Usaid là tổ chức gì

Khi Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) được thành lập, nó đã tập hợp một số tổ chức và chương trình hỗ trợ nước ngoài hiện có. Cho đến lúc đó, chưa bao giờ có một cơ quan duy nhất nào bị buộc tội phát triển kinh tế nước ngoài, vì vậy với việc thông qua Đạo luật hỗ trợ nước ngoài năm 1961 (pdf) của Quốc hội, các hoạt động hỗ trợ nước ngoài của Hoa Kỳ trải qua một sự biến đổi lớn.

Dẫn đầu sự biến đổi này là Tổng thống John F. Kennedy. Tổng thống Kennedy công nhận sự cần thiết phải đoàn kết phát triển thành một cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm quản lý viện trợ cho nước ngoài để thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội. Vào ngày 3 tháng 11 năm 1961, USAID ra đời và với tinh thần tiến bộ và đổi mới. Ngày 3 tháng 11 năm 2011 đánh dấu kỷ niệm lần thứ 50 của USAID về việc cung cấp hỗ trợ phát triển nước ngoài của Hoa Kỳ Từ người Mỹ. Lực lượng lao động và văn hóa của USAID tiếp tục phục vụ như một sự phản ánh các giá trị cốt lõi của Mỹ - những giá trị bắt nguồn từ niềm tin để làm điều đúng đắn.

Trang website: https://www.usaid.gov/

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ Quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ với sự kiện công bố Chiến lược Hợp tác Phát triển Quốc gia (CDCS) trong đó đề ra những định hướng cho các chương trình hỗ trợ của USAID tại Việt Nam trong giai đoạn 2014-2018. Tại sự kiện này, USAID cũng ký với Bộ Tư pháp Việt Nam một bản ghi nhớ để chính thức triển khai Dự án Quản trị Nhà nước nhằm Tăng trưởng Toàn diện của USAID.

“Dự án Quản trị Nhà nước nhằm Tăng trưởng Toàn diện là một ví dụ cụ thể rằng chúng tôi đang đưa các nội dung trong chiến lược vào triển khai trong thực tế”, Giám đốc USAID Việt Nam Joakim Parker phát biểu. “Dự án này trực tiếp hỗ trợ tăng trưởng bền vững và sâu rộng, bao gồm lĩnh vực thương mại, đồng thời giải quyết các các vấn đề phát triển liên quan đến phụ nữ, người dân tộc thiểu số và các nhóm dân cư dễ bị tổn thương. Chúng tôi hy vọng dự án này sẽ hỗ trợ mong muốn của Việt Nam trở thành một đối tác quốc tế có trách nhiệm và có sự tham gia của mọi thành phần”.

Dự án này là sự tiếp nối những thành công của chương trình hỗ trợ quản trị nhà nước và tăng trưởng kinh tế của USAID tại Việt Nam. Dự án sẽ tập trung vào cải thiện các quá trình xây dựng chính sách tại Việt Nam nhằm hỗ trợ cải thiện môi trường thể chế và quản lý công đồng thời tăng cường việc giám sát, quản lý hoạt động và các cơ chế giải trình trách nhiệm của chính phủ. Dự án sẽ bao gồm hỗ trợ nâng cao năng lực có liên quan đến Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Toàn bộ các hoạt động trong dự án này cũng sẽ được thiết kế để tăng cơ hội tham gia về kinh tế và xã hội cho các nhóm dân cư như phụ nữ, người dân tộc thiểu số và các nhóm dân cư dễ bị tổn thương.

Dự án mới kéo dài 5 năm với trị giá 42 triệu đôla này sẽ được triển khai bởi một nhóm các tổ chức quốc tế do Chemonics International đứng đầu. Đây là một công ty tư vấn của Mỹ được lựa chọn thông qua một quá trình đấu thầu cạnh tranh. Bộ Tư pháp đã được Chính phủ Việt Nam giao làm đối tác chính trong dự án. Dự án sẽ sẽ hợp tác trực tiếp với Quốc hội, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Kiểm toán Nhà nước và Bộ Tư pháp của Việt Nam. Dự án cũng sẽ xây dựng các quan hệ đối tác về các vấn đề cụ thể với khối tư nhân, các tổ chức xã hội dân sự, các trường đại học, chính quyền các địa phương và các đối tác phát triển.

“Với những mục tiêu, kết quả đã được thống nhất cao giữa Chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ, tôi tin tưởng rằng Chương trình Quản trị Nhà nước nhằm Tăng trưởng Toàn diện sẽ góp phần tạo ra một khuôn khổ hợp tác mới, mở ra một thời kỳ mới trong hợp tác phát triển nói chung, lĩnh vực hợp tác pháp luật và tư pháp nói riêng giữa Việt Nam với Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế,” Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên phát biểu.

Tham dự sự kiện này có Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Ngô Đức Mạnh, các đối tác phát triển và đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí. Tại buổi lễ, các đại biểu đã được nghe trình bày tổng quan về chiến lược cũng như thảo luận về các mục tiêu phát triển đề ra trong chiến lược, trong đó có tăng cường quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng bền vững và sâu rộng hơn và tăng cường năng lực để bảo vệ và cải thiện sức khỏe và hạnh phúc.

Để tìm hiểu thêm về chiến lược mới được công bố này, vui lòng truy cậptrang web.

(Hết thông cáo)

Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (tiếng Anh: United States Agency For International Development - USAID) là một cơ quan phát triển quốc tế do chính phủ Liên bang Mỹ điều hành.

Usaid là tổ chức gì

Ảnh minh họa: Devex

Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ 

Khái niệm

Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ trong tiếng Anh là United States Agency For International Development (USAID).

Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ là một cơ quan phát triển quốc tế do chính phủ Liên bang Mỹ điều hành. Nó được cho là cơ quan phát triển hàng đầu thế giới. Mục đích thúc đẩy sự phát triển ở nước ngoài được kết hợp với các lợi ích xa hơn của Mỹ ở nước ngoài. Công việc của cơ quan này là thúc đẩy an ninh quốc gia và sự thịnh vượng kinh tế của Mỹ, thể hiện sự hào phóng của Mỹ và thúc đẩy con đường tự chủ và kiên cường của nước tiếp nhận viện trợ. 

Vai trò của USAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) được thành lập theo sắc lệnh hành pháp của Tổng thống John F. Kennedy vào năm 1961. Với nền kinh tế toàn cầu vẫn còn tương đối mong manh trong giai đoạn sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, thúc đẩy tăng trưởng ở các nước đang phát triển được coi là công việc thiết yếu cho sự thịnh vượng của chính Mỹ. USAID gúp các quốc gia duy trì độc lập và tự do cũng được nêu bật như một lí do căn bản. 

Trong khi các mục tiêu chính trị của Mỹ và lợi ích của Mỹ luôn được đề cao, như kì vọng đối với một cơ quan do chính phủ tài trợ, thì USAID cũng có một mong muốn thực sự là giúp phát triển toàn cầu. 

USAID tự mô tả là giúp thực hiện chính sách đối ngoại của Mỹ bằng cách "thúc đẩy tiến bộ của con người trên diện rộng đồng thời mở rộng xã hội ổn định, tự do, tạo thị trường và đối tác thương mại cho Mỹ, và thúc đẩy thiện chí ở nước ngoài". 

Ở cấp độ cơ sở hơn, USAID thúc đẩy sự thịnh vượng của Mỹ thông qua các khoản đầu tư mở rộng thị trường cho hàng xuất khẩu của Mỹ và tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp Mỹ.

Viện trợ của USAID

Viện trợ phát triển không chỉ đơn giản là hành động cung cấp viện trợ, mà là hỗ trợ các nỗ lực phát triển để các nước tiếp nhận trở nên tự lực. Các mục tiêu đã nêu của USAID là thúc đẩy sức khỏe toàn cầu, hỗ trợ sự ổn định toàn cầu, cung cấp hỗ trợ nhân đạo, xúc tác cho sự đổi mới và hợp tác, và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái. 

Một số ví dụ về loại hình hỗ trợ mà USAID cung cấp để đạt được các mục tiêu này là: các khoản vay cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ kĩ thuật, thực phẩm và cứu trợ thảm họa, giúp ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh, đào tạo và học bổng. 

Trong khi thúc đẩy phát triển và giảm nghèo là một trong những mục tiêu chính, USAID cũng thúc đẩy quản trị dân chủ ở các quốc gia tiếp nhận và giúp chống lại các động lực của bạo lực, bất ổn, tội phạm xuyên quốc gia và các mối đe dọa an ninh khác.

USAID hoạt động tại 100 quốc gia đang phát triển trải rộng trên toàn cầu tại các khu vực như châu Phi cận Sahara, châu Á, Cận Đông, châu Mỹ Latinh, Vùng Caribe, châu Âu và Âu Á.

(Theo Investopedia)