Ví dụ về sự phát triển tâm lý cá nhân

Tâm lý xã hội theo từ điển triết học năm 1986 là toàn bộ tình cảm, ý chí, tâm trạng, thói quen, truyền thống thể hiện trong tâm lý của các nhóm xã hội, các giai cấp, các dân tộc, nhân dân các nước do có chung những điều kiện kinh tế – xã hội trong đời sống của họ. Để làm rõ hơn bài viết xin đưa ra ví dụ về các hiện tượng tâm lý xã hội để độc giả quan tâm theo dõi.

Tâm lý học là gì?

Từ đầu thế kỉ XIX trở đi, nền sản xuất thế giới đã phát triển mạnh, thúc đẩy sự tiến bộ không ngừng của nhiều lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, tạo điều kiện cho tâm lí học trở thành một khoa học độc lập. Tâm lý học là khoa học nghiên cứu tâm lý. Khoa học tâm lý ra đời từ năm 1879, chủ yếu nghiên cứu đời sống tâm hồn của con người.

Đối tượng của tâm lí học là các hiện tượng tâm lí với tư cách là một hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não con người sinh ra, gọi chung là các hoạt động tâm lí. Tâm lí học nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triển của hoạt động tâm lí.

Bản chất của tâm lí người

Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể. Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể tâm lí người có bản chất xã hội – lịch sử.

Tâm lí người không phải do thượng đế hay do chúa trời sinh ra, tâm lý con người cũng không phải là do não tiết ra như gan tiết ra mật. Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não con người thông qua lăng kính chủ quan.

Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan, là chức năng của não, là kinh nghiệm xã hội lịch sử biến thành cái riêng của mỗi người..  Tâm lí con người khác xa với tâm lí của một số loài động vật cao cấp ở chỗ: tâm lí người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử. Bản chất xã hội và tính lịch sử của tâm lí người thể hiện như sau:

– Tâm lí người có nguồn gốc là thế giới khách quan (thế giới tự nhiên và xã hội), trong đó cuộc sống xã hội là cái quyết định (quyết định luận xã hội).

– Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người trong các mối quan hệ xã hội

– Tâm lí của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hôi, nền văn hoá xã hội, thông qua hoạt động, giao tiếp (hoạt động vui chơi, học tập, lao động, công tác xã hội), trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo hoạt động của con người và mối quan hệ giao tiếp của con người trong xã hội giữ vai trò quyết định.

– Tâm lí của mỗi người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử dân tộc và cộng đồng. Tâm lí của mỗi người chịu sự chế ước bởi lịch sử của cá nhân và cộng đồng.

Ví dụ về sự phát triển tâm lý cá nhân

Các hiện tượng tâm lý xã hội là gì

Thế giới tâm lí của con người vô cùng đa dạng và phức tạp. Các hiện tượng tâm lí có nhiều mức độ, cấp độ khác nhau, có quan hệ đan xen vào nhau, chuyển hoá cho nhau.

Khác với các hiện tượng tâm lý cá nhân là sự phản ánh nội dung đời sống xã hội, là sự phản ánh mang tính chất cá nhân riêng lẻ của các hiện tượng xúc cảm, tình cảm, đến các quá trình nhận thức như tư duy, tưởng tượng đến ý chí, nhu cầu, động cơ thúc đẩy con người thực hiện các hoạt động này hay hoạt động khác thì các hiện tượng tâm lí xã hội như phong tục, tập quán, định kiến xã hội, tin đồn, dư luận xã hội, tâm trạng xã hội, “mốt”… là khác biệt so với hiện tượng tâm lý cá nhân.

Trong cuộc sống các cá nhân tác động qua lại với những cá nhân khác, biểu lộ thái độ đánh giá, mong muốn của bản thân và của người khác, nhận biết người khác, ảnh hưởng và bị ảnh hưởng của người khác.

Các hiện tượng tâm lý xã hội được hiểu là tâm lý của cá nhân khi đó một mặt chịu sự quy định của nhóm xã hội và sự tương tác xã hội, mặt khác điều chỉnh hành vi của bản thân cho phù hợp với yêu cầu và tình huống tương tác. Hệ quả tất yếu là làm nảy sinh các hiện tượng tâm lý chung ở nhiều cá nhân trong một nhóm trong một cộng đồng, trong cả một dân tộc, thậm chí trong nhiều dân tộc.

Tâm lý xã hội không phải là tổng đơn giản, cơ học của các hiện tượng tâm lý cá nhân. Nó là các hiện tượng tâm lý chung của nhiều người diễn ra trong các nhóm xã hội, khi con người hoạt động, giao tiếp, tác động qua lại với nhau, được quy định bởi sự tác động qua lại và nhóm xã hội.

Vậy tâm lý học xã hội nghiên cứu các quy luật và cơ chế của các hiện tượng tâm lý xã hội nảy sinh trong các tương tác xã hội.

Để làm rõ hơn nội dung xoay quanh các hiện tượng tâm lý xã hội bài viết xin đưa ra ví dụ về các hiện tượng tâm lý xã hội cụ thể để độc giả quan tâm có thể theo dõi.

Những cuộc chiến tranh, khủng hoảng, khủng bố…  diễn ra trên thế giới, đặc biệt thời gian qua cuộc chiến tranh giữa ukraine và nga tạo ra các hiện tượng tâm lý xã hội nhất định trong tập thể xã hội loài người. Cụ thể đó là tâm trạng lo lắng trước an toàn của nhân dân vùng chiến tranh của xã hội hay tâm trạng phản đối chiến tranh.

Dư luận xã hội của xã hội trước một vấn đề tốt sẽ được tập thể xã hội ủng hộ, khen ngợi, tán thành và đồng ý. Đối với vấn đề xấu thì dư luận xã hội sẽ phê phán, lên án và không đồng tình.

Bản chất và chức năng của các hiện tượng Tâm lý xã hội

Bản chất của các hiện tượng tâm lý xã hội là những hiện tượng tâm lý chung của một nhóm xã hội cụ thể nảy sinh trong quá trình tác động qua lại, giao tiếp và hoạt động cùng nhau của các cá nhân trong nhóm.

Các hiện tượng tâm lý xã hội đó điều chỉnh, điều khiển hoạt động cùng nhau của các thành viên và của nhóm xã hội. Mặt khác cũng phải thấy rằng các hiện tượng tâm lý xã hội có quan hệ đặc biệt và khó có thể tách rời với các hiện tượng tâm lý cá nhân.

Bên cạnh đó các hiện tượng tâm lý xã hội có chức năng định hướng, thúc đẩy và điều khiển, điều chỉnh hoạt động của cá nhân. Hoạt động của các nhóm xã hội, thông qua đó tác động đến các quá trình xã hội.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề Ví dụ về các hiện tượng tâm lý xã hội đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này nếu có bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng đừng ngần ngại hãy phản hồi để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.

Giới ThiệuKhám – chữa bệnhTiêm chủngTin tức – Sự kiệnTin chuyên mônGóc mẹ và béChia sẻ yêu thươngHỏi đáp

Ví dụ về sự phát triển tâm lý cá nhân

Giới ThiệuKhám – chữa bệnhTiêm chủngTin tức – Sự kiệnTin chuyên mônGóc mẹ và béChia sẻ yêu thươngHỏi đáp

Mỗi đứa trẻ được sinh ra và lớn lên đều trải qua những biến đổi tâm sinh lý khác nhau. Vì vậy, không ít cha mẹ gặp khó khăn trong quá trình tìm hiểu để giáo dục trẻ như thế nào cho phù hợp. Để giúp cho cha mẹ hiểu hơn về đặc điểm tâm sinh lý trẻ từ 0 đến 16 tuổi, hãy lắng nghe những chia sẻ dưới đây nhé?

Ví dụ về sự phát triển tâm lý cá nhân

Giai đoạn từ 0 đến 1 tuổi

Ngay khi trẻ được sinh ra có sự thay đổi từ môi trường ổn định trong bào thai sang một môi trường mới với nhiều biến đổi như ánh sáng, nhiệt độ, âm thanh…Trong những năm đầu của cuộc đời trẻ cần được người lớn thỏa mãn những nhu cầu bản năng, vì vậy năm đầu mối quan hệ mẹ con là mối quan hệ đặc biệt tác động đến sự phát triển của trẻ. Giai đoạn này trẻ chưa biết nói nên mối quan hệ mẹ con là mối quan hệ tiền ngôn ngữ, là mối quan hệ ruột thịt thông qua tiếp xúc giữa cơ thể mẹ và cơ thể trẻ để thỏa mãn các nhu cầu tâm sinh lý của đứa trẻ. Về ngôn ngữ trẻ 7-8 tháng biết phát ra âm đơn giản, biết lạ quen, 12 tháng tuổi biết nói một số từ đơn giản.

Yếu tố tâm lý: trong giai đoạn này trẻ cần được quan tâm, yêu thương của người chăm sóc đặc biệt là vai trò của người mẹ. Tất cả nhu cầu về vật chất, nhu cầu tình cảm của người mẹ, nhu cầu gắn bó được đáp ứng, môi trường sống ổn định thì tạo cho trẻ cảm giác an toàn và phát triển tốt. Nếu giai doạn này người mẹ có những bất ổn về tâm lý như: sinh con ngoài ý muốn, dồn tất cả nỗi thất vọng, lo lắng của mình lên đưa trẻ; nếu trẻ sống trong môi trường thay đổi liên tục hoặc những nhu cầu vật chất không được đáp ứng có thể gây nên những vấn đề tâm lý cho đứa trẻ.Tuy vậy, trong xã hội không phải nhu cầu nào cũng được đáp ứng mà dần dần trẻ phải học theo quy luật, quy tắc như trẻ đói phải biết chờ đợi thức ăn đang nóng. Nhưng điều quan trọng là trẻ cảm nhận được tình cảm của người mẹ, của các thành viên trong gia đình.

Bạn đang xem: Ví dụ về sự phát triển tâm lý trẻ em

Giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi

Giai đoạn này trẻ tích cực thăm dò thế giới xung quanh vì trẻ đã biết đi. Nếu như trước đây người lớn mang đồ vật đến cho trẻ còn bây giờ trẻ tự đến tiếp xúc với đồ vật bằng cảm giác và vận động. Sự phát triển ngôn ngữ, trẻ chủ động tiếp xúc với người lớn vừa nói vừa làm, trẻ hiểu lời nói trước khi biết nói. Ví dụ mẹ bảo yêu em, trẻ sẽ cảm nhận được thông qua giọng nói, nét mặt, thái độ, cử chỉ của người mẹ. Ngôn ngữ của bé ở giai đoạn này, bé nói từ đơn rồi nói cụm từ và thành câu.

Giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi

Bé khám phá thế giới xung quanh một cách nhanh chóng, hoạt động tiếp xúc với đồ vật ngày càng mở rộng, vốn từ tăng nhanh, biết nói thành câu, biết nghe và kể chuyện. Trẻ thích thú trong các hoạt động trò chơi, học nói, học ăn hay đặt câu hỏi tại sao và bắt đầu đưa ra ý kiến.

Giai đoạn này, cái tôi của trẻ được hình thành, bắt đầu nhận thức được giới tính hay đặt câu hỏi “tại sao?” Trong quan hệ tình cảm bé tiến tới nhận ra vị trí của mình giữa mọi người, thoát khỏi đòi hỏi tuyệt đối về mình.

Xem thêm: Xem Phim Harry Potter Và Bảo Bối Tử Thần Phần 2 Vietsub Thuyết Minh Full Hd

Giai đoạn từ 6 trên 11 tuổi

Hoạt động chủ yếu của giai đoạn này là học tập, bước vào các hoạt động trí nhớ, tư duy để trẻ bước vào trường học, đây là bước ngoặt quan trọng. Nội dung học tập được mở rộng nên ngôn ngữ của trẻ vượt ra phạm vi những từ ngữ sinh hoạt cụ thể mà đã bao gồm nhiều khái niệm khoa học trừu tượng.

Đến cuối độ tuổi này nhân cách của bé được hình thành với những nếp sống, thói quen, những hành vi có ý thức, tự khép mình vào quy tắc xã hội hoặc theo những giá trị bản thân đã chấp nhận. Từ quan hệ ruột thịt dần dần chuyển sang quan hệ xã hội, trẻ có sự thay đổi môi trường sống, không phải môi trường quen thuộc như trước đây mà vươn ra quan hệ ngoài xã hội như là quan hệ thầy cô, bạn bè. Đây là giai đoạn hình mẫu, cho nên cha mẹ ở giai đoạn này không phải là người toàn năng trước mặt bé nữa mà vai trò hình mẫu rất quan trọng ở giai đoạn này.

Xem thêm: Hướng Dẫn Đăng Ký Sim Chính Chủ Qua Mạng Ngay Tại Nhà, Đăng Ký Thông Tin Thuê Bao Viettel Trả Trước

Giai đoạn từ 11 đến 16 tuổi

Bước sang giai đoạn này cơ thể trẻ lớn lên rất nhanh, có sự thay đổi trong hoạt động của hệ nội tiết và đáng chú ý nhất đó là sự phát dục. Vì vậy đây còn gọi là độ tuổi đậy thì. Các đặc điểm sinh dục phát triển, tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động. Tuổi dậy thì con trai bắt đầu và kết thúc chậm hơn con gái từ 1-2 năm.

Nhu cầu khẳng định bản thân, ý thức bản thân được coi là một bước biến chuyển. Với bước biến chuyển này giúp thiếu niên nhận thức, đánh giá được bản thân. Dựa vào những tiêu chuẩn đánh giá của mọi người thiếu niên sẽ xem xét hành vi và hoạt động của mình có phù hợp với yêu cầu của gia đình và xã hội. Tuy nhiên, giai đoạn này thiếu niên cũng rất nhạy cảm với những đánh giá của mọi người xung quanh. Do đó đôi khi chỉ là những thành công nhỏ được người khác quá chú ý cũng dể tạo cho các em tự cao , đánh giá cao bản thân của mình. Trái lại những thất bại nhỏ nếu bị dè biểu cũng có thể gây cho các em rụt rè, tự ti. Sự ổn định hình thành nhân cách trước đây sẽ bị phá vỡ, tạo nên sự thay đổi cấu trúc nhân cách, từ trẻ em sang người lớn trưởng thành.

Quan hệ xã hội của các em từ mối quan hệ cha mẹ chuyển sang mối quan hệ bạn bè. Trong gia đình cha mẹ tạo điều kiện cho các em nhiều quyền độc lập hơn và những yêu cầu cao hơn. Thiếu niên thường không muốn sự chăm sóc quá tỉ mỉ, quan tâm quá mức của cha mẹ. Trong gia đình các em mong muốn cha mẹ tôn trọng ý kiến của các em hơn là chiều chuộng. Thường các em chưa nhận thức được mặt tốt và mặt xấu ở trong xã hội trong khi đây là lứa tuổi hay tìm kiếm, thực ngiệm và lứa tuổi chống đối. Vì vậy các em cần có sự quan tâm hỗ trợ, dìu dắt hướng dẫn của người lớn. Các em từng bước tự chủ trong học tập và công việc. Vì vậy các em cần có chỗ dựa tình cảm của người thân để tâm sự và chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm…Sau một thời gian các em đánh giá, xác định cho bản thân nhân cách mới, nhân cách trưởng thành. Cuối giai đoạn này nhân cách đã được hình hành ổn định, các em bắt đầu lựa chọn ngành nghề .