung kích trên mọi mặt trận của đời sống xã hội.

Điều mong mỏi của những người làm nghề, chính là các cơ quan quản lý văn hóa cần xây dựng một đề án tổng thể, tranh thủ lấy ý kiến của các chuyên gia để đưa ra giải pháp mang tính chiến lược lâu dài; cần có cơ chế, chính sách đầu tư xây dựng những chương trình thường thức âm nhạc trên sóng phát thanh và truyền hình, nhằm định hướng thẩm mỹ, bảo vệ sự xâm lấn của văn hóa, âm nhạc ngoại lai và cả những độc hại phát sinh từ nội tại. 

Mặt khác, các nhà quản lý văn hóa cần kiểm soát chặt chẽ hơn các ấn phẩm băng, đĩa, các trang mạng điện tử, nhằm xây dựng một lớp công chúng có nền tảng văn hóa, tri thức, biết thưởng thức nghệ thuật, âm nhạc cao hơn. Khi được trang bị những yếu tố cần và đủ, người nghe sẽ tự miễn dịch với những thứ âm nhạc độc hại, tự đào thải chúng ra khỏi đời sống tinh thần.

Chỉ mới đây thôi, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhạc sĩ Việt Nam [nhiệm kỳ X] để lại một ấn tượng sâu sắc trong giới âm nhạc mà theo chữ của nhà lý luận - nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha thì đó là một “Đại hội của tương lai”. 

Ông khẳng định: “Suốt 15 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hội - nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân và Ban Chấp hành Hội, nền âm nhạc Việt Nam đã có những biến chuyển rất đáng tự hào. Âm nhạc hàn lâm - tiêu chí để đánh giá trình độ âm nhạc của các quốc gia, được vun đắp nồng nhiệt qua các kỳ Liên hoan âm nhạc quốc tế. Cùng với đó là vấn đề giáo dục thẩm mỹ âm nhạc, đặc biệt là với công chúng trẻ, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đại hội Hội Nhạc sĩ Việt Nam thực sự là đại hội của tương lai”.

Để hội nhập và phát triển một cách bền vững, bên cạnh việc phát huy những giá trị văn hóa, âm nhạc mang đậm bản sắc dân tộc Việt, chúng ta cũng cần tuân thủ luật pháp quốc tế khi mà Việt Nam là thành viên Công ước Bern và nhiều tổ chức quốc tế khác. Việc bảo hộ quyền tác giả theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam cùng những thông lệ quốc tế không chỉ bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tác phẩm mà còn thúc đẩy sáng tạo phát triển; thể hiện sự văn minh, tiến bộ, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Với vai trò là Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân khẳng định: “Hội tiếp tục tập hợp đoàn kết, tạo điều kiện để các nhạc sĩ tiếp tục đi sâu, tắm mình trong thực tiễn sinh động của công cuộc đổi mới đất nước và đời sống xã hội, để lấy tư liệu và cảm hứng sáng tác. Để làm tốt vai trò, trách nhiệm của một tổ chức Hội nghề nghiệp, Hội tiếp tục chủ động phát huy vai trò phản biện xã hội, tư vấn cho các cơ quan quản lý về văn hóa, phối hợp hiệu quả với các cơ quan truyền thông, góp phần định hướng thẩm mỹ đúng đắn cho công chúng và bằng hoạt động sáng tác, nghiên cứu, biểu diễn, đào tạo để có những tác phẩm chất lượng, kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Hội.  Hội cũng mong muốn Nhà nước cho phép tiếp tục tổ chức Festival quốc tế Âm nhạc mới Á - Âu, 2 năm một lần, giao lưu âm nhạc đương đại thế giới thường niên”.

Vẫn biết, đầu tư phát triển âm nhạc đỉnh cao đúng hướng và nâng tầm hưởng thụ văn hóa của số đông công chúng không phải là câu chuyện ngày một, ngày hai. Không chỉ quyết định bởi tầm nhìn và chính sách mà cũng cần sự chung sức quyết liệt từ giới sáng tác, biểu diễn; các nhà quản lý ở cấp từ vi mô tới vĩ mô mang tính đột phá, chiến lược.

Trần Lệ Chiến

Video liên quan

Chủ Đề