Mô hình 3d nghĩa là gì

Sẽ có rất nhiều bài viết nói về đồ họa 3D là gì bạn có thể thấy trên google? Vì thế trong khuôn khổ bài viết nhỏ này mình chỉ giới thiệu về những gì khác hơn 1 tí.

Giới thiệu sơ lược đồ họa máy tính 3D và những ứng dụng trong cuộc sống và việc làm.

Đồ họa máy tính 3D thường được nói đến là mô hình [model] 3D. Ngoài các đồ họa được kết xuất, model được chứa trong các tập tin dữ liệu đồ họa. Tuy nhiên, có sự khác biệt. Model 3D là đại diện toán học của bất kỳ đối tượng ba chiều. Một mô hình không phải là một kỹ thuật đồ họa cho đến khi nó được hiển thị. Một mô hình có thể được hiển thị trực quan như là một hình ảnh hai chiều thông qua một quá trình gọi là kết xuất 3D, hoặc được sử dụng trong mô phỏng máy tính phi đồ họa và tính toán.

Với sự hỗ trợ vượt bậc của kỹ thuật phần mềm và phần cứng [về máy móc, tính toán shader…] cũng như sự thay đổi trong cách làm 3D thì giờ đây chúng ta có thể làm được những sản phẩm chất lượng.

3D truyền thống vs 3D hiện đại

3D TRUYỀN THỐNG

- Ưu điểm:

  • Là cách làm đã quá quen thuộc với người Việt Nam.
  • Phù hợp với những người giỏi trong việc hand-painting [vẽ chất liệu / tả bằng tay]
  • Ứng dụng vào những game có console [hệ máy] có cấu hình thấp như PS1, Wii, di động thể hệ cũ [tả texture bằng việc chấm pixel].

- Nhược điểm:

  • Phải nắm rõ kỹ thuật cho từng kiểu model: vẽ xe cộ, nhà cửa, đồ vật khác với vẽ người [đôi khi chúng ta hình dung ra khối như thế nhưng để có thể vẽ như ý chúng ta đã nghĩ thì cả 1 vấn đề, nhất là với nhân vật hoặc khối kiến trúc phức tạp]
  • Số đa giác cho 1 model là quá nhiều
  • Thời gian render [kết xuất] quá lâu
  • Mất thời gian cho việc tả chất liệu [vì phải vừa hình dung và làm thủ công] và khó đẹp như mong muốn.
  • Cấu hình máy phải mạnh cho những dự án vừa và lớn.

3D HIỆN ĐẠI

- Ưu điểm:

  • Vì được vẽ bằng Zbrush [là phần mềm tự do và giống với điêu khắc] nên giúp cho người làm việc nắm vững về khối.
  • Gây được sự hứng thú cho người làm việc vì họ có rất nhiều cách để làm ra 1 model đẹp.
  • Tiết kiệm thời gian làm chất liệu. Hỗ trợ tối đa thấy trước màu sắc, chất liệu model và khi render sẽ giống như thế.
  • Số lượng đa giác [polygon] giảm đáng kể giúp cho việc tối ưu khi làm phim, game, kiến trúc, quảng cáo.
  • Quá trình render không còn là nỗi ám ảnh của những người làm phim, hoạt hình, quảng cáo….
  • Hỗ trợ vẽ texture realtime trên model 3D [không còn phải tưởng tượng khi hì hục vẽ và lưu bên Photoshop, rồi qua tool 3D render mới thấy]
  • Với quá trình baking cho ra normal, roughness, specular thì model của bạn dù lưới thấp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng về đội lồi lõm, ánh kim loại hay vật liệu ướt.

- Nhược điểm:

  • Dễ bị “nghiện” vì đã không còn phải ngồi tưởng tượng làm sao để cho ra khối như thế, tả vật liệu trên đường seam như thế nào cho đúng.
  • Nếu bạn là người đã quá quen thuộc với cách làm 3D truyền thống cũ thì cần phải có 1 ít thời gian để bạn thay đổi cách làm, cách tư duy.

Tiến trình 3D truyền thống

Tiến trình 3D hiện đại

Có thể trong quá trình làm sẽ khác nhau về phần mềm, nhưng cách làm thì đều phải trải qua các bước như trên:
Topology: Zbrush, Mudbox
Retopology: 3Ds Max, Maya, Coat, Topogun, Blender, Cinema 4D, Modo, Softimage, LightWave 3D…
Baking: 3Ds Max, Maya, Knald, xNormal, Topogun…
Texturing: Photoshop, Mari, Substancer Painter, 3DCoat
Rigging: Maya, 3Ds Max, Blender, Cinema 4D, Modo, Softimage, LightWave 3D
Animation: Maya, 3Ds Max, Blender, Cinema 4D, Modo, Softimage, LightWave 3D
Realtime & render: Marmoset Toolbag, Maya, 3Ds Max

Organic model và Hard-surface object là gì?

Organic model là đối tượng bình thường tồn tại trong tự nhiên. Điều này sẽ bao gồm: con người, động vật, thực vật, cây, đá, tảng đá, địa hình, các đám mây, và thậm chí cả những tia chớp….

Hard-surface object là bất cứ điều gì con người tạo ra hay xây dựng. Công trình kiến trúc, phương tiện, robot, và bất cứ điều gì gia công hoặc sản xuất có thể rơi vào thể loại này.

Cùng một tác giả

9 3

Được sự động viên của bạn My Mai trong Kipalog thì mình cũng xin mạn phép viết những chia sẻ về các tool và hướng dẫn bên lĩnh vực đồ họa 3D: Maya,...

Bài viết liên quan

9 3

Được sự động viên của bạn My Mai trong Kipalog thì mình cũng xin mạn phép viết những chia sẻ về các tool và hướng dẫn bên lĩnh vực đồ họa 3D: Maya,...

Trong thời đại kĩ thuật số ngày nay, chắc hẳn nhiều người đã biết đến các kĩ xảo nghệ thuật, và một trong số đó chính là 3D. Vậy, trong bài viết này, cùng GhienCongNghe khám phá xem 3D là gì và tác dụng của nó trong cuộc sống thực tiễn nhé.

3D là gì?

1. Kỹ thuật 3D là gì?

3D [three-dimensional] có nghĩa là ba chiều, tức là thứ gì đó có chiều rộng, chiều cao và chiều sâu [chiều dài]. Môi trường vật lý của chúng ta là không gian ba chiều và chúng ta di chuyển trong không gian 3D hàng ngày.

Khi hình ảnh 3D được tạo ra tương tác để người dùng cảm thấy tham gia vào khung cảnh, trải nghiệm này được gọi là thực tế ảo VR. Trải nghiệm thực tế ảo cũng có thể yêu cầu thiết bị đi kèm như kính VR.

2. Quy trình tạo nên hình ảnh 3D

Việc tạo hình ảnh 3D có thể được xem như là một quá trình gồm ba giai đoạn: Tessellation [Sự giao thoa], Geometry [Hình học] và Rendering [Kết xuất].

Trong giai đoạn đầu, các mô hình được tạo ra từ các đối tượng riêng lẻ bằng cách sử dụng các điểm liên kết được tạo thành một số đa giác [ô] riêng lẻ. Trong giai đoạn tiếp theo, các đa giác được biến đổi theo nhiều cách khác nhau và các hiệu ứng ánh sáng được áp dụng. Cuối cùng, các hình ảnh biến đổi được hiển thị thành các đối tượng với độ chi tiết cao.

3. Mô hình 3D hoạt động như thế nào

Mô hình 3D là một quy trình làm việc thường liên quan đến việc đặt các đỉnh riêng lẻ một cách tỉ mỉ để đạt được đường nét chính xác của đối tượng mong muốn.

Bên ngoài của lưới bao gồm các đa giác có thể được chia thành các hình dạng nhỏ hơn để tạo ra nhiều chi tiết hơn. Những sự chia nhỏ này đặc biệt cần thiết nếu mô hình 3D được làm động.

Bất kỳ khớp nào cần uốn cong, chẳng hạn như đầu gối hoặc khuỷu tay của nhân vật, sẽ cần các đa giác bổ sung để đảm bảo chuyển động một cách tự nhiên.

Một số công cụ tồn tại để tăng tốc quá trình mô hình hóa. Hầu hết các chương trình đều bao gồm kỹ thuật phản chiếu cho phép xây dựng một mô hình đối xứng bằng cách chỉ làm việc trên một nửa hoặc một phần tư của đối tượng.

Điều này đặc biệt hữu ích trong thiết kế nhân vật vì chỉ cần mô hình một bên của nhân vật thì phần mềm sẽ phản chiếu dọc theo một trục và tạo ra vật thể đối xứng hoàn hảo.

4. Ứng dụng kĩ thuật 3D trong thực tế

Kỹ thuật này lần đầu tiên được sử dụng nhờ phần mềm đồ hoạ vi tính ở bộ phim Toy Story [Thế giới đồ chơi] của Walt Disney vào năm 1995. Nhờ vậy, bộ phim này đã mở đầu cho cuộc cách mạng phim 3D và đã trở thành một trong những bộ phim ăn khách nhất màn ảnh năm đó.

Tuy nhiên, Toy Story 1995 vẫn chưa đủ mãn nhãn bởi vì nó vẫn bị khuôn khổ trên không gian phẳng 2D. Chính vì thế, Walt Disney đã cố gắng phát triển dòng phim real 3D, tạo ra một không gian 3 chiều thật sự, hình ảnh có thể thoát ra khỏi màn hình. Vì vậy, bộ phim Chicken Little ra đời năm 2005 và có doanh thu gần 100 triệu USD trong tháng đầu công chiếu.

5. Các phần mềm thiết kế 3D phổ biến

Các sản phẩm phổ biến để tạo hiệu ứng 3-D bao gồm Extreme 3D, LightWave 3D, Ray Dream Studio, 3D Studio MAX, Softimage 3D và Virtual Reality. Ngôn ngữ tạo mô hình thực tế ảo [VRML] cho phép người dùng chỉ định hình ảnh và các quy tắc cho hiển thị và tương tác bằng cách sử dụng các câu lệnh ngôn ngữ văn bản.

Bên cạnh bài viết này, bạn có thể tham khảo các bài viết cùng chủ đề bên dưới.

  • Độ phân giải là gì
  • Render là gì
  • 4K là gì

Trên đây GhienCongNghe đã giới thiệu bạn tất tần tật về 3D là gì và các ứng dụng của 3D trên thực tế. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy Comment ngay bên dưới để được giải đáp nhanh nhất có thể và đừng quên Like, Share để nhiều người biết hơn nhé.

Tham khảo: Mediacollege, Whatis.techtarget và Conceptartempire

Video liên quan

Chủ Đề