Vì sao đất nước được viết hoa

Giải bài tập Đọc hiểu - Đề số 15, đề đọc hiểu dành cho học sinh lớp 10, 11, 12 và thi THPT Quốc gia

VB1

1/ Đọc đoạn sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

          Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc… 

[Nguồn //vietbao.vn ngày 9-5-2014]

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ trong văn bản trên?  

Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 3. Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến đối tượng nào trong cuộc sống?

Câu 4. Đặt tiêu đề cho văn bản trên.

Lời giải chi tiết:

Câu 1. Phong cách ngôn ngữ trong văn bản trên: phong cách ngôn ngữ báo chí.

Câu 2. 

- Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên là điệp [lặp] cấu trúc câu [Mồ hôi rơi].

- Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó là nhấn mạnh những vất vả nhọc nhằn và sự hi sinh thầm lặng của người dân lao động. Qua đó, bộc lộ sự trân trọng, tin yêu với những con người lao động và tình yêu Tổ quốc của nhà thơ.

Câu 3. Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến người nông dân, công nhân trong cuộc sống.

Câu 4. Đặt nhan đề: Yêu Tổ quốc, Hoặc Tổ quốc của tôi.

VB2

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

“...Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời…”.

[Trích đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 trang 120 ]

Câu 5. Nêu nội dung của đoạn thơ?

Câu 6. Tại sao từ “Đất Nước” được viết hoa? 

Câu 7. Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ? 

Câu 8. Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về trách nhiệm của mình với quê hương, đất nước trong xã hội ngày nay?

Lời giải chi tiết:

Câu 5. Nội dung của đoạn thơ: Lời nhắn nhủ về trách nhiệm của mỗi người với Đất Nước.

Câu 6. Từ “Đất Nước ” được viết hoa - coi "Đất Nước" là một sinh thể, thể hiện sự tôn trọng, ngợi ca, thành kính, thiêng liêng khi cảm nhận về Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.

Câu 7. Điệp ngữ “phải biết’’, sử dụng nhiều từ chỉ mối quan hệ gắn bó như: gắn bó, san sẻ, hóa thân..

Câu 8. Cần nêu cảm nhận của riêng mình về trách nhiệm của mình với quê hương, đất nước trong xã hội ngày nay, cần khẳng định trách nhiệm hàng đầu là học tập, rèn luyện để trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội. Có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau những lập luận phải chặt chẽ, thuyết phục.

Xem thêm bài giảng: Cách làm dạng bài đọc hiểu - Cô Phạm Thị Thu Phương

Loigiaihay.com

ngocthuy

Văn bản Tuyên ngôn Độc lập thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

Tổng hợp câu trả lời [1]

Văn bản Tuyên ngôn Độc lập thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau: A. xuất xắc B. tựu chung C. cọ sát D. xán lạn
  • Để tráng 1 lớp bạc lên ruột phích, người ta cho chất X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Chất X là A. etyl axetat B. glucozơ C. tinh bột D. saccarozơ
  • Anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự tự chủ của con người trong cuộc sống.
  • Lối đối đáp mình – ta của nhân vật trữ tình trong đoạn trích Việt Bắc?
  • Trong các câu sau: I. Ngày hôm ấy, trời có mưa bay bay, anh ấy đã xuất hiện tại chỗ hẹn. II. Trần Hưng Đạo đã lãnh đạo nhân dân ta đánh đuổi giặc Minh III. Tác phẩm mới xuất bản của anh ấy được đọc giả vô cùng yêu thích. IV. Mẹ em là người mà em yêu quý nhất trên đời. Những câu nào mắc lỗi? A. I và IV B. I và II C. I và III D. II và III
  • Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du
  • “Khăn thương nhớ ai,/ Khăn rơi xuống đất,/ Khăn thương nhớ ai,/ Khăn vắt lên vai./ Khăn thương nhớ ai,/Khăn chùi nước mắt.” Đoạn thơ trên thuộc thể loại văn học: A. dân gian B. trung đại C. thơ Mới D. hiện đại
  • Lời kêu gọi phòng chống AIDS trong bản Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1 – 12 – 2003?
  • Chúng ta ai cũng khao khát thành công Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì? A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Tự sự D. Nghị luận
  • Nội dung của tác phẩm Nhàn là gì? A. Lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc của tác giả; khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi. B. Tấm lòng xót thương cho những thân phận tài hoa bạc mệnh. C. Hình ảnh của người anh hùng vệ quốc hiên ngang, lẫm liệt với lí tưởng và nhân cách lớn lao; vẻ đẹp của thời đại với sức mạnh và khí thế hào hùng. D. Vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước của tác giả.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm

BỘ ĐỀ THI THPTQG CHUẨN CẤU TRÚC- ĐỀ 13
Môn: Ngữ Văn

Thời gian làm bài: 120 phút. 


I. ĐỌC – HIỂU [3 điểm]

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
                                                                           "Những lá thơm hái lúc về già

                                                                             Hái những lá có hương tư tưởng

                                                                             Khi cây đã hóa trầm trong ruột

                                                                             Lá đủ rồi, phải đợi gì hoa?”
                                                                                   [ Chế Lan Viên, dẫn theo //www.thivien.net] 

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ và thể thơ của văn bản?
Câu 2. Tìm và nêu tác dụng của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản?
Câu 3. Nêu nội dung tư tưởng mà tác giả gửi gắm trong văn bản?
Câu 4. Anh/ Chị ấn tượng với hình ảnh thơ nào nhất? Vì sao?
II. LÀM VĂN [7 điểm]
Câu 1 [2 điểm]
Bằng đoạn văn khoảng 200 chữ, hãy bàn luận về vai trò của hình thức bên ngoài trong xã hội ngày nay.

Câu 2 [5 điểm]

Hãy phân tích những phát hiện sâu sắc mới mẻ trong quan niệm về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm được thể hiện qua đoạn thơ:

                                                     ... "Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi                                                           Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa ” mẹ thường hay kể                                                           Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn                                                           Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc.                                                           Tóc mẹ thì bới sau đầu                                                           Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn                                                           Cái kèo, cái cột thành tên                                                           Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng                                                           Đất Nước có từ ngày đó...”

                                                                     [Đất Nước - Trích Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm] 

Video liên quan

Chủ Đề