Vì sao gọi nghề kế toán là nghề dọn rác

LTS: Chia sẻ suy nghĩ về vị thế và ý nghĩa của nghề giáo viên - nghề cao quý nhất trong tất cả những nghề cao quý, tác giả Phan Tuyết - một nhà giáo vô cùng tâm huyết đã có bài viết đưa ra quan điểm của mình.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết này.

Nói về nghề giáo, Thủ tướng Phạm Văn Đồng trước đây từng có câu nói nổi tiếng “nghề giáo là nghề cao quý nhất trong tất cả những nghề cao quý”. Thế là thiên hạ đã vin vào câu nói ấy để ca ngợi, để tung hô đôi khi một cách thái quá.

Có người chạnh lòng thắc mắc “nghề giáo cao quý nhất còn nghề nào thì tầm thường nhất?”.

Nói điều này chúng ta đang đánh đồng giữa Người và Nghề. Vì trong thực tế thì không có nghề nào là cao quý, chỉ có con người cao quý trong nghề nghiệp mà thôi.

 Không có nghề nào là cao quý, chỉ có con người cao quý trong nghề nghiệp của mình [Ảnh minh họa: TTXVN].

Không có nghề tầm thường

Theo khá nhiều người chia sẻ về nghề nghiệp, trừ những công việc phi pháp và trái đạo đức thì nghề nào cũng là nghề cao quý.

Nghề nghiệp không chỉ nuôi sống chúng ta mà còn giúp ta tìm được hạnh phúc khi lao động bằng chính sức của mình. 

Không có nghề nghiệp thấp kém, chỉ có con người thấp kém trong xã hội.

Con người có phẩm chất tốt trong công việc, biết làm cho nghề của mình có ích cho xã hội, làm cho mọi người kính trọng nể phục về nghề ấy.

Chính những con người cao quý ấy đã nâng tầm cao cho những nghề nghiệp mà họ đang làm.

Ví như, người đàn bà lượm đồng nát xóm tôi. Quanh năm ngày tháng một mình chị đều đặn, cần mẫn thu dọn những đống rác mà người dân quanh xóm ném bừa ra đường.

Nghề cao quý cũng phải chạy chọt thì còn ra gì nữa!

Bất kể ngày mưa hay nắng, bất kể rác đã bốc mùi tanh nồng thì chị vẫn một mình thu dọn cứ y như là công việc của mình vậy.

Có người thắc mắc “có phải việc chị đâu mà làm”. Chị nói rằng “nếu ai cũng nghĩ như thế thì lấy ai dọn rác cho sạch phố phường?”.

Chính những việc làm của chị khiến ai nhìn vào cũng thấy chị thật đáng kính.

Và nghề nghiệp chị đang làm đã mang lại vẻ đẹp văn minh cho phố phường. Chẳng còn ai thấy công việc của chị là tầm thường cả.

Chính con người mới làm nên nghề cao quý

Trở về nghề giáo, chính thời điểm mà Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói thì đa phần giáo viên thời ấy thật sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

Thầy cô sống chuẩn mực từ lời ăn tiếng nói, từ các mối quan hệ ứng xử hàng ngày. Nhìn thầy cô luôn toát lên vẻ đạo mạo thanh cao. Dù cuộc sống còn chật vật, khó khăn nhưng thầy cô luôn đề cao nếp sống giản dị, thanh bần.

Thầy cô khi đó luôn hết lòng vì công việc, luôn tận tâm với nghề, tất cả luôn vì học sinh thân yêu.

Trên lớp, không chỉ dạy dỗ hết mình, dạy hết những kiến thức học sinh cần. Ngoài giờ, sẵn sàng phụ đạo học sinh yếu kém mà không bao giờ đề cập đến thù lao.

Bởi thế, học sinh cũng luôn ngưỡng mộ, luôn tỏ lòng tôn kính thầy cô giáo của mình. Chính những con người thanh cao như thế đã làm cho cái nghề nghiệp của họ trở nên cao quý hơn.

Còn ngày nay thì sao? Một cựu học sinh khi nói về nghề giáo đã chẳng cần giấu giếm “Nghề cao quý gì đâu khi thầy cô dạy bớt kiến thức trên lớp để ép trò phải đi học thêm.

Giáo dục đã thực sự là “quốc sách” và vị thế người thầy đang ở đâu?

Khá nhiều thầy cô làm giàu trên sự khốn khó của những học trò nghèo khổ. Vì đồng tiền mà giáo viên sẵn sàng bất chấp mọi thủ đoạn để dồn ép học sinh phải đi học thêm.

Vậy nên em thấy nghề giáo cũng là một nghề bình thường như bao nghề khác và cao quý hay không là do mỗi người. Nghề nào cũng có người cao quý và kẻ đáng khinh bỉ kể cả là giáo viên”.

Nghề được xem là cao quý nhưng có những con người tầm thường cũng trở nên tầm thường.

Ví như những hình ảnh giáo viên bạo hành học sinh một cách dã man. Những hiệu trưởng ăn tiền của học trò nghèo khốn khổ…vì những việc làm xấu xa ấy, cái nhìn về nghề được xem là cao quý cũng chẳng còn cao quý nữa.

Thế nên, có được một nghề và biết thổi hồn mình vào đó, biết làm công việc ấy bằng sự say mê, miệt mài, bằng cái tâm trong sạch, bằng trái tim đầy nhiệt huyết...

Chính những con người ấy đã làm cho công việc của họ trở nên có ích cho xã hội, trở nên ý nghĩa hơn với mọi người và như thế cái nghề họ chọn ắt sẽ trở nên cao quý hơn bao giờ hết.

Phan Tuyết

Vấn đề việc làm luôn là vấn đề nóng đối với sinh viên hiện nay. Cũng không lạ khi nhiều sinh viên tốt nghiệp không làm đúng ngành nghề mình đã học. Kế toán là một ngành hot với nhiều ưu điểm trong công việc. Tuy nhiên, chính vì là một ngành hot nên đây vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức không nhỏ đối với những người theo đuổi ngành nghề này. Tại sao 70% dân học kế toán xong lại muốn bỏ nghề? Đâu là sự thật? Ngành kế toán thật sự có áp lực không, có khó kiếm việc không? Hãy để Sanketoan.vn giúp bạn trả lời tất cả những thắc mắc đó.

Mời các bạn đọc bài viết!

1. Những thuận lợi của ngành kế toán

Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn vận hành được đều cần đến bộ phận kế toán. Việc kinh tế ngày càng phát triển và mỗi năm có hàng nghìn doanh nghiệp ra đời nên nhu cầu nguồn lực với ngành kế toán luôn là rất lớn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc cơ hội việc làm đối với những cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành kế toán là luôn rộng mở.

Theo số liệu thống kê, tại Việt Nam hiện nay có khoảng hơn 500.000 doanh nghiệp lớn nhỏ, mỗi doanh nghiệp đều cần phải có 5-6 kế toán. Mức thu nhập trung bình hiện nay của các kế toán viên khi mới ra trường là 7-9 triệu đồng mỗi tháng.

Đây là một nghề có nhiều cơ hội thăng tiến, nếu bạn biết phấn đấu thì từ một kế toán kho, thủ quỹ bạn có thể được thăng chức trở thành kế toán tổng hợp, kế toán trưởng, giám đốc tài chính. Ngoài ra, công việc kế toán mang nét đặc trưng của dân văn phòng, ngày làm việc 8 tiếng và thời gian còn lại bạn có thể dành cho bản thân, gia đình.

2. Sinh viên học kế toán ra trường có thể đảm nhận vị trí công việc nào?

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành kế toán có thể làm việc tại rất nhiều vị trí và cơ quan khác nhau:

  • Giảng viên, Nghiên cứu viên, Thanh tra kinh tế;

  • Chuyên viên kế toán thuế, Kiểm toán, Kiểm soát viên, Giao dịch ngân hàng, Chuyên viên phụ trách kế toán, Tư vấn tài chính, Thủ quỹ… tại các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực.

  • Trưởng phòng kế toán, Kế toán trưởng, Giám đốc tài chính – CFO, Quản lý tài chính ở tất cả các loại hình doanh nghiệp trong nước và quốc tế;

Ngoài ra nếu không làm việc trực tiếp  trong doanh nghiệp, bạn hoàn toàn có thể đầu quân vào những công ty cung cấp dịch vụ kế toán - một loại hình dịch vụ rất phát triển trong thời điểm hiện nay. Sanketoan.vn cũng là một trong những đơn vị nổi bật cung cấp dịch vụ kế toán như vậy. Bạn hoàn toàn có thể tham khảo. Có vô vàn lựa chọn nếu sau khi tốt nghiệp bạn có đủ kỹ năng và chịu khó học hỏi.

Có rất nhiều lợi thế như vậy, tại sao vẫn có câu chuyện “70% dân học kế toán muốn bỏ nghề”.

3. Thách thức từ nghề kế toán 

3.1. Nghề không dành cho những người thiếu kiên nhẫn, thích sự mới mẻ

Công việc của một nhân viên kế toán hàng ngày là làm việc với các con số biết nói, tính toán sổ sách, thu chi, chứng từ, lương bổng cho nhân viên,... Công việc mang tính chất đơn điệu, lặp đi lặp lại hàng ngày dễ khiến người làm cảm thấy chán nản, mệt mỏi, thậm chí là chán nghề.

Nghề kế toán cũng đòi hỏi người làm phải tỉ mỉ, cẩn thận và một tư duy logic. Tính chất công việc đòi hỏi sự chính xác qua những con số, chỉ một sai sót nhỏ có thể gây tổn thất cho doanh nghiệp. Chính vì vậy nếu không thật sự yêu công việc này và không phải là một người chịu được áp lực cao, bạn sẽ không bám trụ lâu được.

3.2. Áp lực lớn từ công việc và câu chuyện làm thêm giờ

Như đã phân tích ở trên, nghề kế toán gắn liền với những con số, đòi hỏi độ chính xác tuyệt đối, áp lực công việc lớn. Chưa kể vào cuối năm, thời điểm làm báo cáo tài chính, quyết toán, công việc dồn dập đòi hỏi độ chính xác càng cao và phải làm thêm giờ, tăng ca cho kịp tiến độ công việc.

Kế toán không chỉ dừng lại ở việc thống kế và phân tích những con số mà còn phải từ đưa ra những đánh giá mang tính khái quát về tình hình công ty, góp vai trò quan trọng giúp công ty nắm bắt được tình hình và có hướng phát triển tốt. Mang trọng trách lớn trên vai nên nghề kế toán thật sự cần những người có cái đầu lạnh.

4. Sinh viên nghĩ gì khi quyết định bỏ nghề kế toán?

Thực tế đã có không ít sinh viên đầu tư chăm chỉ học hành cày cuốc suốt 3-4 năm đại học rồi lại quyết định bỏ nghề. Khi chúng tôi mở một cuộc trưng cầu ý kiến của bộ phận những sinh viên đó về việc lãng phí công sức, sớm từ bỏ giấc mơ với nghề thì họ đã đưa ra những lý do sau:

4.1. Nghề kế toán đang dư thừa nhân lực 

Vài năm trước đây Kế toán – Kiểm toán là một ngành rất hot, hút rất nhiều nhân lực với thu nhập cao. Vì vậy sinh viên đã “đổ xô” theo học ngành này với mong muốn ra trường xin được việc và có mức lương ổn định. Hiểu được tâm lý sinh viên, các trường đại học cũng tăng chỉ tiêu tuyển sinh ngành Kế toán lên rất cao [Năm 2015, Đại học Công Nghiệp Hà Nội tuyển sinh ngành Kế toán với 480 chỉ tiêu, trường Đại học Công Đoàn với 350 chỉ tiêu ngành Kế toán …], chính điều đó đã dẫn đến nguồn nhân lực Kế toán ngày càng tăng cao. Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, số lượng cử nhân và thạc sĩ chiếm tỷ lệ thất nghiệp 20% [225.000 người], chưa kể số lượng sinh viên thất nghiệp hệ cao đẳng và trung cấp.

4.2. Thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế

Thực trạng chung hiện nay theo các nhà tuyển dụng nhân sự, Kế toán là ngành có chất lượng nhân sự không đáp ứng được nhu cầu công việc, đặc biệt là nguồn nhân sự mới tốt nghiệp ra trường. Với những đối tượng này thường thiếu kỹ năng cần thiết cho công việc, chưa có cái nhìn chính xác về nội dung công việc họ sẽ làm, chưa nắm chắc được kiến thức cơ bản.

4.3. Mức lương không cao so với ngành khác

Đặc biệt đối với sinh viên kế toán khi mới ra trường để tìm được một công việc đúng ngành nghề là một điều rất khó, hơn thế nữa khi đã xin được việc làm thì đối với sinh viên mới ra trường không có kinh nghiệm mức lương quả là thấp so với mức sống hiện nay. Vì là mức lương thấp, không đủ tiền trang trải các khoản chi phí trong cuộc sống dẫn đến việc chán nản, bỏ nghề hay làm trái nghề.

Mỗi ngành mỗi nghề lại có những yêu cầu và đòi hỏi khác nhau về công việc, ví dụ như việc làm ở vị trí nhân viên kinh doanh cũng có những áp lực và được mất khác nhau chứ không chỉ ngành kế toán. Nếu yêu cầu đối với một nhân viên kế toán là phải tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác thì việc làm nhân viên kinh doanh yêu cầu sự năng động, nhạy bén và giao tiếp tốt. Nghề nào việc đó, sẽ rất khó để đi so sánh công việc nào vất vả hơn công việc nào.

Vậy nên điều quan trọng là bạn phải kiên trì, sáng suốt và luôn không ngừng học hỏi. Khi bạn có đủ kỹ năng, kinh nghiệm, tinh thần hứng khởi với công việc thì chẳng khó khăn nào có thể ngăn cản sự thăng tiến của bạn cả.

Cuối cùng Sàn kế toán chúc các bạn thành công với những quyết định của mình!

Video liên quan

Chủ Đề