Vì sao ngủ bị chảy nước miếng

Sau khi ngủ dậy, một bên gối của tôi bị ướt đẫm do chảy nước dãi [nước bọt, nước miếng]. Mong bác sĩ tư vấn giúp. Cám ơn bác sĩ.

Bác sĩ ơi,

Sau khi ngủ dậy, một bên gối của tôi bị ướt đẫm do chảy nước dãi [nước bọt, nước miếng]. Tôi nghĩ đây chỉ là hiện tượng bình thường. Nhưng gần đây, tôi mới được biết hiện tượng này có thể là dấu hiệu của bệnh. Mong bác sĩ tư vấn giúp. Cám ơn.

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,Nước bọt được tiết ra chủ yếu từ các tuyến nước bọt mang tai, dưới hàm và dưới lưỡi; được điều khiển bởi hệ thần kinh phó giao cảm.Nước bọt có tác dụng làm ướt niêm mạc miệng, giảm khô miệng, hỗ trợ động tác nuốt thức ăn, giúp phát âm dễ dàng; làm sạch và sát trùng miệng; trung hòa một số chất có tác dụng kích thích mạnh như để bảo vệ niêm mạc miệng.Bình thường, nước bọt được bài tiết khi bị kích thích bởi thức ăn, mùi vị, màu sắc món ăn, giờ giấc ăn, những lời nói,  hình ảnh, ý nghĩ liên quan tới ăn uống, đặc biệt những thức ăn có tính kích thích [như chua,..].Ngoài ra, nước bọt còn tiết nhiều khi có những tổn thương về thần kinh [rối loạn thần kinh, thần kinh căng thẳng, mệt mỏi, người bị suy nhược…]; bệnh lý răng miệng [sâu răng, loét niêm mạc miệng, viêm họng,..]; tiêu hóa [viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản,..]; nội tiết, một số thuốc,…Nếu tình trạng chảy nước dãi nhiều và thường xuyên như bạn nói, bạn nên đi khám các chuyên khoa tiêu hóa, thần kinh, tai mũi họng, răng hàm mặt,… để biết chính xác nguyên nhân.

Theo ThS.BS Lê Thị Tuyết Phượng
Trưởng khoa tiêu hóa - Bệnh viện Nhân dân 115 TPHCM


Tin mới nhất

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

Xin bác sĩ tư vấn và có cách nào phòng tránh không?

Lê Anh Thư [Ninh Bình]

Chứng chảy nước dãi khi ngủ là triệu chứng thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Ngoài yếu tố e ngại với mọi người xung quanh, chảy nước dãi còn khiến nhiều người phải vất vả trong giặt giũ.

Khi nước dãi tiết ra, nếu nằm ngửa thì nước miếng tự chảy xuống thực quản, dạ dày nhưng khi nằm nghiêng bên nào thì nước miếng chảy ra phía bên khóe miệng bị nghiêng. Bệnh tiết nước bọt về đêm thường có liên quan đến thần kinh thực vật điều tiết tuyến nước bọt bị kích thích. Sự kích thích đó có thể do thường ngày có thói quen ăn quá nhiều chất gia vị như ớt, hồ tiêu, mù tạt... hoặc bữa tối ăn quá no. Người ta cũng ghi nhận có thể do rối loạn đường tiêu hóa hoặc loét dạ dày - hành tá tràng [dịch vị tăng tiết lại kích thích thần kinh thực vật], rối loạn giấc ngủ hoặc thần kinh bị căng thẳng đều có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật, trong đó có hệ thần kinh thực vật điều khiển bài tiết nước miếng.

Vì vậy, không nên ăn nhiều gia vị, bữa ăn tối không nên ăn no quá, tinh thần luôn luôn thoải mái, tránh căng thẳng, không để thiếu ngủ. Nếu bạn thấy mình có một trong các nguyên nhân trên thì tự điều chỉnh, nếu vẫn không đỡ, bạn nên đi khám ở chuyên khoa tiêu hóa.

ThS. Mai Hà


Chảy dãi khi ngủ không chỉ khiến bạn phải giặt gối khi thức dậy vào buổi sáng mà còn là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Bất cứ ai trong chúng ta đôi khi đều xuất hiện tình trạng chảy dãi trong khi ngủ. Đó là khi lượng nước bọt dư thừa chảy khỏi miệng. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này lặp lại thường xuyên và lượng nước bọt tiết ra quá nhiều, bạn cần lưu ý vì đây có thể là dấu hiệu một số chứng bệnh.

Khi ngủ, cơ mặt của chúng ta, bao gồm cơ hàm, ở vào trạng thái nghỉ ngơi. Khi nước bọt tiết ra quá nhiều trong miệng, nó có thể bắt đầu chảy ra khỏi miệng do cơ hàm thả lỏng dẫn tới việc miệng chúng ta hơi hé mở.

Việc chảy dãi quá nhiều khi ngủ có thể là dấu hiệu của bệnh về thần kinh, rối loạn nuốt, chứng ngưng thở lúc ngủ, trào ngược dạ dày thực quản hoặc bị tắc nghẽn xoang mũi. Ngoài ra, những người gặp một số vấn đề khác về sức khỏe như đột quỵ, đa sơ cứng cũng thường chảy dãi thường xuyên với lượng nước bọt nhiều trong khi ngủ.

Việc chảy dãi quá nhiều khi ngủ có thể là dấu hiệu của bệnh về thần kinh, rối loạn nuốt, chứng ngưng thở lúc ngủ, trào ngược dạ dày thực quản hoặc bị tắc nghẽn xoang mũi.

Làm thế nào để bạn không còn gặp phải tình huống thức dậy buổi sáng với chiếc gối ướt nhẹp? Hãy cùng tham khảo một số giải pháp sau đây:

Làm sạch xoang mũi

Một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng chảy dãi là mũi bị tắc nghẹt, khiến bạn phải thở bằng miệng trong khi ngủ, dẫn tới việc nước bọt có thể tiết ra ngoài. Do đó, việc làm sạch, giúp xoang mũi không bị tắc là một cách hữu hiệu để tạm biệt tình trạng chảy dãi khi ngủ.

Bạn có thể thử một vài cách đơn giản dễ làm ngay tại nhà như tắm nước ấm, dùng một số loại tinh dầu như tinh dầu bạch đàn để giúp dễ thở và ngủ tốt hơn. Tinh dầu bạch đàn có tác dụng trị đau, viêm xoang, hen suyễn, nhiễm trùng đường hô hấp…

Bạn cũng có thể tham khảo một số sản phẩm tại các hiệu thuốc hoặc theo đơn bác sĩ để giúp thông xoang mũi, lưu thông đường khí thở.

Ngoài ra, bạn cần điều trị kịp thời những trường hợp viêm mũi, viêm xoang, tránh để kéo dài và phát triển thành tình trạng tắc mũi nặng.

Thay đổi tư thế ngủ

Những người có tư thế ngủ nằm nghiêng hoặc nằm sấp nên cân nhắc thay đổi tư thế ngủ. Hai tư thế này khiến nước bọt dễ trào ra khỏi miệng. Tư thế ngủ nằm ngửa giúp nước bọt được giữ lại trong miệng và không bị tiết ra ngoài.

Chứng ngưng thở khi ngủ

Rối loạn ngưng thở khi ngủ có thể gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn, khiến bạn thức giấc vào buổi đêm, gây mệt mỏi vào buổi sáng, và cảm thấy mệt mỏi buồn ngủ vào ban ngày. Ngưng thở được định nghĩa là không có luồng hơi thở trong ít nhất 10 giây.

Chảy dãi khi ngủ và ngáy là 2 dấu hiệu chính của ngưng thở khi ngủ. Nếu bạn lo lắng rằng mình có thể mắc phải hiện tượng này, hãy đi khám bác sĩ. Ngoài ra, hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ và các vấn đề về hô hấp nói chung.

Giảm cân

Một nghiên cứu cho thấy hơn nửa số người mắc rối loạn ngưng thở khi ngủ tại Mỹ là những người thừa cân. Như vậy, tình trạng thừa cân có ảnh hưởng không nhỏ tới giấc ngủ. Do đó, những người béo phì có thể xem xét phương án giảm cân qua việc duy trì chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý.

Tình trạng thừa cân có ảnh hưởng không nhỏ tới giấc ngủ.

Sử dụng thiết bị đặc biệt

Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thiết bị đặc biệt, giúp bạn tránh khỏi tình trạng chảy dãi và ngáy khi ngủ. Đây là những thiết bị giúp miệng bạn khép lại tốt hơn khi ngủ, tránh tình trạng chảy nước dãi hoặc giúp bạn nuốt tốt hơn nếu bị rối loạn nuốt.

Xem lại một số loại thuốc đang sử dụng

Một số loại thuốc có thể khiến cơ thể tiết ra nhiều nước bọt hơn so với bình thường như thuốc chống loạn thần, thuốc điều trị bệnh Alzheimer và một số loại thuốc kháng sinh.

Phương án phẫu thuật

Đôi khi, các bác sĩ sẽ tư vấn người bệnh phương án phẫu thuật để loại bỏ tuyến nước bọt, đặc biệt trong những trường hợp bệnh nhân mắc những vấn đề về thần kinh. Tất nhiên, trước đó các bác sĩ sẽ thử nghiệm những phương pháp không phẫu thuật khác và chỉ đề xuất phương án này khi các biện pháp khác không có tác dụng.

Cách khắc phục tình trạng chảy nước miếng khi ngủ

Thứ Ba ngày 15/12/2020

  • Tẩy trắng răng có bị vàng lại không? Lưu ý cách chăm sóc răng sau khi tẩy trắng
  • Cách làm trắng răng bằng dầu dừa tại nhà hiệu quả nhanh chóng
  • Làm trắng răng bằng giấm táo, chăm sóc và bảo vệ răng trắng sáng đúng cách

Chảy nước miếng khi ngủ vừa mất thẩm mỹ vừa mất vệ sinh. Vậy làm sao để khắc phục tình trạng này? Mời bạn đọc bài viết sau.

Nước miếng dính khắp gối sau mỗi giấc ngủ không chỉ gây bẩn giường mà còn là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe không tốt. Tuy nhiên có nhiều cách khắc phục tình trạng này mà bạn có thể.

Nguyên nhân chảy nước miếng khi ngủ

Chảy nước miếng là một hiện tượng sinh lý hết sức tự nhiên. Nhưng nếu bạn thường xuyên chảy nước miếng ngay cả khi ngủ thì lại là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe không tốt.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này ví dụ như: làm việc quá sức, căng thẳng mệt mỏi, tư thế ngủ không đúng, viêm miệng... Một số trường hợp khác là do rối loạn kích thích thích thần kinh thực vật tăng tiết nước bọt như rối loạn đường tiêu hóa, loét dạ dày - tá tràng, rối loạn giấc ngủ…

Ngủ chảy nước miếng có thể do rối loạn đường tiêu hóa.

Khi hiện tượng này xảy ra thường xuyên, hôi miệng, khô miệng và phải vệ sinh chăn gối hằng ngày là vấn đề bạn sẽ gặp phải. Do vậy, cần phải tìm cho mình giải pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng chảy nước miếng phiền toái này.

Khắc phục tình trạng chảy nước miếng khi ngủ

Nếu những vùng nước miếng ướt gối sau mỗi giấc ngủ đã làm bạn cảm thấy quá khó chịu, hãy thử áp dụng một số giải pháp được bác sĩ gợi ý dưới đây.

Thay đổi tư thế khi ngủ

Nếu bạn là người có tư thế ngủ nằm nghiêng và đang gặp tình trạng chảy nước miếng, hãy thay đổi sang tư thế nằm ngửa khi ngủ.

Việc nằm nghiêng khi ngủ dễ chảy nước miếng hơn vì khi mở miệng, nước miếng theo trọng lực sẽ chảy rơi xuống gối. Khi chuyển sang trạng thái nằm ngửa, nước bọt vẫn được tiết ra theo sinh lý tự nhiên nhưng sẽ không bị chảy ra ngoài.

Chuyển từ thói quen nằm nghiêng sang nằm ngửa có thể là điều khá khó khăn. Bạn có thể sử dụng gối kê xung quanh phần đầu và cổ để tránh tình trạng nghiêng đầu sang trái phải và giữ tư thế thoải mái khi ngủ.

Gối cao đầu

Nếu bạn không thể ngủ được khi chuyển qua tư thế nằm ngửa, vậy hãy thử kê cao đầu lên một chút. Cách này giúp cho miệng bạn ngậm lại và lưu thông không khí được tốt hơn.

Gối đầu cao khi ngủ giúp giảm chảy nước miếng.

Thông xoang mũi, không thở bằng miệng

Lý do khiến nhiều người chảy nước miếng khi ngủ chính là do phải hít thở bằng miệng chứ không bằng mũi. Hiện tượng này xảy ra khi các xoang mũi bị nghẹt. Điều bạn cần làm lúc này là thông xoang mũi bị tắc nghẽn cùng tập duy trì thói quen hít thở bằng mũi.

Một vài cách giúp giữ xoang mũi thông thoáng sạch sẽ như:

  • Dùng các loại tinh dầu khuynh diệp, hoa hồng trước khi đi ngủ.
  • Sử dụng sản phẩm thông xoang bôi trực tiếp dưới mũi.
  • Tắm vòi sen nước ấm trước khi đi ngủ để hơi nước làm sạch các xoang mũi.

Hít thở đúng cách

Tập luyện hít thở sâu giúp bạn duy trì hơi thở đều và tập cho bạn thói quen thở bằng mũi thay vì bằng miệng. Việc hít thở sâu cũng làm giảm lượng khí cặn, nâng cao hiệu quả sử dụng oxy. Không chỉ tình trạng chảy nước miếng khi ngủ được cải thiện mà tinh thần chúng ta cũng trở lên sảng khoái, thoải mái hơn.

Kiểm tra các loại thuốc đang sử dụng

Chảy nước miếng khi ngủ có thể là tác dụng phụ do thuốc gây ra. Bạn nên kiểm tra xem mình có đang sử dụng các loại thuốc làm tăng tiết nước bọt hay không. Có thể tìm hiểu thông tin về thuốc qua tờ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi trực tiếp bác sĩ kê đơn.

Sử dụng thuốc hoặc thiết bị nha khoa đặc biệt

Chảy nước miếng khi ngủ có thể do rối loạn thần kinh thực vật gặp trong một số bệnh gây kích thích thần kinh thực vật như rối loạn đường tiêu hóa, viêm loét dạ dày, rối loạn giấc ngủ... Do đó việc sử dụng thuốc để giảm kích thích thần kinh thực vật sẽ làm giảm tăng tiết nước bọt.

Bên cạnh sử dụng thuốc, một số thiết bị nha khoa đặc biệt cũng được bác sĩ đưa vào sử dụng giúp đóng khoang miệng khi ngủ, điều tiết nước bọt, giúp ngủ ngon hơn.

Thiết bị hỗ trợ nằm ngủ không bị há miệng, chảy nước miếng.

Phát hiện chứng ngưng thở khi ngủ và điều trị

Ngưng thở khi ngủ là hiện tượng ngừng lưu thông không khí trên 10 giây xuất hiện ít nhất 5 lần trong 1 giờ ngủ. Khó ngủ, ngáy to, thở nặng nhọc, chảy nước miếng là triệu chứng của bệnh. Đây là một bệnh nguy hiểm và việc đến thăm khám bác sĩ để phát cũng như có biện pháp can thiệp kịp thời là cần thiết.

Người béo phì có nguy cơ mắc ngưng thở khi ngủ cao hơn so với người bình thường. Loại bỏ tác nhân chặn đường thở, giảm béo, sử dụng thuốc, sử dụng liệu pháp cơ học CPAP là phương pháp điều trị bệnh ngưng thở khi ngủ hiện nay.

Phẫu thuật

Với những người có có dị hình vách ngăn mũi, có mô tắc nghẽn, phì đại amidan gây ra tình trạng chảy nước miếng có thể cần tiến hành các phẫu thuật cần thiết.

Ví dụ như:

  • Phẫu thuật mũi: loại bỏ vật cản hoặc chỉnh lại các dị tật như dị hình vách ngăn mũi.
  • Cắt bỏ amidan: Loại bỏ amidan phì đại gây cản trở đường thở.
  • Mở đường thở: dùng nhiệt cực, loại bỏ mô mềm cuống họng.

Tuy nhiên phẫu thuật là phương pháp tương đối tốn kém, nguy hiểm cao hơn và chỉ được áp dụng khi thực sự cần thiết phải tiến hành.

Thức dậy với những vết nước miếng loang lổ trên gối quả thực thật là khó chịu. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề này, hãy thử áp dụng những cách trên để có thể khắc phục tình trạng chảy nước miếng khi ngủ. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng dù những thay đổi nhỏ trong cuộc sống hằng ngày cũng đem lại kết quả tuyệt vời.

Lâm Khuê

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • chăm sóc răng miệng
  • răng miệng

Video liên quan

Chủ Đề