Vì sao người giáo viên cần có lòng yêu trẻ

Để tạo được lòng tin của phụ huynh cũng như vượt qua khó khăn, giáo viên mầm non cần phải có lòng yêu nghề. Tình yêu đó thể hiện trong kỹ năng nghề nghiệp và những phẩm chất của nhà giáo.

Phẩm chất nghề nghiệp của giáo viên mầm non

Vì sao người giáo viên cần có lòng yêu trẻ
                                 Lòng yêu nghề của giáo viên mầm non

Hiện nay hàng loạt những vụ bạo hành trẻ em mầm non trên cả nước đặc biệt là tại các cơ sở tư thục không có giấy phép đã khiến nhiều người hoài nghi và lo lắng về chất lượng đào tạo và sự an toàn của trẻ nhỏ.

Chính vì vậy, yêu cầu năng lực cũng như phẩm chất của một giáo viên mầm non ngày càng được nâng cao.

Quý trẻ yêu nghề

Lòng yêu nghề chính là động lực để giáo viên kiên trì với nghề nghiệp mà mình chọn lựa. Đặc biệt với giáo viên mầm non, tình yêu nghề được xuất phát từ chính tình yêu dành cho trẻ nhỏ.

Giáo viên được xem như những “tấm gương”, là người định hướng nhân cách cho trẻ. Bằng sự ân cần, dịu dàng, bằng những lời khuyên chân thành hay sự kiên nhẫn trong cách giải thích, hay những lời quát mắng khi trẻ phạm sai lầm có thể ảnh hưởng đến chúng cả cuộc đời và mãi về sau. 

****Tham khảo thêm: Tổng hợp những câu nói hay về nghề giáo viên mầm non

Kiên nhẫn và có khả năng kiềm chế tốt

Biết kiên nhẫn và kiềm chế cũng là một trong những yếu tố không thể thiếu của giáo viên mầm non. Nếu giáo viên thiếu kiên nhẫn sẽ khó có thể quan tâm, chia sẻ với trẻ những gì mà chúng thổ lộ.

Có tinh thần trách nhiệm cao

Vì sao người giáo viên cần có lòng yêu trẻ
                      Giáo viên mầm non cần có tinh thần trách nhiệm cao

Ngành nào cũng yêu cầu tinh thần trách nhiệm cao. Nhưng đối với ngành giáo dục nói chung và nghề giáo viên mầm non nói riêng thì yếu tố này đặc biệt quan trọng. Giáo viên cần làm thế nào để trẻ cảm thấy mình được yêu thương, cảm giác an toàn, cảm nhận cô như là một người mẹ.

Bạn cần tỉ mỉ và tinh tế để phát hiện ra nhu cầu của trẻ. Tinh thần trách nhiệm giúp bạn hoàn thành tốt công việc, giúp các bé phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tình cảm, tinh thần.

Bên cạnh đó, giáo viên cần phải phối hợp  chặt chẽ, thường xuyên làm công tác tuyên truyền: phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống bệnh tật…

Kỹ năng nghề nghiệp của giáo viên mầm non

Vì sao người giáo viên cần có lòng yêu trẻ
                    Kỹ năng nghề nghiệp của giáo viên mầm non

Giáo viên mầm non là tổng hợp tất cả các cái “sĩ” trên đời. Nhận xét có phần hóm hỉnh nhưng lại rất thực tế với đặc thù của nghề.

Giáo viên mầm non cần trang bị những kiến thức nhất định về y khoa như 1 bác sĩ: sơ cấp cứu, cách phòng và điều trị những bệnh thường gặp ở trẻ. Bạn cũng cần có những kiến thức về dinh dưỡng để có thể lên thực đơn ăn uống hàng ngày cho trẻ hiệu quả nhất.

Giáo viên mầm non là họa sĩ trong mắt trẻ. Bạn cần trang bị và chuẩn bị đồ dùng cũng như phụ kiện cần thiết cho việc học của học sinh. Những bức tranh sinh động hay những bức tranh xé dán ngộ nghĩnh là yếu tố không thể thiếu trong mỗi giờ học.

Giáo viên mầm non là nghệ sĩ múa, kiêm biên đạo và ca sĩ luôn. Trong mỗi buổi học việc dạy hát, dạy múa cho trẻ là kỹ năng không thể không có khi bạn đảm nhiệm vai trò của một giáo viên mầm non.

Người giáo viên mầm non đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển toàn diện và định hướng tương lai sau này của trẻ. Do đó, đòi hỏi người giáo viên cần phải có lòng yêu nghề, những kỹ năng, phẩm chất tốt đẹp thì mới có thể vượt qua được những khó khăn và áp lực từ công việc cũng như trong cuộc sống.

Đó là những chia sẻ của cô giáo Nguyễn Thị Quyên (giáo viên Trường Tiểu học thị trấn Trới, huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh).

Cô giáo Nguyễn Thị Quyên vinh dự là một trong hai giáo viên đại diện cho toàn thể giáo viên của tỉnh Quảng Ninh được vinh danh đúng dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2019.

Theo lời kể của cô Quyên, mặc dù gia đình không có ai theo nghề giáo, nhưng ngay từ lớp 1, cô đã ước mơ trở thành cô giáo.

Đam mê là vậy nên mỗi ngày đi học về, cô Quyên lại cùng bạn bè quanh xóm đóng vai làm cô giáo và học sinh, cùng nhau giảng lại bài học trên lớp và bắt chước từng dáng đi, cử chỉ của thầy cô.

Và hình ảnh đẹp về người thầy luôn in đậm trong tâm trí cô suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường.

Vì sao người giáo viên cần có lòng yêu trẻ
Cô giáo Nguyễn Thị Quyên luôn tận tình, nhiệt huyết trong mỗi bài giảng với mong muốn truyền tải kiến thức tốt nhất đến học sinh. (Ảnh: CTV)

Để đạt được ước mơ, sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, cô Quyên quyết tâm thi và đỗ vào Trường cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh.

Năm 1997 sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh (nay là Đại học Hạ Long), cô được phân công về giảng dạy tại trường liên cấp phổ thông cơ sở Vũ Oai.

Sau đó, cô Quyên chuyển sang trường phổ thông cơ sở Sơn Dương và đến năm 2006 thì chuyển về Trường Tiểu học thị trấn Trới (huyện Hoành Bồ).

Thời điểm vừa mới ra trường nhận công tác tại các địa điểm trường Vũ Oai, Sơn Dương của huyện Hoành Bồ khi ấy còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, giao thông đi lại.

Mỗi lớp học chỉ có khoảng 5-6 học sinh lại thuộc nhiều độ tuổi khác nhau nên công tác giảng dạy, vận động học sinh đến lớp càng thêm khó khăn.

Song với lòng yêu nghề, tâm huyết, trách nhiệm của nhà giáo, cô Quyên đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Vì sao người giáo viên cần có lòng yêu trẻ

Cô giáo tiểu học 20 năm không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy

“Trước khi nhận một lớp, việc đầu tiên tôi luôn cố gắng tìm hiểu hoàn cảnh, năng lực, năng khiếu của mỗi học sinh để tìm ra phương pháp giảng dạy, định hướng phù hợp, phát huy được thế mạnh của mỗi em.

Đồng thời, sau mỗi buổi lên lớp, tôi lại đặt ngay câu hỏi cho chính mình: Buổi học hôm nay học sinh đã tiếp thu được những gì? Mình truyền đạt có dễ hiểu không? Các em học sinh có thể áp dụng kiến thức, bài học về đạo đức, lối sống vào thực hành, thực tế được không?...

Từ đó mình rút kinh nghiệm ngay để cho các buổi dạy tiếp theo được tốt hơn nữa”, cô giáo Quyên chia sẻ.

Nhiều năm gắn bó với nghề, cô giáo Quyên luôn tâm niệm rằng, chỉ có niềm đam mê với nghề là chưa đủ mà còn phải có lòng yêu trẻ, sự tận tâm, nhiệt tình với người học, coi mỗi học sinh như những người thân của chính mình.

Khi đó, cô giáo mới luôn gần gũi, động viên, chia sẻ và thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em cũng như có đủ sự nhẫn nại, kiên trì giúp đỡ những học sinh còn hạn chế trong khả năng tiếp nhận kiến thức... góp phần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện trong trường học.

Bên cạnh đó, mỗi giáo viên cũng cần trang bị cho mình những phương pháp sư phạm tốt để truyền đạt được kiến thức tốt nhất đến người học.

Trong tình hình hiện nay đòi hỏi giáo viên không chỉ phải thường xuyên tự nghiên cứu, học hỏi, sưu tầm tài liệu, trao đổi với các bạn đồng nghiệp nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, mà còn phải tìm “lối đi” hiệu quả nhất thông qua những sáng kiến kinh nghiệm đúc rút từ quá trình công tác.

Từ đó đề ra phương pháp giảng dạy phù hợp nhất cho từng đối tượng học sinh, nhằm truyền tải tốt nhất nội dung bài giảng đến các em.

LÃ TIẾN