Vì sao bitcoin lại có giá trị

Với đà tăng giá tiêu dùng - thước đo lạm phát yêu thích của FED - giảm tốc vào tháng 4 thúc đẩy thị trường cổ phiếu và tiền mã hóa. Nhưng biến động vẫn sẽ còn trong tương lai.

Theo dữ liệu của CoinMarketCap hôm 30/5 (theo giờ Việt Nam), giá Bitcoin bất ngờ tăng 4,76% so với 24 giờ trước đó và chính thức xuyên thủng ngưỡng 30.000 USD/đồng. Giá trị vốn hóa thị trường của Bitcoin đạt 577 tỷ USD. Khối lượng giao dịch tăng 23,81% lên 22 tỷ USD.

Thị trường tiền mã hóa cũng phục hồi mạnh mẽ. Tổng giá trị vốn hóa của toàn bộ thị trường tiền mã hóa tăng 4,82% lên 1.260 tỷ USD. Giá Ether - đồng tiền mã hóa lớn thứ 2 - tăng gần 6% lên 1.879 USD/đồng.

Riêng đồng Cardano - nằm trong nhóm 10 đồng tiền có vốn hóa lớn nhất - ghi nhận mức tăng gần 12% sau vỏn vẹn một ngày.

Nói với Zing, chuyên gia quốc tế giải thích rằng thông tin mới về lạm phát của Mỹ làm dấy lên hy vọng rằng ngân hàng trung ương sẽ không tiếp tục mạnh tay nâng lãi suất. Tuy nhiên, đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới vẫn rất dễ tổn thương trước những áp lực bán tháo.

Vì sao bitcoin lại có giá trị

Giá Bitcoin lấy lại mốc 30.000 USD/đồng hôm 30/5. Ảnh: CoinMarketCap.

Sức ép lạm phát giảm đi

Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 4 được Bộ Thương mại Mỹ công bố hôm 27/5 đã tăng 4,9% so với một năm trước đó.

Tăng trưởng PCE của Mỹ đã giảm tốc so với những tháng trước đó. Giá tiêu dùng cá nhân tăng 6,6% trong tháng 3. Hồi tháng 2, tốc độ tăng là 6.3%.

PCE đo lường sự thay đổi của giá cả hàng hóa và dịch vụ trong chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình, thay vì doanh nghiệp hoặc những thành phần kinh tế khác. Đáng nói, đây là thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED).

Trong tháng 4, mức tăng hàng tháng của PCE là 0,3%, tương tự tốc độ vào tháng 3 và phù hợp với dự báo trước đó của giới quan sát.

Giá Bitcoin có thể trở lại đà tăng lành mạnh nếu khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư thay đổi. Và điều đó xảy ra khi lạm phát được kiểm soát tốt

Ông Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao có trụ sở tại Mỹ của OANDA

Mức tăng tháng 4 của PCE thấp hơn chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được Cục Thống kê Lao động Mỹ công bố. Theo đó, CPI tháng trước của Mỹ tăng 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tăng trưởng giá tiêu dùng của Mỹ giảm tốc trong tháng 4 là tin tốt đối với các thị trường rủi ro, vốn bị đè nặng bởi rủi ro lạm phát.

Để đối phó với áp lực lạm phát, FED đã thực hiện 2 đợt nâng lãi suất với tổng cộng 75 điểm cơ bản. Cơ quan này cũng phát đi tín hiệu sẽ tiếp tục nâng lãi suất cho đến khi lạm phát tiến gần hơn đối với mục tiêu 2%.

Trong vòng 2 năm qua, các thị trường rủi ro như cổ phiếu và tiền mã hóa đã tăng phi mã nhờ những chính sách nới lỏng tài khóa và tiền tệ chưa từng có nhằm đối phó với ảnh hưởng từ dịch Covid-19.

Cụ thể, ngân hàng trung ương Mỹ đã hạ lãi suất xuống gần 0 để khuyến khích các hộ gia đình và doanh nghiệp chi tiêu. Cơ quan này cũng bơm hàng nghìn tỷ USD vào nền kinh tế thông qua chương trình nới lỏng định lượng.

Việc lãi suất rơi xuống mức thấp khiến chi phí cơ hội của các khoản đầu tư giảm đi, thúc đẩy giới đầu tư tìm đến những tài sản rủi ro như cổ phiếu công nghệ, cổ phiếu meme và tiền mã hóa. Nhưng giờ, đà tăng phi mã của thị trường đã kết thúc nhanh như khi nó bắt đầu.

Tiếp tục biến động

"Giá Bitcoin chịu áp lực lớn khi các nhà đầu tư lo ngại rằng FED sẽ mạnh tay thắt chặt chính sách tiền tệ trong những cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) sắp tới", ông Edward Moya - nhà phân tích thị trường cấp cao có trụ sở tại Mỹ của OANDA - giải thích với Zing. FOMC là cơ quan hoạch định chính sách của FED.

"Thông tin đà tăng của PCE trong tháng 4 - thước đo lạm phát yêu thích của FED - giảm tốc có thể làm giảm bớt lo ngại về việc ngân hàng trung ương Mỹ mạnh tay nâng lãi suất, từ đó thúc đẩy thị trường tiền mã hóa", vị chuyên gia nói thêm.

Theo chuyên gia Moya, giá Bitcoin có thể trở lại đà tăng lành mạnh nếu khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư thay đổi. "Và điều đó xảy ra khi lạm phát được kiểm soát tốt", ông nói thêm.

Khẩu vị rủi ro là thuật ngữ chỉ quan điểm, mức chấp nhận của mỗi cá nhân, tổ chức về mức độ xuất hiện rủi ro trong việc đầu tư.

Vì sao bitcoin lại có giá trị

Giá Bitcoin lao dốc mạnh trong vòng một tháng qua. Đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới bị đè nặng bởi lãi suất tăng cao. Ảnh: CoinMarketCap.

Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng giá Bitcoin còn rất dễ biến động trong thời gian tới bởi FED sẽ tiếp tục nâng lãi suất để kiểm soát lạm phát. Ngay cả khi đã sụt giảm, giá tiêu dùng của Mỹ vẫn tăng với tốc độ cao.

"Người nắm giữ Bitcoin rất dễ nương theo đà bán tháo, tức bán ra khi thấy giá giảm", vị chuyên gia nói thêm.

Sau thông tin về PCE tại Mỹ, trong phiên giao dịch cuối tuần trước, chỉ số NASDAQ - thiên về công nghệ - đã tăng 390,48 điểm (3,33%) lên 12.131,13 điểm. Chỉ số S&P 500 đóng cửa ở 4.158 điểm, tăng 100,4 điểm (2,47%), còn chỉ số Dow Jones tăng 575,77 điểm (1,76%) lên 33.212.

"Thời gian qua, Bitcoin được giao dịch giống cổ phiếu công nghệ hơn là một loại tiền mã hóa. Giá của đồng tiền này có mối tương quan chặt chẽ với NASDAQ", ông Emile Phaneuf - nhà kinh tế học tại công ty nghiên cứu tiền mã hóa Brave New Coin - nhận định.

Giá đồng Bitcoin giảm sâu: Có nên mua lúc này?

Vì sao bitcoin lại có giá trị
Vì sao bitcoin lại có giá trị

Nguồn hình ảnh, NHAC NGUYEN/Getty Images

Tuần qua, giá Bitcoin đang biến động một cách đáng kinh ngạc. Lần đầu tiên, Bitcoin xuống dưới mốc 20.000 USD kể từ tháng 12/2020.

Điều này khiến thị trường hoảng loạn, kéo theo nhiều đồng tiền điện tử khác lao dốc, theo Dân Trí.

Hôm 19/6, giá bitcoin (BTC) giảm 6,89% trong 24 giờ xuống 19.031 USD/BTC - mức thấp nhất kể từ tháng 12/2020. Ether, đồng tiền điện tử lớn thứ hai thế giới giảm 9,74% trong 24 giờ còn 997 USD, trang Dân Trí cho hay.

Trước đợt sụt giá mới nhất này, tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng nói với BBC News Tiếng Việt rằng trong trường hợp xấu nhất, giá Bitcoin có thể tiếp tục lao xuống chạm mốc 10.000 USD. Ông cũng đưa ra lời khuyên đối với những người muốn đầu tư vào loại tiền này.

Tại sao Bitcoin lao dốc?

Biên tập viên công nghệ Zoe Kleinman của BBC viết rằng theo các chuyên gia, không chỉ mình tình hình của tiền điện tử không tốt, mà là mọi thứ trên thế giới nói chung.

"Suy thoái kinh tế bùng phát, lạm phát tăng vọt, lãi suất tăng và chi phí sinh hoạt đang ở mức cao, thị trường chứng khoán cũng đang chao đảo."

Bitcoin mất giá 20% vì Trung Quốc ra tay kiểm soát

Bitcoin lần đầu tiên vượt mốc 60.000 đô la

Bitcoin: ‘Người Việt nên tìm hiểu trước khi tham gia’

"Kết quả là, ngay cả những nhà đầu tư lớn cũng ít có tiền nhàn rỗi hơn. Và nhiều nhà đầu tư bình thường - không phải là chủ sở hữu hay tập đoàn quỹ đầu cơ giàu có mà là những người như bạn và tôi - thậm chí còn có ít tiền hơn nữa để có thể đầu tư vào bất cứ thứ gì. Chấm hết," Zoe Kleinman viết.Theo Zoe Kleinman, đối với nhiều người, đầu tư vào một thứ gì đó dễ bay hơi và khó đoán như tiền điện tử có vẻ như là một rủi ro quá lớn trong thời điểm này.

Từ Los Angeles, Mỹ, tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu nói với BBC News Tiếng Việt rằng không như các loại tiền tệ chính thống, Bitcoin không được một quốc gia hay một lực lượng kinh tế nào đứng ra bảo vệ.

Đồng tiền ở các quốc gia trên thế giới được cả một nền kinh tế với sức sản xuất của toàn bộ một nước đứng sau, nên thường không bị biến động mạnh mẽ.

"Khi loại tiền tệ của một quốc gia biến động, mất giá mạnh mẽ thì đó là thảm họa của một nền kinh tế. Điều này đã xảy ra tại một vài quốc gia, đặc biệt là một số nước châu Phi", theo ông Trí Hiếu.

Tại sao là lúc này?

Theo phân tích của nhà báo Zoe Kleinman, tháng trước, hai đồng tiền điện tử Terra Luna và TerraUSD sụp đổ đã khiến nhiều người mất niềm tin vào thị trường tiền mã hóa nói chung. Do đó, ngày càng có nhiều người quyết định bán ra.

Càng nhiều người bán, Bitcoin càng có giá trị ít hơn, bởi vì đó là cách nó hoạt động - giá trị của nó được gắn với sức cầu. Điều này kích thích nhiều người bán hơn vì họ có thể thấy giá trị đang giảm xuống ... và chu kỳ tiếp tục, Zoe Kleinman viết.

Tiến sĩ Trí Hiếu cũng cho rằng giá Bitcoin hoàn toàn phụ thuộc vào cung cầu. Ông nói khi nguồn cung hạn chế và sức cầu yếu thì giá cả sẽ tụt xuống, như những gì đang xảy ra ở thời điểm hiện tại.

Vì sao bitcoin lại có giá trị
Vì sao bitcoin lại có giá trị

Nguồn hình ảnh, Ảnh chụp màn hình

Chụp lại hình ảnh,

Bitcoin lên mốc kỷ lục vào cuối năm 2021 rồi liên tục rớt giá trong năm 2022 (ảnh chụp màn hình Google Search)

Một lý do khác là không như các tài sản truyền thống khác, Bitcoin không có giá trị nội tại để củng cố, không có cửa tiệm thực sự, nguồn doanh thu hay hoạt động kinh doanh cơ bản, biên tập viên thị trường Katie Martin của tờ Financial Times cho biết.

"Giá chỉ đơn giản là bất cứ mức nào mà người ta sẵn sàng mua từ bạn. Và nó trở nên đáng sợ khi nhiều người bán tháo, sẽ không còn cái gọi là sàn nữa. Không có gì ngăn cản việc Bitcoin có thể được giao dịch ở mức 10.000 USD vào ngày mai, nếu có đủ người từ bỏ hoặc buộc phải bán", theo bà Katie Martin.

Ảnh hưởng từ tình hình kinh tế - chính trị trên thế giới

Trao đổi với BBC, Tiến sĩ Trí Hiếu cho biết một trong những nguyên nhân khiến Bitcoin tụt giá thê thảm là từ việc Nga xâm lược Ukraine đến các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga cũng như các biện pháp bảo vệ nền kinh tế của các nước phương Tây.

"Hôm 15/6, Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ đã tăng lãi suất thêm 0.75%, mức tăng lãi suất cao nhất từ cả chục năm nay và sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới", ông Trí Hiếu cho biết.

"Trước những biến động như vậy, giá trị đồng USD của Mỹ hiện nay đang được cả một nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới bảo vệ. Khi đó, tất cả tài sản được định giá bằng đồng USD trong đó có trái phiếu của chính phủ Mỹ sẽ tăng giá. Còn Bitcoin không được ai bảo vệ, nên rớt giá là điều đương nhiên."

Chuyên gia kinh tế tài chính cũng nhận định tình hình kinh tế thế giới đang đi vào một vòng xoáy nguy hiểm của sự suy thoái.

"Rất nhiều chuyên gia ở Mỹ dự đoán nền kinh tế Mỹ sẽ rơi vào một tình trạng stagflation (lạm phát kèm suy thoái), nghĩa là vừa đình trệ vừa lạm phát. Việc này nếu không diễn ra vào cuối năm nay thì muộn nhất là đầu năm sau."

"Mỹ hắt hơi thì thế giới cũng sổ mũi", ông Trí Hiếu nói với BBC.

Vì sao bitcoin lại có giá trị
Vì sao bitcoin lại có giá trị

Nguồn hình ảnh, Nhân vật cung cấp

Chụp lại hình ảnh,

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính kinh tế

Bitcoin: Đầu tư hay đầu cơ?

Tiến sĩ Trí Hiếu cho rằng, những người đầu tư vào Bitcoin là những người mang tính đầu cơ (speculator), chứ không phải đầu tư (investor).

"Ngay cả một số những ngân hàng cũng mua Bitcoin nhưng họ không không đưa Bitcoin vào danh mục đầu tư (investment portfolio) của họ. Tôi không tin là các ngân hàng lớn như Citibank, HSBC, JPMorgan Chase, Bank of America… mua Bitcoin là để đầu tư vào Bitcoin, mà họ mua Bitcoin nhằm đáp ứng phần nào nhu cầu của khách hàng của họ."

"Đây cũng là một cuộc chơi đỏ đen của các ngân hàng."

"Trong khi đó, ở Việt Nam phần lớn là những nhà đầu cơ nhỏ lẻ", ông Trí Hiếu nhận định. "Năm ngoái có rất nhiều người đầu tư vào Bitcoin vì bị kích động bởi những tổ chức về Bitcoin, những sàn Bitcoin và những đồng tiền kĩ thuật số khác. Những sàn đó hứa hẹn rằng mỗi năm có thể lời đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn phần trăm."

"Không thể có một loại đầu tư nào có thể mang lại lợi tức kinh khủng như vậy trừ trường hợp là những hoạt động phạm pháp như buôn ma túy, buôn lậu, mại dâm… Một doanh nghiệp thông thường lời đến 20% so với số vốn bỏ ra đã là lớn. Còn có những chỗ hứa hẹn mức lời hàng trăm, hàng ngàn phần trăm là ảo tưởng."

"Trong thời gian dịch bệnh, nhiều người không kiếm được tiền, khi được hứa hẹn mức lãi suất kinh khủng thì đồng tiền làm mờ mắt con người, họ như con thiêu thân lao vào hoạt động đầu tư đầy rủi ro này với hi vọng được đổi đời. Nhưng những người mà tôi quen biết đều thua lỗ".

Có nên mua Bitcoin lúc này?

Vì sao bitcoin lại có giá trị
Vì sao bitcoin lại có giá trị

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Trao đổi với BBC, Tiến sĩ Trí Hiếu đã đưa ra dự đoán đồng Bitcoin có thể xuống mức 10.000 USD trong vòng một năm tới trong một kịch bản xấu.

"Còn nếu muốn nhìn một cách lạc quan, tôi nghĩ Bitcoin có thể được phục hồi trong vài tháng tới tùy thuộc vào tình hình quân sự và chính trị, cũng như tình hình kinh tế thế giới, Bitcoin có thể lên mức 30.000 USD và tiếp tục phục hồi, nhưng xác xuất này chỉ ở khoảng 40%", ông nhận định.

"Nhìn vào biểu đồ giá Bitcoin trong một năm qua, bạn có thể thấy đồng tiền kỹ thuật số này lên từ mức 40.000 USD, 50.000 USD rồi lên tới mức đỉnh gần 70.000 USD vào cuối năm 2021, nhưng sau đó thì cắm đầu và đang ở quanh mốc 20.000 USD. Vì vậy, không thể coi Bitcoin là một tài sản an toàn được. Không có một loại tài sản an toàn nào lại có sự biến động dữ dội như thế."

"Chắc chắn có nhiều nhà đầu tư nghĩ rằng Bitcoin đang chạm đáy và mua vào", tuy nhiên Tiến sĩ Trí Hiếu nhận định rằng: "Với Bitcoin có lẽ chúng ta chưa thể định được đáy của nó, với những biến thiên như thế này không ai bảo đảm được đâu là đáy. Trong một kịch bản xấu đáy có thể là 10.000 USD, nhưng nếu đã xuống một mức thấp như vậy thì việc vực dậy cũng không lớn lắm."

Ông bổ sung rằng nguyên tắc "rủi ro đi kèm lợi nhuận" không đúng trong trường hợp của Bitcoin.

"Nguyên tắc này chỉ đúng khi đó là những đầu tư được toan tính và phù hợp với thị trường. Còn Bitcoin vẫn là một thị trường mới mẻ và biến động khôn lường, không giống với những thị trường tài sản truyền thống chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu, vàng…"

Mặc dù vậy, rất nhiều người hâm mộ tiền điện tử nói chung và Bitcoin nói riêng cho rằng đây là thời điểm tuyệt vời để mua vào.

Những câu chuyện thuyết phục về những người "giàu lên nhanh chóng", và những lời tán thành của những người nổi tiếng thực sự thu hút được những nhà đầu tư mới, theo Zoe Kleinman trong bài viết hôm 15/6 trên BBC News.

Vì sao bitcoin lại có giá trị
Vì sao bitcoin lại có giá trị

Nguồn hình ảnh, Crypto.com

Chụp lại hình ảnh,

Tài tử Matt Damon trong quảng cáo về tiền điện tử

Trong bài viết này, Zoe Kleinman đề cập đến trường hợp tỷ phú công nghệ Elon Musk đã nhiều lần viết trên Twitter bày tỏ tình yêu đối với tiền điện tử - và công ty xe điện Tesla của ông đã đầu tư 1,5 tỷ USD vào Bitcoin vào năm ngoái.

Bên cạnh đó còn có ngôi sao hạng A của Hollywood Matt Damon từng đóng một quảng cáo về tiền điện tử với khẩu hiệu: "Vận may ủng hộ những người dũng cảm" vào tháng 10/2021. Video này được phát tại Super Bowl (Siêu cúp Bóng bầu dục Mỹ - chương trình được theo dõi nhiều nhất trên truyền hình Mỹ) và đạt 28 triệu lượt xem trên Twitter và YouTube.

Tuy nhiên, những người "dũng cảm" đã bỏ tiền ra mua mua Bitcoin khi đoạn quảng cáo được phát có lẽ bây giờ sẽ không cảm thấy họ được vận may "ủng hộ", Bitcoin khi đó có giá hơn 3 lần so với bây giờ, biên tập viên Zoe Kleinman viết.