Vì sao đánh bắt hải sản được coi la ngành quan trọng của Nhật Bản

I. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí: Là quần đảo nằm ở Đông Á, trải ra theo một vòng cung dài khoảng 3800km trên Thái Bình Dương.

- Bao gồm 4 đảo lớn: Hôcaiđô, Hônsu, Xicôcư, Kiuxiu.

- Địa hình: chủ yếu là đồi núi [80%], đồng bằng nhỏ hẹp tập trung ở ven biển.

- Khí hậu: nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, có sự phân hoá Bắc - Nam.

- Tài nguyên: nghèo khoáng sản, thuỷ hải sản giàu có và phong phú.

Tự nhiên Nhật Bản

Núi Phú Sĩ - Biểu tượng của đất nước Nhật Bản

II. Dân cư

DÂN SỐ VÀ BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU DÂN SỐ THEO ĐỘ TUỔI CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM

- Dân số đông: 125,9 triệu người [năm 2020] - đứng thứ 11 thế giới.

- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên: thấp và giảm dần.

- Cơ cấu dân số già: tỉ lệ > 65 tuổi cao, tăng nhanh, là nước có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới [83,6 tuổi - 2015].

Tháp dân số Nhật Bản năm 2015 và năm 2025 [dự báo]

- Tỉ lệ dân thành thị: cao 79% - 2004 [hơn 90% - 2015].

- Mật độ dân số: mật độ dân số cao, phân bố không đều.

- Người dân cần cù, có tinh thần trách nhiệm cao, ham học hỏi.

   + Giờ giấc, tác phong công nghiệp cao, tự giác, kỉ luật nghiêm, thông minh,…

   + Giáo dục phát triển.

- Thành phần dân tộc: 99,3% dân số là người Nhật.

Đại học Tokyo - Đứng đầu bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất ở châu Á

III. Kinh tế

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM [Đơn vị: %]

Nhật Bản là cường quốc kinh tế trên thế giới.

* Sau chiến tranh II đến 1950: Do là nước bại trận trong chiến tranh thế giới thứ II nên nền kinh tế lâm vào tình trạng suy sụp nghiệm trọng.

* Từ 1952 - 1973

- Thành tựu: là thời kì phát triển “thần kì” với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, GDP phát triển nhanh 7,8% - 18,8%, đứng thứ 2 thế giới, nhiều sản phẩm đứng vị trí cao [vô tuyến, máy ảnh,…].

- Nguyên nhân: tích lũy vốn, sử dụng triệt để nguồn lao động, tập trung vào những ngành sinh lời nhanh, duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng,…

* Từ 1973 đến nay

- Tốc độ phát triển kinh tế chậm lại.

- Nguyên nhân: Khủng hoảng năng lượng, chính phủ thực hiện chiến lược kinh tế mới, kết quả làm cho nền kinh tế tăng trưởng cao nhưng không ổn định.

- Hiện nay, GDP đứng thứ 3 thế giới, sau Hoa Kì, Trung Quốc.

Vịnh Tokyo, Nhật Bản

Ngành đánh bắt hải sản là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản

Trong những năm vừa qua, ngành đánh bắt thủy hải sản chiếm một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế Nhật Bản, đó là do Nhật Bản có điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thuận lợi. 

Nhật Bản có đường bờ biển dài, 4 mặt đều giáp biển, có bờ biển dài 37.000 km với nhiều dạng địa hình. Bờ biển Sanriku, Shima, Wakasa, Seto Naikai, Tây Kyushu nhiều chỗ ăn sâu vào đất liền và có nhiều cửa sông. Trong khi đó bờ biển Hokkaido, Shimokitahonto, Kashimanada, Enshunada và bờ biển Nhật Bản lại ít thay đổi, có nhiều bãi cát và cồn cát.  Nhật Bản nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương, do bốn quần đảo độc lập hợp thành. Bốn quần đảo đó là: quần đảo Kuril, quần đảo Nhật Bản, quần đảo Ryukyu và quần đảo Izu-Ogasawara. 

Vì là một đảo quốc, nên xung quanh Nhật Bản toàn là biển. Vị trí địa lý là điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy hải sản ở Nhật Bản

Vị trí địa lý xung quanh Nhật Bản đều là biển


Có sự giao lưu giữa 2 luồng hải lưu dẫn đến việc hình thành ngư trường lớn Sự giao lưu giữa 2 luồng hải lưu Kuroshio từ phía Nam và Oyashio từ phía Bắc xuống hình thành ngư trường đánh bắt hải sản lớn ở Nhật Bản.

>> Bản đồ Nhật Bản và những điều bạn chưa biết

Cá là nguồn thực phẩm quan trọng không thể thiếu của người dân Nhật Bản. Cá đóng vai trò quan trọng trong bữa ăn và chiếm gần 40% lượng protein động vật được hấp thụ của người Nhật. Đây là món ăn thiết yếu trong các bữa ăn của người Nhật. Bởi người Nhật cho rằng cá chính là sản phẩm tốt nhất đối với sức khỏe con người.

Cá là món ăn không thể thiếu trong bửa ăn của người dân đất nước mặt trời mọc


Hàng năm, ngành ngư nghiệp của Nhật Bản khai thác được khoảng 10 triệu tấn thủy hải sản. Đây là một con số khổng lồ nhưng tất cả đều nhằm phục vụ cho nhu cầu cho thị trường trong nước, thậm chí năm 2022, Nhật Bản cũng phải nhập khẩu tới 3,8 triệu tấn thủy hải sản từ những quốc gia lân cận. 

Tính đến nay, Nhật Bản có 500 tàu cá lớn và hơn 2000 tàu cá vừa và nhỏ đang hoạt động mỗi ngày trên biển. Các phương tiện tàu thuyền đánh bắt cá đều rất hiện đại, tiên tiến.
 

Các phương tiện đánh bắt cá ở Nhật Bản đều rất hiện đại, tiên tiến


Hệ thống cảng biển xây dựng hiện đại với nhiều máy móc hỗ trợ tàu thuyền đậu bến và ra khơi.

Ngành chế biến hải sản là một trong những ngành rất được đầu tư phát triển ở Nhật Bản, tại Nhật Bản có hơn 1000 xưởng sản xuất chế biến thủy hải sản lớn nhất châu Á. Đó là do nhu cầu rất lớn về thủy sản của người dân đất nước này. 

Thủy sản sau khi được đánh bắt về đất liền, được bảo quản và phân phát đến các xưởng chế biến thủy sản. Tại xưởng chế biến thủy sản, tất cả thủy sản được phân loại và sản xuất theo quy trình công nghệ hiện đại, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm


 

Ngành chế biến hải sản ở Nhật Bản rất phát triển


Chính vì ngành chế biến thủy hải sản phát triển tại Nhật Bản, nên nhu cầu lao động trong ngành này rất lớn, tuy nhiên nguồn nhân lực trong nước lại không đáp ứng đủ, nên nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài tăng. Hàng năm các xí nghiệp chế biến thủy sản tại Nhật Bản đều tuyển dụng rất nhiều lao động Việt Nam sang làm chế biến thủy sản. Các bạn có thể xem thêm:

>> Các đơn hàng chế biến thủy hải sản tại Nhật Bản hot tại xuatkhaulaodong.com.vn

Luôn cập nhật các đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản làm việc tại các tỉnh: Hokkaido, ChiBa, Osaka, Tokyo, Saitama, Fukui, Hiroshima, Iwate, Kagawa, Ibaraki, Fukouka, Nagano, Toyama, Shizuoka, Gifu, Gunma, Tochigi, Mie, Nagasaki, Kumamoto, Yamaguchi, Kanagawa, Hyogo, Miyagi, Okayama…

Các đơn hàng này đều tập trung vào những ngành nghề xuất khẩu lao động Nhật Bản mà thực tập sinh rất thích: Thực phẩm, nông nghiệp, cơ khí, xây dựng, may mặc, thủy sản...

Tuyển chọn lao động tại các tỉnh: TP Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh,  Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.

Những bài viết người lao động nên xem: Tổng chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, Hồ sơ thủ tục đi làm việc tại Nhật Bản, Mức lương cao nhất người lao động có thể nhận khi sang Nhật làm việc, Điều kiện để đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản, Điều kiện sức khỏe đi Nhật Bản làm việc, Những ngành nghề nào dễ trúng tuyển khi đăng kí đi XKLĐ Nhật Bản...

Video liên quan

Chủ Đề