Văn hóa doanh nghiệp trong tiếng anh là gì

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Có thể thấy rằng, mỗi một công ty sẽ có những hướng đi và khác biệt về văn hóa. Các yếu tố cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp sẽ có sự khác nhau về ngành nghề và tư duy của nhà lãnh đạo. Đó là lý do tại sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp và vạch ra con đường tương lai, những sứ mệnh thiết thực mà doanh nghiệp đó có thể mang lại cho cộng đồng. Hy vọng rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp ích và cho bạn cái nhìn đầy đủ hơn về khái niệm này!

Văn hóa doanh nghiệp là gì là câu hỏi mà rất nhiều nhà quản trị quan tâm bởi nó là tiền đề để xây dựng một doanh nghiệp mạnh và được coi là gốc rễ của tổ chức. Trong bài viết này, ThuthuatOffice sẽ giới thiệu đến bạn đọc văn hóa doanh nghiệp là gì và 5 ví dụ điển hình về văn hóa doanh nghiệp.

Nội Dung Bài Viết

  • 1 Văn hóa doanh nghiệp là gì?
    • 1.1 Văn hóa doanh nghiệp tiếng Anh là gì?
    • 1.2 Văn hóa doanh nghiệp mạnh là gì?
  • 2 Tại sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp?
  • 3 Các dạng văn hóa doanh nghiệp là gì?
    • 3.1 Mô hình tháp Eiffel
    • 3.2 Mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình
    • 3.3 Mô hình văn hóa tên lửa dẫn đầu
    • 3.4 Mô hình văn hóa doanh nghiệp lò ấp trứng
  • 4 Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp là gì?
  • 5 Một số ví dụ văn hóa doanh nghiệp các công ty lớn
    • 5.1 Văn hóa doanh nghiệp của Google
    • 5.2 Văn hóa doanh nghiệp của Twitter
    • 5.3 Văn hóa doanh nghiệp của Facebook
    • 5.4 Văn hóa doanh nghiệp của SquareSpace
    • 5.5 Văn hóa doanh nghiệp của Southwest Airlines

Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Vậy văn hóa doanh nghiệp là gì? Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ giá trị văn hóa được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Văn hóa là gốc rễ của doanh nghiệp, gồm 4 thành phần chính: tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và triết lý kinh doanh.

Văn hóa doanh nghiệp là cơ sở để các cá nhân hình thành nề nếp, hành vi, cách suy nghĩ và ứng xử chuẩn mực, từ đó tạo nên sự khác biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Không những vậy, nó cũng là một phần quyết định đến sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

Hiểu được văn hóa doanh nghiệp là gì, bản thân mỗi cá nhân khi làm việc trong một môi trường mới có thể hòa nhập, cùng nhau giữ gìn và xây dựng văn hóa để theo đuổi và hướng tới mục đích chung của doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh, văn hóa doanh nghiệp là corporate culture, được hình thành từ hai từ corporate nghĩa là doanh nghiệp và culture là văn hóa.

Văn hóa doanh nghiệp mạnh là gì?

Sau khi đã tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp là gì, khái niệm văn hóa mạnh cũng thường được nhắc đến. Văn hóa doanh nghiệp mạnh trong tiếng anh là strong culture, là văn hóa mà trong đó nhân viên tin tưởng vào giá trị của tổ chức.

Các thành viên trong tổ chức tin rằng những giá trị văn hóa là một chuẩn mực để thực hiện, họ làm việc dựa trên cơ sở việc làm đó là đúng. Họ tự giác hành động trước tình huống xảy ra và phản ứng trước công việc được giao phó.

Tuy nhiên, nhược điểm của văn hóa doanh nghiệp mạnh đó là suy nghĩ theo nhóm, đôi khi các thành viên có ý tưởng riêng nhưng lại không muốn khác biệt và thay đổi khỏi suy nghĩ của tổ chức, vì vậy sẽ làm giảm khả năng sáng tạo.

Tại sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp?

Xây dựng văn hóa sẽ mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp, cụ thể:

  • Thu hút nhân tài

Một văn hóa doanh nghiệp mạnh là một trong những cách tốt nhất để thu hút nhân viên tiềm năng. Văn hóa doanh nghiệp càng tích cực thì nhân viên sẽ cống hiến hết mình và coi tổ chức là ngôi nhà thứ hai chứ không đơn chỉ đơn giản là một nơi làm việc sáng đi chiều về.

  • Tạo động lực làm việc

Là tiền đề giúp nhân viên định hướng rõ mục tiêu và bản chất công việc, xây dựng một môi trường hòa đồng, thoải mái và bình đẳng.

Một môi trường lành mạnh sẽ giúp mối quan hệ giữa nhân viên tốt đẹp để từ đó họ có thể yên tâm làm việc việc hơn. Nhân viên sẵn sàng đánh đổi mức thu nhập thấp hơn để làm trong môi trường có văn hóa tốt đẹp và tôn trọng lẫn nhau.

  • Giảm xung đột

Văn hóa doanh nghiệp là cơ sở để kết nối các thành viên của doanh nghiệp. Dựa trên cơ sở đó, khi xảy ra xung đột thì văn hóa chính là yếu tố giúp mọi người đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động đúng đắn để kết nối với nhau.

  • Điều phối và kiểm soát

Văn hóa doanh nghiệp sẽ kiểm soát và chi phối hành vi cá nhân bằng các chuẩn mực, nội quy, quy tắc hay các quy trình. Khi có quá nhiều quyết định phải được đưa ra thì văn hóa chính là căn cứ để ra lựa chọn sáng suốt nhất.

  • Lợi thế cạnh tranh

Mỗi văn hóa sẽ góp phần tạo nên sự khác biệt của mỗi doanh nghiệp, từ đó làm tăng hiệu quả hoạt động và cạnh tranh tốt trên thị trường.

Các dạng văn hóa doanh nghiệp là gì?

Có vô vàn loại văn hóa doanh nghiệp đã được nghiên cứu trên thế giới. Hiện tại đúc kết được 4 loại văn hóa doanh nghiệp phổ biến mà hầu như các doanh nghiệp đều sử dụng. Vậy 4 loại mô hình văn hóa doanh nghiệp là gì?

Mô hình tháp Eiffel

Mô hình văn hóa này thiên về nhiệm vụ và tôn trọng thứ bậc được phân cấp rõ ràng. Nó tựa như một hình tháp nhiều tầng, mỗi tầng là một công việc, nhiệm vụ riêng được phân quyền hạn rõ ràng trong quy chế và mô tả công việc. 

  • Ưu điểm:
    • Tạo ra sự đồng nhất cho tổ chức. 
    • Dễ dàng kiểm soát các quy trình, công cụ chất lượng tạo ra kết quả trong mục tiêu dài hạn. 
    • Quản lý nhân sự dựa trên KPIs và hiệu suất làm việc. 
  • Nhược điểm:
    • Cứng nhắc, khô khan, không tạo ra cảm hứng làm việc. 
    • Thiếu niềm đam mê, sáng tạo và nhiệt huyết khi phải làm theo một quy trình được định sẵn. 

Mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình

Loại mô hình văn hóa này thiên về con người và thứ bậc trong doanh nghiệp đó, định hướng người lãnh đạo như đầu tàu, một người chủ có trách nhiệm chăm lo cho các thành viên trong gia đình và đòi hỏi sự trung thành của các thành viên. Các vai trò cốt loại trong loại mô hình này là những người có nhiều kinh nghiệm và nắm vị trí cấp cao.

  • Ưu điểm:
    • Tạo sự gắn kết trong các mối quan hệ cá nhân.
    • Thành công được xác định dựa trên cơ sở đáp ứng nhu cầu khách hàng và chăm sóc đời sống nhân viên được hạnh phúc.
  • Nhược điểm:
    • Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì càng khó duy trì văn hóa.

Mô hình văn hóa tên lửa dẫn đầu

Trái ngược với mô hình văn hóa gia đình, dạng văn hóa này thiên về nhiệm vụ và phân quyền. Tại đây, các cá nhân sẽ làm việc trong một môi trường bình đẳng, tự do đưa ra sáng kiến sau khi đã được giao việc, nhà quản lý tin tưởng nhân viên và chấp nhận những rủi ro có thể xảy ra sau khi giao quyền.

  • Ưu điểm:
    • Sự sáng tạo và đổi mới được đề cao với mục tiêu dài hạn là phát triển và tạo ra các nguồn lực mới.
    • Thành công của doanh nghiệp là việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ đảm bảo chất lượng.
  • Nhược điểm:
    • Vì đề cao sự bình đẳng và tự giác nên có thể sẽ là nguyên nhân khiến nhân viên thiếu trách nhiệm và mất phương hướng.

Mô hình văn hóa doanh nghiệp lò ấp trứng

Trong loại mô hình này, yếu tố con người và sự bình đẳng được nhấn mạnh. Các thành viên trong tổ chức được thỏa sức phát huy khả năng sáng tạo, tự nghiên cứu, học hỏi để hoàn thiện bản thân mà không có sự bắt buộc và gò bó nào.

  • Ưu điểm:
    • Nhấn mạnh vào thành tựu mang lại, mục tiêu giữ cho tổ chức hoạt động lâu dài.
    • Danh tiếng và thành công, thâm nhập được thị trường chứng khoán là quan trọng nhất.
    • Đề cao sự cạnh tranh phát huy tối đa khả năng làm việc của nhân viên.
  • Nhược điểm:
    • Tạo ra áp lực nặng nề khi sự cạnh tranh của các nhân viên quá mạnh.

Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp là gì?

Chúng ta đã tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp là gì và các dạng mô hình văn hóa doanh nghiệp. Như vậy, không khó để nhận ra muốn xây dựng và phát triển một văn hóa doanh nghiệp hoàn chỉnh, trước hết, bạn cần phải bám vào mục tiêu và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải định hình văn hóa cho mỗi cá nhân thông qua quy trình tuyển dụng và đào tạo, cụ thể:

  • Bước 1: Xác định những mục tiêu, định hướng của doanh nghiệp. Tại bước này, bạn cần trả lời 3 câu hỏi quan trọng:
    • Mục đích tồn tại doanh nghiệp là gì?
    • Những giá trị nào khiến chúng ta tin tưởng?
    • Tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp là gì?
  • Bước 2: Tập trung soạn thảo, xây dựng và thực hiện các khía cạnh của văn hoá doanh nghiệp:
    • Quy chế, quy định của công ty
    • Khẩu hiệu [slogan]
    •  Tầm nhìn
    • Sứ mệnh
    • Giá trị cốt lõi
    • Triết lý kinh doanh
    • Đội ngũ nhân sự
  • Bước 3: Đánh giá lại quá trình thực hiện văn hoá doanh nghiệp.
  • Bước 4: Củng cố, điều chỉnh các khía cạnh của văn hoá doanh nghiệp.

Một số ví dụ văn hóa doanh nghiệp các công ty lớn

Văn hóa doanh nghiệp của Google

Một trong những ví dụ nổi tiếng về việc hiểu rõ văn hóa doanh nghiệp là gì và áp dụng thành công văn hóa doanh nghiệp là Google.

Những nhân viên tại Google được biết như những người tài năng và xuất chúng, lý do thu hút được nhiều nhân tài như vậy không thể không kể đến một môi trường văn hóa mở của Google như những bữa ăn miễn phí, tiệc tùng, hoa hồng tài chính, những buổi thuyết trình, hay được phép mang chó vào văn phòng,…

Google ngày càng phát triển với nhiều chi nhánh tại nhiều quốc gia, việc giữ vững văn hóa như ở trụ sở chính gặp nhiều khó khăn hơn bởi phải thay đổi văn hóa sao cho phù hợp với nhân viên tại quốc gia đó.

Tuy vậy, những nhân viên tại Google vẫn bị stress do làm việc trong môi trường quá cạnh tranh và những văn hóa chưa thực sự giúp họ cân bằng giữa công việc và cuộc sống của mỗi thành viên.

Văn hóa doanh nghiệp của Twitter

Với Twitter, cởi mở được coi là nền tảng phát triển công ty. Những nhân viên nơi đây luôn tự hào vì mình là một phần của tổ chức bởi những văn hóa tuyệt vời như: được cung cấp các bữa ăn thịnh soạn miễn phí, được tham gia các lớp học yoga, hay các kì nghỉ không giới hạn.

Làm việc trong một môi trường tích cực với những cuộc họp được tổ chức trên sân thượng, đồng nghiệp hòa đồng và thường xuyên giúp đỡ lẫn nhau. Mỗi một cá thể trong Twitter đều coi nơi đây là ngôi nhà thứ hai của mình.

Văn hóa doanh nghiệp của Facebook

Facebook cũng là một trong những số doanh nghiệp nổi tiếng với văn hóa độc nhất. Môi trường làm việc tại đây như ngôi nhà thứ hai của các thành viên trong tổ chức với đầy đủ các dịch vụ như: cung cấp đồ ăn, không gian làm việc mở, hay thậm chí có máy giặt là tại văn phòng.

Thế nhưng, Facebook cũng gặp vấn đề giống Google là làm việc trong môi trường cạnh tranh dẫn đến công việc quá áp lực và căng thẳng.

Văn hóa doanh nghiệp của SquareSpace

SquareSpace là một trong những startup được liệt kê trong danh sách là một trong những nơi đáng để làm việc tại New York bởi câu slogan văn hóa nổi tiếng là “phẳng, mở và sáng tạo” với phẳng được hiểu là không có ranh giới giữa nhân viên và quản lý.

Với nhiều lợi ích lớn như 100% bảo hiểm sức khỏe loại tốt, các kì nghỉ trong năm, nhà bếp, các bữa tiệc hoành tráng, hay thậm chí là còn có các khu vực để nghỉ ngơi đã khiến cho các nhân viên của SquareSpace luôn đầy tự hào.

Văn hóa doanh nghiệp của Southwest Airlines

Ví dụ cuối cùng về văn hóa doanh nghiệp mà ThuthuatOffice muốn giới thiệu đến bạn là văn hóa của Southwest Airlines. Đây là một trong những công ty hàng không được đánh giá rất cao về chất lượng dịch vụ.

Với thời gian hoạt động được hơn 43 năm. Southwest Airlines luôn cho phép các nhân viên của mình làm được mọi thứ để thỏa mãn khách hàng, đạt được chiến lược văn hóa công ty. Họ đã thành công trong việc giúp nhân viên hiểu được tầm nhìn và mục tiêu của công ty để từ đó mang lại giá trị cao cho khách hàng.

Xem thêm:

  • 7 ý tưởng chọn quà tặng sếp
  • Bỏ túi 4 cách tìm tên công ty qua số điện thoại cực đơn giản
  • Kaizen là gì? 10 nguyên tắc cốt lõi trong triết lý Kaizen

Trên đây là những khái niệm về văn hóa doanh nghiệp là gì và những ví dụ điển hình tại một số công ty lớn mà ThuthuatOffice chia sẻ đến bạn. Mong những thông tin trên trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn. Hãy Like, Share và ghé thăm ThuthuatOffice thường xuyên để có thể tham khảo thêm nhiều bài viết hữu ích nhé.

Văn hóa doanh nghiệp là gì tiếng Anh?

Corporate culture tên gọi tiếng anh của Văn hóa doanh nghiệp.

Corporate culture nghĩa là gì?

Văn hóa doanh nghiệp trong tiếng Anh là Corporate culture. Văn hóa doanh nghiệp toàn bộ những nhân tố văn hoá được doanh nghiệp chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh, tạo nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Văn hóa doanh nghiệp những giá trị, niềm tin, hình thức mà mọi người trong doanh nghiệp cùng công nhận và suy nghĩ, nói, hành động như một thói quen, giống như đời sống tinh thần và tính cách của một con người, và phần quyết định đến sự thành bại về lâu dài của doanh nghiệp.

Task culture là gì?

Văn hóa công việc [task culture] hình thức trong đó quyền lực được phân tán vàchủ yếu được quyết định bởi năng lực chuyên môn chứ không phải bởi vị trí trong tổ chức hay uy tín.

Chủ Đề