Vì sao cần hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu thuốc diệt cỏ các chất kích thích sinh trưởng sinh 12

Mô hình IPM trên cây chè được Chi cục BVTV triển khai có hiệu quả ở xã Đồng Xuân, huyện Thanh Ba, đang tiếp tục được nhân rộng ra nhiều vùng chè trên địa bàn tỉnh.

PTĐT- Thuốc bảo vệ thực vật [BVTV] là vật tư kỹ thuật không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Nhưng nếu sử dụng quá mức sẽ dẫn đến hậu quả rất tai hại. Vì vậy, giải quyết hài hòa giữa việc sử dụng thuốc BVTV để bảo vệ sản xuất nông nghiệp với việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường là một vấn đề quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp hiện đại.Tại kỳ họp thứ Tư, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVIII vừa qua, ông Nguyễn Ngọc Sơn - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thông tin về tình hình sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh hiện nay: Trung bình một năm, lượng thuốc BVTV được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh vào khoảng 100 tấn. Số vỏ bao bì sau khi sử dụng khoảng 5 tấn, hầu hết chưa được thu gom để xử lý. Toàn tỉnh hiện mới chỉ có 1.600 bể chứa vỏ bao bì trong khi để đáp ứng yêu cầu thu gom cần phải có tới 18.000 bể. Ngoài ra, việc xử lý bao bì cũng còn nhiều bất cập do chưa có đơn vị nào đứng ra để thu gom, vận chuyển và xử lý. Trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam các loại thuốc BVTV đã được sử dụng từ nhiều năm trước đây với nhiều loại thuốc BVTV có độc tính cao, tồn lưu lâu trong môi trường. Hiện nay, các loại thuốc BVTV thế hệ mới có độc tính thấp, ít tồn lưu trong môi trường đang thay thế dần các loại thuốc cũ. Tuy nhiên, dù là loại thuốc BVTV nào cũng đều có tính chất độc hại, bởi bản chất của thuốc BVTV là dùng độc tố để tiêu diệt sâu bọ và mầm bệnh. Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, một nông dân ở khu 4, xã Tử Đà, huyện Phù Ninh nhớ lại: Chỉ cách đây hơn 20 năm, cứ gần đến mùa gặt là người lớn, trẻ em đều tranh thủ buổi tối ra đồng bắt châu chấu, muồm muỗm về làm thức ăn. Ở kênh mương, các loại tép, tôm, cua từng đàn bơi lội, be bờ tát một lúc là kiếm được mẻ thức ăn ngay. Bây giờ thì do sử dụng thuốc BVTV quá nhiều nên những loại tôm, tép nhỏ đó rất hiếm. Ngay cả châu chấu, cào cào cũng ít hơn trước. Việc sử dụng thuốc BVTV bừa bãi không chỉ khiến sức khỏe của cộng đồng bị ảnh hưởng bởi tồn dư trong sản phẩm mà còn gây ô nhiễm nguồn tài nguyên đất, nước sinh hoạt, môi trường sống... mà còn tác động trực tiếp đến tính mạng của người sản xuất. Theo số liệu của khoa Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, thành phố Hà Nội thì chỉ trong năm 2016 đã có gần 500 ca ở các tỉnh miền Bắc phải cấp cứu do bị nhiễm độc khi đang sử dụng các loại thuốc BVTV, chủ yếu là thuốc trừ cỏ. Việc lạm dụng thuốc BVTV đang xảy ra khá phổ biến trong sản xuất nông nghiệp, người dân sử dụng thuốc BVTV tùy tiện, không theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn nên việc lạm dụng thuốc BVTV càng trở nên nguy hiểm, trong đó đáng lo ngại nhất là rau ăn lá, rau gia vị, cây ăn quả… Đại bộ phận bà con nông dân khi phát hiện thấy sâu bệnh là mua thuốc của các cửa hàng kinh doanh, pha và phun theo kinh nghiệm hoặc hướng dẫn của cửa hàng. Việc nhiều lô chè xuất khẩu của một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh đã bị hoàn trả do tồn dư thuốc BVTV vượt ngưỡng cho phép trước đây là minh chứng rõ rệt. Điều đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của một trong những loại cây trồng chủ lực của tỉnh, khiến cho có những thời điểm người trồng chè lao đao vì giá xuống quá thấp; doanh nghiệp tồn tới hàng ngàn tấn chè, sản xuất bị ngừng trệ... Theo thống kê của Chi cục BVTV, toàn tỉnh hiện có 399 cơ sở kinh doanh thuốc BVTV với khoảng hơn 400 loại thuốc đang được lưu thông. Đây là con số khá lớn, khiến người nông dân lúng túng khi lựa chọn các loại thuốc BVTV để phòng trừ sâu bệnh. Ông Đỗ Ngọc Tuấn, chủ một cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp ở khu 7, thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông cho biết: Trên thị trường hiện có khá nhiều loại thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học, độc tính thấp và thời gian tồn lưu trong môi trường, sản phẩm ngắn hơn so với các loại thuốc có nguồn gốc hóa học. Tuy nhiên, giá thành của các loại thuốc này thường cao hơn so với các loại thuốc hóa học từ 20 đến 40% nên đa số bà con nông dân vẫn lựa chọn thuốc hóa học. Trong quá trình bán hàng, chúng tôi cũng đã cố gắng tư vấn cho bà con sử dụng thuốc sinh học nhưng không mấy thành công.

Để bảo đảm an toàn thực phẩm cho nông sản tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, hơn 20 năm qua, ngành nông nghiệp đã ban hành danh mục cấm hoặc hạn chế một số thuốc BVTV sử dụng trên cây trồng. Tính đến năm 2015, gần 200 hoạt chất là hóa chất BVTV, điều hòa sinh trưởng, trừ cỏ, trừ ốc... đã nằm trong danh mục không được phép sử dụng trong nông nghiệp ở nước ta. Tuy nhiên, một số hoạt chất BVTV ở nước ngoài đã cấm sử dụng nhưng Việt Nam thì chưa. Trước vấn đề này, mới đây, ngành nông nghiệp tiếp tục đưa 3 hoạt chất Carbendazim, Benomyl, Thiophanate-methyl vào danh mục thuốc BVTV cấm sử dụng. Đây là một hành động cần thiết và kịp thời, mang lại nhiều lợi ích,  bảo đảm an toàn thực phẩm, theo hướng hữu cơ, sạch hơn.

Đoàn viên thanh niên Chi đoàn Báo Phú Thọ, Sở NN& PTNT và Sở Kế hoạch & Đầu tư lắp đặt các bể chứa vỏ bao bì thuốc BVTV ở xã Mai Tùng, huyện Hạ Hòa. Một trong những yêu cầu tiên quyết để sản xuất sạch, an toàn là sử dụng vật tư nông nghiệp, không chỉ thuốc BVTV mà cả phân bón và vật tư đó phải nằm trong danh mục được ngành nông nghiệp Việt Nam cho phép sử dụng hoặc hạn chế sử dụng. Bên cạnh đó, người sản xuất còn phải sử dụng đúng liều lượng, thời gian cách ly trước khi thu hoạch nông sản. Bởi vì, nếu sử dụng hoạt chất được phép sử dụng nhưng với liều lượng cao và không tuân thủ thời gian cách ly cũng gây ra tình trạng tồn dư hóa chất trong nông sản. Giải pháp khác tiên tiến và đang được ngành nông nghiệp tỉnh cố gắng mở rộng là sử dụng phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp [IPM] mà nội dung quan trọng nhất là giảm thiểu số lần sử dụng thuốc BVTV trong vụ. Vì thế, nông dân là người có vai trò quyết định trong kiểm soát việc sử dụng thuốc BVTV. Việc triển khai IPM ở tỉnh trong những năm qua đã đạt được một số kết quả khả quan. Các vùng sản xuất nông nghiệp an toàn được nhân lên; các mẫu nông sản xét nghiệm phát hiện tồn dư thuốc BVTV giảm đáng kể; tình trạng vứt vỏ bao bì  thuốc bừa bãi sau khi sử dụng được hạn chế đáng kể… Theo đánh giá của Chi cục BVTV, đến nay có khoảng 23,5% diện tích chè đã ứng dụng IPM đầy đủ; 19% số hộ nông dân sản xuất hiểu biết và áp dụng IPM; lượng thuốc hóa học trừ sâu bệnh giảm trên 10%; số lần phun thuốc BVTV giảm 6 - 8 lượt phun so với tập quán [tập quán phun 20 - 25 lượt/năm]. Trong 6 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp đã tiến hành lấy 182 mẫu sản phẩm nông sản để xét nghiệm. Theo báo cáo của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản có 163 mẫu kiểm tra nhanh không phát hiện tồn dư thuốc BVTV… Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy nhận thức về sản xuất an toàn của người nông dân ngày càng được nâng lên.

Để hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất, trả lại môi trường sinh thái trong lành, giải pháp lâu dài là phải tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hiểu biết và thay đổi tập quán của nông dân; đẩy mạnh chương trình khuyến nông, sản xuất cây trồng an toàn theo quy trình VietGAP, trước hết là ở những vùng trồng rau an toàn, cây ăn quả, nhân rộng mô hình IPM, nhất là trên cây chè và cây ăn quả. Kiểm soát nghiêm ngặt việc kinh doanh, buôn bán, sản xuất và sử dụng thuốc BVTV. Xây dựng và củng cố về tổ chức, nội dung hoạt động của mạng lưới dịch vụ BVTV cơ sở. Đẩy mạnh công tác tập huấn cho cán bộ kỹ thuật cơ sở, đại lý bán thuốc BVTV và người nông dân. Tiếp tục vận động các địa phương xây dựng các bể chứa bao bì thuốc BVTV; tìm kiếm, liên kết với doanh nghiệp để xử lý bao bì… Bên cạnh đó, cần có chính sách và biện pháp khuyến khích để hỗ trợ mọi mặt trong việc sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học, thuốc thảo mộc, thuốc thế hệ mới trong sản xuất nông nghiệp...


 

09:09, 01/11/2010

Thuốc bảo vệ thực vật là tên gọi chung để chỉ các loại hóa chất dùng trong nông nghiệp nhằm diệt sâu, bệnh, cỏ dại, các côn trùng gây hại và động vật gậm nhấm để bảo vệ cây trồng, các kho lương thực hàng hóa… Bên cạnh những lợi ích mà thuốc bảo vệ thực vật đem lại cho ngành nông nghiệp thì những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người, môi trường cũng là một vấn đề cấp bách. Theo điều tra của Cục Y tế dự phòng và môi trường Việt Nam, hằng năm có trên 5000 trường hợp nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật phải cấp cứu tại bệnh viện và có trên 300 trường hợp tử vong. Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đối với cơ thể con người và môi trường xung quanh xảy ra khi thuốc được sử dụng không đúng các tiêu chuẩn quy định.

Đối với người, khi được sử dụng không đúng cách, thuốc bảo vệ thực vật sẽ gây nhiễm độc cấp tính: Bỏng mắt cấp tính, hủy hoại da, ảnh hưởng thần kinh, gan. Khi bị nhiễm độc mãn tính sẽ ảnh hưởng đến tủy xương [thiếu máu bất sản và loạn tạo máu]; ảnh hưởng đến sinh sản [vô sinh ở nam, sảy thai, thai dị dạng...]; gây độc thần kinh; ảnh hưởng đến cơ chế miễn dịch... Cơ thể con người bị nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật biểu hiện ở nhiều mức độ: giảm sút sức khỏe, gây rối loạn các hoạt động ở hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hóa hô hấp, bài tiết, gây các tổn thương bệnh lý ở các cơ quan, hệ thống nói trên từ mức độ nhẹ tới nặng, thậm chí tàn phế hoặc tử vong.     Do đó theo dõi sức khỏe có hệ thống khi tiếp xúc thường xuyên với thuốc bảo vệ thực vật là rất cần thiết.

Đối với môi trường xung quanh, thuốc bảo vệ thực vật diệt cả những côn trùng và động vật hữu ích cho con người, có thể làm biến đổi thế cân bằng tự nhiên của hệ sinh thái gây ô nhiễm đất, nước, không khí. Các thuốc trừ sâu tồn dư lâu, không bị phân hủy ở trong đất và trong nước có thể làm cho động vật, cây trồng sống ở đó bị nhiễm thuốc lâu dài, con người ăn các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi bị nhiễm thuốc trừ sâu hằng ngày một cách gián tiếp, lâu ngày sẽ có hại cho sức khỏe.

Nguyên nhân nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật trong lao động là do không khí bị ô nhiễm thuốc, da và quần áo dây dính thuốc, do thuốc vào đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống. Mức nhiễm độc tùy thuộc vào lượng chất độc xâm nhập vào trong cơ thể, độc tính của từng loại thuốc và trạng thái sức khỏe của người khi tiếp xúc với chất độc.

Các nguyên nhân trực tiếp dẫn tới nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật trong lao động là trang bị bảo hộ lao động không chu đáo, thời gian phun thuốc quá lâu, máy bơm thuốc bị rò rỉ hoặc bị hỏng, vệ sinh cá nhân kém, nhầm lẫn…

Trạng bị bảo hộ lao động thích hợp khi phun thuốc trừ sâu. [Ảnh: T.L]

Để hạn chế những hậu quả không tốt do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, cần lưu ý: - Chỉ dùng thuốc bảo vệ thực vật trong trường hợp thực sự cần thiết, tránh lạm dụng thuốc và chỉ dùng loại ít độc đối với người, gia súc. Để phòng nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật trong lao động: - Tất cả các thuốc bảo vệ thực vật phải đựng trong các chai, hộp, bao bì kín có đầy đủ nhãn hiệu, không giao cho một người nào cất giữ tại nhà mà phải có kho riêng biệt và sắp xếp ngăn nắp. - Kho thuốc bảo vệ thực vật phải ở nơi cao ráo, xa nhà dân ở, xa các nơi tập trung đông người như trường học, chợ, bến xe. - Có quy chế bảo quản, phân phát thuốc bảo vệ thực vật thật chặt chẽ để tránh nhầm lẫn và sử dụng bừa bãi. -  Pha loãng thuốc đúng nồng độ quy định - Dùng bao nhiêu pha bấy nhiêu. -  Không ăn uống, nói chuyện, hút thuốc lá khi làm việc trong kho và khi cấp phát thuốc độc. - Khi pha loãng thuốc bảo vệ thực vật nên đứng đầu hướng gió, pha nơi thoáng, rộng rãi. - Khi phun thuốc bảo vệ thực vật phải sử dụng trang bị bảo hộ lao động như khẩu trang, găng tay, quần áo bảo hộ; phun bằng máy bay, máy bơm có động cơ, máy bơm tay; thực hiện khi trời râm mát; ruộng phun thuốc bảo vệ thực vật phải quản lý chặt 5-7 ngày, không để người và gia súc đi vào để tránh nhiễm độc; việc thu rau, quả, cây lương thực được tiến hành sau lần phun cuối bình quân từ 20-25 ngày trở lên tùy theo thời gian cách ly của từng loại hóa chất bảo vệ thực vật để tránh hại cho người sử dụng. - Tẩy độc thuốc bảo vệ thực vật:  Dùng nước xà phòng 3-5%, nước vôi sô-da 3-5% súc rửa nhiều lần các chai lọ đựng hóa chất bảo vệ thực vật; quần áo bảo hộ lao động và phương tiện cá nhân ngâm vào nước sút xà phòng vài giờ rồi giũ sạch nhiều lần

- Hủy thuốc còn thừa: Chôn sâu ít nhất 0,5m tại bãi hoang xa nhà dân, xa nguồn cung cấp nước, xa bãi chăn thả gia súc, mỗi hố chôn ≤200g, có thể ngâm tiếp xúc trong nhiều giờ với vôi tôi [ 3lít vôi tôi cho 100g thuốc trừ sâu].

Bs. Nguyễn Thị Thanh Huyền

Video liên quan

Chủ Đề