Làm thế nào để giao tiếp tốt với người bệnh và gia đình người bệnh bị tăng huyết áp tiểu đường

Tăng huyết áp càng nặng và bệnh nhân càng trẻ thì càng đòi hỏi nhiều xét nghiệm đánh giá chuyên sâu hơn. Nói chung, khi tăng huyết áp mới được chẩn đoán, các xét nghiệm thường quy được thực hiện để

  • Phát hiện các tổn thương cơ quan đích

  • Xác định các yếu tố nguy cơ tim mạch

  • Xét nghiệm phân tích nước tiểu và tỷ số albumin:creatinine niệu

  • Xét nghiệm máu [creatinine, kali, natri, glucose huyết tương lúc đói, lipid máu, và hormone kích thích tuyến giáp]

Theo dõi huyết áp liên tục, xạ hình thận, X quang ngực, các xét nghiệm sàng lọc bênh u tủy thượng thận không phải là thường quy.

Hoạt tính của renin huyết tương trong máu ngoại vi không có ích trong chẩn đoán hoặc lựa chọn thuốc.

Trên điện tâm đồ, một sóng P nhọn gợi ý tăng gánh nhĩ, mặc dù không đặc hiệu, nhưng có thể là triệu chứng sớm nhất của bệnh tim mạch do tăng huyết áp. Phì đại thất trái, biểu hiện bằng mỏm tim dội mạnh và điện thế phức bộ QRS tăng, có hoặc không kèm theo bằng chứng của thiếu máu cơ tim, có thể xảy ra sau đó. Nếu có tăng gánh nhĩ hoặc phì đại thất trái, siêu âm tim nên được thực hiện. Ở những bệnh nhân có biểu hiện rối loạn lipid máu hoặc các triệu chứng của bệnh động mạch vành, các xét nghiệm cho các yếu tố nguy cơ tim mạch khác [ví dụ: Protein phản ứng C [CRP] có thể hữu ích.

Nếu nghi ngờ hẹp động mạch chủ, X quang ngực, siêu âm tim, CT hoặc MRI sẽ giúp xác định chẩn đoán.

Bệnh nhân có những triệu chứng gợi ý Hội chứng Cushing Cushing Syndrome Hội chứng Cushing gồm một nhóm các triệu chứng lâm sàng gây ra bởi mức độ cao mãn tính của cortisol hoặc corticosteroid liên quan. Bệnh Cushing là hội chứng Cushing là kết quả của việc sản xuất... đọc thêm , bệnh về rối loạn mô liên kết, co giật Tiền sản giật và sản giật Chứng tiền sản giật là bệnh tăng huyết áp mới khởi phát hoặc xấu đi với protein niệu sau 20 tuần thai. Chứng sản giật là cơn co giật toàn thân không giải thích được ở bệnh nhân có tiền sản giật... đọc thêm , rối loạn chuyển hóa porphyria cấp Porphyrias cấp tính Porphyrias cấp tính là kết quả của sự thiếu hụt một số enzym trong quá trình tổng hợp heme dẫn đến sự tích tụ các tiền thân heme gây ra các cơn đau bụng và triệu chứng thần kinh. Các đợt cấp... đọc thêm , cường giáp Cường giáp Cường giáp được đặc trưng bởi tăng chuyển hóa và tăng nồng độ các hormone giáp tự do. Nhiều triệu chứng biểu hiện, bao gồm nhịp tim nhanh, mệt mỏi, gầy sút cân, căng thẳng và run. Chẩn đoán... đọc thêm , phù niêm Suy giáp Chứng suy giáp là thiếu hụt hormone tuyến giáp. Chẩn đoán bằng các đặc điểm lâm sàng như xuất hiện khuôn mặt điển hình, giọng nói chậm khàn, da khô và nồng độ các hormone tuyến giáp thấp. Điều... đọc thêm , to cực chi Bệnh khổng lồ và bệnh to đầu chi Bệnh khổng lồ và bệnh to đầu chi là các hội chứng do tiết ra quá nhiều hoóc-môn tăng trưởng [cường hoóc-môn tăng trưởng] gần như luôn là do u tuyến của tuyến yên. Trước khi đóng kín các đầu... đọc thêm , hoặc rối loạn hệ thần kinh trung ương cũng cần được đánh giá.

     Đái tháo đường hay gọi là tiểu đường, là một bệnh rối loạn chuyển hoá mạn tính, đặc trưng bởi sự tăng đường máu, do thiếu hụt insulin tương đối hay tuyệt đối gây ra.

     Đái tháo đường gây nên một loạt các rối loạn chuyển hoá trước hết là rối loạn chuyển hoá glucid làm glucose máu tăng cao và xuất hiện glucose trong nước tiểu. Rối loạn chuyển hoá đường kéo theo rối loạn chuyển hoá lipid, protid và các chất điện giải. Những rối loạn này gây ra nhiều  biến chứng nặng nề cho người bệnh điển hình là bệnh mạch vànhtai biến mạch máu nãomù mắt... hoặc có thể dẫn tới hôn mê và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

     Tuy nhiên, một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp người bệnh có thể điều chỉnh tốt lượng đường huyết, duy trì cân nặng, đảm bảo cho người bệnh có đủ sức khỏe để hoạt động, hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

     Chế độ ăn đa dạng:

     Người bệnh tiểu đường, bữa ăn phải có đầy đủ các chất: chất bột đường, chất đạm, chất béo, chất xơ và chất khoáng để đảm bảo sức khỏe của người bệnh. Nhìn chung, người bệnh nên chọn và ăn nhiều thực phẩm ít làm tăng đường huyết, nhiều chất xơ như: rau xanh, hoa quả ít ngọt như: táo, bưởi, ổi... bổ sung thêm thịt, cá, sữa, với lượng vừa phải. Lượng thức ăn phải tùy theo cân nặng và mức độ hoạt động thể lực của người bệnh. Một bữa ăn hỗn hợp gồm chất bột đường và nhiều chất xơ có tác dụng làm hạn chế tăng đường huyết sau ăn.

     - Khi ăn nên ăn chậm, nhai kỹ, không nên ăn quá no.

     - Nên duy trì ổn định 3 bữa ăn chính trong ngày và bổ sung đầy đủ các vitamin và muối khoáng.

     Đối với những người quá cân, béo phì nên giảm ăn và tăng cường tập thể dục để giảm cân. Tuy nhiên, nên giảm cân từ từ, không nên giảm cân quá nhanh, đột ngột. Đối với người gầy thì nên ăn thêm 1-2 bữa phụ để tăng cân, lượng thức ăn cũng vừa phải, có thể tăng cường thêm chất đạm hoặc chất béo.

     Một số loại thức ăn mà người bệnh đái tháo đường nên tránh:

     - Hạn chế những thực phẩm làm tăng đường huyết như: bánh kẹo ngọt, nước giải khát có đường, bánh mì, nhãn, vải, mít...

     - Các loại protein có hại như các loại thịt đóng hộp, các loại thức ăn chế biến sẵn giàu đạm, muối và đường. Tương tự với các loại trái cây đóng hộp cũng là thức ăn mà người bệnh tiểu đường nên tuyệt đối tránh.

     - Các loại thức ăn nhanh, gà rán, khoai tây chiên hay thịt xông khói cũng khiến đường huyết của người bệnh không ổn định trong mức an toàn.

     - Hạn chế ăn mỡ động vật, nội tạng động vật, các sản phẩm chế biến từ động vật [giò, chả, đồ ăn nhanh] vì những chất béo này làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch không tốt cho sức khỏe. Người bệnh nên thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật, ăn nhiều cá vì đây là nguồn cung cấp các chất béo tốt cho cơ thể.

     - Hạn chế uống rượu, bia và giảm lượng muối tiêu thụ hàng ngày.

     Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp người bệnh duy trì sức khoẻ, tránh bị thiếu hụt dinh dưỡng do ăn uống quá kiêng khem. Trên thực tế có một số bệnh nhân khi bị bệnh đái tháo đường rất sợ ăn, kiêng khem nhiều và không dám ăn nhiều loại thực phẩm, lâu dài sẽ làm cho cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.

     Hiểu rõ tầm quan trọng của dinh dưỡng trong điều trị bệnh đái tháo đường và cách chọn lựa thực phẩm phù hợp giúp người bệnh kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường và giảm được nguy cơ các biến chứng nguy hiểm.

Video liên quan

Chủ Đề