Ung thư vòm họng là gì

Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính, một trong mười loại ung thư thường gặp nhất tại Việt Nam. Bệnh dễ mắc phải ở những người có lối sống không lành mạnh, tiền sử gia đình có người mắc ung thư vòm họng, nam giới ở tuổi 40 – 60. Nếu phát hiện sớm, bệnh có thể được điều trị khỏi bằng các can thiệp y tế như xạ trị, hóa trị. Tuy nhiên do dấu hiệu ung thư vòm họng khá kín đáo, thầm lặng nên bệnh thường chỉ được phát hiện ở giai đoạn đã tiến triển.

1. Ung thư vòm họng là gì?

Ung thư vòm họng còn gọi là ung thư biểu mô vòm họng [NPC] là bệnh ung thư phát sinh từ các tế bào vòm họng [phần cao nhất của hầu họng, ngay phía sau mũi]. Đây là bệnh ung thư chiếm tỷ lệ cao nhất và đáng nghi ngại nhất trong các loại ung thư vùng đầu mặt cổ và đứng thứ 4 trong nhóm 6 loại ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam, chiếm tỷ lệ 10- 12%.

Ung thư vòm họng rất hiếm gặp ở người châu Âu nhưng lại phổ biến ở người da vàng. Vùng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là miền Trung Quốc và phần lớn khu vực Đông Nam Á với tỷ lệ 20-30/100,000.

Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính, gây tử vong cao nếu không điều trị kịp thời

Các giai đoạn của ung thư vòm họng:

  • Giai đoạn 1: Không có biểu hiện rõ ràng, khó phát hiện. Khối u rất nhỏ, không quá 2,5cm.
  • Giai đoạn 2: Giai đoạn khu trú, kích thước khối u đã tăng đến 5 – 6 cm.
  • Giai đoạn 3: Tế bào ung thư bắt đầu di căn.
  • Giai đoạn 4: Ung thư di căn đến môi, miệng, phá hủy các hạch bạch huyết.

2. Ai có nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng?

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng cao có thể kể đến là:

  • Người thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, hóa chất, tia phóng xạ, cao su, nhựa tổng hợp,…
  • Ăn nhiều cá muối, thức ăn lên men như đồ muối chua, thịt hun khói,...
  • Hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, sử dụng chất kích thích.
  • Có tiền sử người thân trong gia đình [cha/mẹ/anh chị em] bị ung thư vòm họng.
  • Đối tượng từ 30 – 84 tuổi, trong đó 40 – 60 tuổi chiếm trên 50% mắc bệnh. Nam giới gặp nhiều hơn nữ với tỷ suất là 3/1.

3. Dấu hiệu ung thư vòm họng sớm nhất

Dấu hiệu ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tai mũi họng. Bệnh nhân có thể bị đau đầu, ngạt mũi thoáng qua, đôi khi xuất hiện hạch nhỏ ở cổ nhưng không đau.

Đau họng kéo dài là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư vòm họng

Sau 06 tháng kể từ khi có triệu chứng đầu tiên, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng như:

  • Nổi hạch cổ.
  • Ngạt mũi, chảy máu mũi, hay xì ra nhầy mũi lẫn máu.
  • Đau đầu, thường là nhức nửa đầu, âm ỉ cả ngày.
  • Ù tai, mất nghe một bên do u làm tắc vòi Eustachio, thường xuyên nhiễm trùng tai.
  • Khó thở hoặc khó nói.
  • Giảm hoặc mất thị lực, sụp mi, nhìn đôi.
  • Có máu trong nước bọt, khó nuốt.

4. Chẩn đoán và điều trị ung thư vòm họng

- Chẩn đoán

Để chẩn đoán ung thư vòm họng, bác sĩ có thể thực hiện một số can thiệp y tế:

  • Khám sức khỏe tổng quát để kiểm tra các dấu hiệu của bệnh và trao đổi về bệnh sử trước đây của người bệnh.
  • Soi vòm họng.
  • Chụp X-quang, CT, MRI, chụp cắt lớp phát xạ positron [PET].
  • Sinh thiết: Bác sĩ lấy mẫu mô nhỏ khi nội soi mũi và xem các tế bào hoặc mô dưới kính hiển vi nhằm phát hiện các dấu hiệu ung thư vòm họng.

Nên thăm khám sớm khi có các biểu hiện bất thường ở họng

- Điều trị

Tùy vào giai đoạn ung thư, loại ung thư vòm họng, kích thước khối u, tuổi tác và sức khỏe người bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Các phương pháp điều trị bệnh ung thư vòm họng:

  • Xạ trị: Sử dụng các chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư.
  • Hóa trị: Dùng thuốc viên hoặc thuốc truyền tĩnh mạch để tiêu diệt tế bào ung thư. Người bệnh có thể sử dụng hóa trị để điều trị ung thư vòm họng cùng lúc, sau hoặc trước khi xạ trị.
  • Phẫu thuật: Thường dùng để loại bỏ ung thư hạch bạch huyết ở cổ họng, không tiến hành phẫu thuật để điều trị ung thư vòm họng.
  • Ngoài các phương pháp điều trị ung thư vòm họng như trên, hiện nay các phương pháp điều trị mới như công nghệ gen, miễn dịch học… cũng cho thấy hiệu quả điều trị tích cực.

5. Tiên lượng và cách phòng bệnh ung thư vòm họng

Tiên lượng bệnh phụ thuộc rất lớn vào giai đoạn bệnh khi được phát hiện. Ở giai đoạn I và II, tỷ lệ sống trên 5 năm sau điều trị có thể lên tới 80 - 90%, nhiều trường hợp có thể khỏi hẳn. Với ung thư vòm họng ở giai đoạn III, tỷ lệ sống trên 5 năm chỉ khoảng 30 – 40% và giai đoạn muộn chỉ còn 15%. Ngoài ra, tiên lượng bệnh còn phụ thuộc nhiều vào thể ung thư, trong đó ung thư biểu mô không biệt hóa có tiên lượng tốt nhất vì rất nhạy cảm với tia xạ. Ung thư mô liên kết có tiên lượng kém nhất.

Ở nước ta, hầu hết 90 – 97% bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn III và IV, gây ra nhiều khó khăn trong điều trị. Vì vậy, mỗi người nên tự chủ động phòng bệnh bằng cách:

  • Không hút thuốc lá, hạn chế bia rượu, chất kích thích.
  • Điều trị tích cực các bệnh viêm nhiễm ở đường mũi.
  • Khám chuyên khoa Tai Mũi Họng khi có các biểu hiện bất thường.
  • Tập luyện thể dục, ăn uống điều độ.
  • Không ăn thức ăn mặn, thức ăn lên men.
  • Không ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

Nói không với bia rượu là một trong những cách phòng bệnh ung thư vòm họng

Đặc biệt, do các dấu hiệu ung thư vòm họng rất ít biểu hiện ra ngoài ở giai đoạn đầu [giai đoạn I,II], chính vì vậy, tầm soát bệnh định kỳ sẽ giúp phát sớm các nguy cơ, dấu hiệu tiềm ẩn có thể dẫn đến ung thư vòm họng. Từ đó, có thể can thiệp kịp thời từ giai đoạn sớm nhất nhằm tăng khả năng điều trị bệnh thành công.

Để giúp Quý khách hàng an tâm chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn giãn cách xã hội vì dịch bệnh COVID-19, CarePlus triển khai Chương trình KHÁM TƯ VẤN TỪ XA với đội ngũ bác sĩ ở các chuyên khoa [Tim mạch, Nhi khoa, Sản Phụ khoa, Tai Mũi Họng, Da liễu,...]. Đăng ký TẠI ĐÂY 

-------

Từ tháng 7/2019, Phòng khám Quốc tế CarePlus chính thức triển khai “Gói tầm soát ung thư vòm họng”, bao gồm các hạng mục:

[1] Khám tư vấn bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng CarePlus

[2] Chẩn đoán hình ảnh

  • Nội soi tai mũi họng chẩn đoán

[3] Xét nghiệm

  • Xét nghiệm máu tìm virus EBV.
  • Xét nghiệm SCC.

Thiết kế gói khám gồm các hạng mục thăm khám chuyên sâu với sự hỗ trợ của các trang thiết bị hiện đại và tiên tiến, cho kết quả chẩn đoán chính xác. Sau thăm khám, bác sĩ sẽ giải thích cặn kẽ kết quả phân tích, giải đáp các thắc mắc và cho lời khuyên điều trị, phòng ngừa bệnh theo tình trạng sức khỏe của mỗi người.

Ngoài ra, quy trình thăm khám tại CarePlus được đánh giá rất nhanh chóng, chi phí gói khám chỉ 1.700.000 VNĐ, phù hợp với nhiều đối tượng. Với nhiều ưu điểm nổi bật, CarePlus hiện đang là một trong những địa chỉ cung cấp các gói tầm soát ung thư được nhiều người tin tưởng lựa chọn.

Truy cập Website hoặc liên hệ Hotline 1800 6116 ngay hôm nay để được tư vấn chi tiết về gói tầm soát ung thư vòm họng và đặt lịch hẹn!

Ung thư vòm họng là một bệnh ung thư nguy hiểm, độ ác tính cao nhưng có thể điều trị tốt nếu được phát hiện sớm. Do đó, khi có các triệu chứng bất thường, nghi ngờ là dấu hiệu ung thư vòm họng nên thăm khám sớm. Bên cạnh đó, để dự phòng bệnh tốt nhất, mọi người nên tầm soát ung thư vòm họng định kỳ, nhất là nam giới sau tuổi 30, người làm việc trong môi trường ô nhiễm.

-----

Để giúp Quý khách hàng an tâm chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn giãn cách xã hội vì dịch bệnh COVID-19, CarePlus triển khai Chương trình KHÁM TƯ VẤN TỪ XA với đội ngũ bác sĩ ở các chuyên khoa [Tim mạch, Nhi khoa, Sản Phụ khoa, Tai Mũi Họng, Da liễu,...]. Đăng ký TẠI ĐÂY 

Hãy chia sẻ cùng chúng tôi

Ung thư vòm họng được coi là một trong những căn bệnh nguy hiểm và khó có thể chữa trị dứt điểm. Vậy làm thế nào để có thể phát hiện bệnh tình sớm để kịp thời chữa trị. Những dấu hiệu ung thư vòm họng giai đoạn đầu có thể phát hiện ra mà không cần tới bệnh viện hay không?

1. Ung thư vòm họng là gì? nguy hiểm như thế nào?

Ung thư vòm họng được coi là loại bệnh lý ác tính, do các tế bào ở khu vực vòm họng, ngày phía sau mũi bị tổn thương gây nên. Ung thư vòm họng là loại ung thư phổ biến, thường gặp trong các loại ung thư vùng cổ, mặt và đầu. Nó xếp thứ 4 trong danh sách các loại ung thư nói chung ở người. Căn bệnh này đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về nguyên nhân gây bệnh và phương pháp chữa trị cũng chưa hoàn toàn triệt để. Bệnh lý có tỉ lệ mắc bệnh khá cao tại các nước Đông Nam Á một phần là do môi trường ô nhiễm, thói quen sinh hoạt và thói quen ăn uống. Ở Việt Nam, tỉ lệ người mắc bệnh ung thư vòm họng cao hơn rất nhiều so với các bệnh ung thư khác.

Việc phát triển bệnh lý được chia ra làm 4 giai đoạn chính: Giai đoạn đầu, giai đoạn trung gian, giai đoạn tiến triển và giai đoạn cuối. Thông thường thì bệnh có thể dễ dàng điều trị ở giai đoạn đầu và giai đoạn trung gian, mặt khác bệnh phát triển tới giai đoạn cuối sẽ rất khó điều trị khỏi và thậm chí còn có nguy cơ gây ra các hư tổn tới các bộ phận khác có liên quan như gan, phổi hay xương.

Tuy nhiên, hầu hết các dấu hiệu ung thư vòm họng giai đoạn đầu khá giống với các triệu chứng bệnh viêm họng, ho thông thường nên việc phát hiện sớm bệnh tình để kịp thời điều trị khá khó khăn.

Bệnh ung thư vòm họng phát triển tới giai đoạn cuối có thể gây ảnh hưởng lớn tới hệ xương khớp của người bệnh

Một số yếu tố khách quan có thể là nguyên nhân gia tăng khả năng mắc bệnh ung thư vòm họng như: môi trường sống bị ô nhiễm từ khói bụi, các chất độc hại, ăn uống các đồ ăn tươi sống mang nhiều mầm bệnh hay các loại thức ăn muối [dưa cà muối, cá muối, trứng muối,...], sử dụng các chất kích thích gây tổn thương nặng đến họng [thuốc lá, bia rượu,...], bệnh cũng có thể là do di truyền, tuổi già,...

2. Dấu hiệu ung thư vòm họng giai đoạn đầu?

Thống kê cho thấy, phần lớn các ca bệnh đều được phát hiện rất muộn khi đã ở giai đoạn cuối nên tỷ lệ chữa khỏi đối với căn bệnh này là rất thấp. Các triệu chứng bất thường ở bệnh ung thư vòm họng giai đoạn đầu thường rất khó nhận biết, thường hay bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường ở tai - mũi -họng nên dễ gây ra sự chủ quan và không khám chữa kịp thời.

Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể phát hiện ra bệnh sớm nếu chú ý được các dấu hiệu bệnh sau đây:

2.1. Người bệnh bị ngạt 1 bên mũi

Đây là dấu hiệu đầu tiên và điển hình nhất có thể nhận biết trong giai đoạn mới chớm của ung thư vòm họng. Ban đầu người bệnh sẽ bị ngạt mũi một bên, lâu dần là cả hai bên và xuất hiện hiện tượng thường xuyên chảy nước mũi, có thể chảy cả máu mũi.

2.2. Bệnh nhân hay bị đau đầu

Ở giai đoạn khởi phát, người bệnh thường hay bị đau đầu dai dẳng. Bệnh càng nặng bệnh nhân càng bị đau đầu dữ dội và liên tục theo từng cơn.

2.3. Cổ họng đau rát, mất tiếng, tiếng bị khàn

Ở giai đoạn ban đầu của bệnh, các khối u đang bắt đầu phát triển một cách không rõ ràng nhưng lại có thể gây tổn thương tới các tế bào lành tính ở vùng họng, các khối u đè nén lên các cơ quan, hạch bạch huyết dẫn tới tình trạng đau rát cổ họng và dần dần khiến tiếng người bệnh bị khàn.

Đặc biệt, để phân biệt triệu chứng ung thư vòm họng với các bệnh viêm họng thông thường thì ta có thể xác định dựa trên vùng họng bị đau rát. Khi người bệnh bị ung thư vòm họng thì khả năng cao các khối u sẽ tập trung tại 1 vùng cố định chứ không lan rộng ra cả vòm họng. Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể kéo dài hơn 3 tuần không khỏi mặc dù có sử dụng các loại kháng sinh trị viêm.

Người bệnh thường có biểu hiện ho ra đờm, ngạt mũi,...

2.4. Một số triệu chứng khác

  • Bệnh nhân ho có đờm: ho dai dẳng, mặc dù đã dùng thuốc nhưng không khỏi dứt điểm;

  • Góc hàm nổi hạch;

  • Tai bị ù: giai đoạn đầu có thể bị ù tai, lùng bùng. Khi bệnh tiến triển sang giai đoạn sau tai ngày càng ù hơn, nghe kém đi.

Tình trạng đau rát họng, khan tiếng trong khoảng thời gian dài có thể là dấu hiệu ung thư vòm họng giai đoạn đầu

3. Phương pháp phòng ngừa bệnh ung thư vòm họng?

Ung thư vòm họng là căn bệnh nguy hiểm không chỉ cho hệ hô hấp mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới các nhóm hệ khác trong cơ thể. Ngoài ra, bệnh lý còn có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào và xuất hiện một cách tiềm ẩn nhưng vẫn gây ra các tổn thương cả về mặt sức khỏe lẫn tinh thần cho người bệnh.

Ung thư vòm họng giai đoạn đầu nếu được phát hiện sớm và được điều trị kịp thời thì sẽ tăng cơ hội sống cho bệnh nhân thêm từ 5 - 10 năm, hoặc có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm.

Ngoài ra, việc tìm hiểu các phương pháp có thể phòng ngừa căn bệnh quái ác này cũng cần được mỗi chúng ta quan tâm. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh mà bất cứ cá nhân nào cũng có thể thực hiện được:

Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, tiêu thụ đồ uống có cồn cũng như các chất kích thích khác.

Thiết lập chế độ ăn khoa học: cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể luôn luôn là việc cần thiết để nuôi dưỡng một cơ thể khỏe mạnh tuy nhiên không phải tất cả những loại thực phẩm đều tốt. Các loại thực phẩm tươi sống hoặc đồ muối[dưa cà muối, cá muối,...] nên được hạn chế tiêu dùng nhất có thể, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất từ các loại rau củ quả,...

Hạn chế ăn dưa cà muối sẽ giúp phòng ngừa ung thư vòm họng

Điều chỉnh thói quen ăn uống gây hại như: thường xuyên ăn đồ ăn quá nóng, đồ chiên rán quá nhiều dầu mỡ, đồ nướng chứa nhiều chất ung thư,...

Chăm chỉ tập luyện thể dục, thể thao giúp tăng cường sức đề kháng, đẩy lùi nhiều bệnh tật.

Chú ý các vấn đề liên quan đến tai mũi họng: nếu có các triệu chứng bệnh từ tai mũi họng thì nên điều trị sớm và dứt điểm, tránh trường hợp bệnh tình trở nặng sang mãn tính hay gây các biến chứng tới các bộ phận khác.

Hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ theo sự hướng dẫn từ các y bác sĩ có chuyên môn.

Hãy bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình bằng cách hiểu về bệnh một cách chính xác nhất. Quý bạn đọc hoàn toàn có thể tìm tới bệnh viện MEDLATEC để kiểm tra sức khỏe và tìm hiểu thêm về căn bệnh ung thư vòm họng. Tại đây, chúng tôi cung cấp các dịch vụ chăm sóc khách hàng một cách chuyên nghiệp và tận tâm nhất cùng với cơ sở hạ tầng và cơ sở y tế hiện đại,...

Hotline: 1900 56 56 56

Video liên quan

Chủ Đề