Vì sao sau Hiệp định Giơnevơ 1954 hai miền Nam - Bắc lại thực hiện 2 nhiệm vụ khác nhau

.

Cập nhật lúc: 20:51, 20/07/2021 [GMT+7]

Ngày 21-7-1954, Hiệp định Genève về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết. 67 năm đã trôi qua, song cứ gần đến ngày này, các thế lực thù địch ở cả trong và ngoài nước vẫn có luận điệu cũ xuyên tạc trắng trợn rằng chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã phá hoại hòa bình, vi phạm Hiệp định Genève gây ra cuộc chiến tranh “huynh đệ tương tàn”[?!]. Vậy đâu là sự thực? Ai phá hoại hòa bình? Ai gây ra chiến tranh?

1.  Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Đó không chỉ là sự nhất quán trong tư tưởng mà cả trong thực tiễn. Minh chứng rõ nét nhất là ngày 2-9-1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời với bản Tuyên ngôn độc lập chính thức công bố với quốc dân và toàn thế giới. Ngày 6-1-1946, cử tri của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã lần đầu tiên thực hiện quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của mình tham gia bỏ phiếu bầu Quốc hội khóa I bao gồm các đại biểu khắp Bắc - Trung - Nam.

Ở miền Nam, sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, họ đã dựng lên hết chính phủ tay sai này đến chính phủ bù nhìn khác từ Nam Kỳ quốc tới Quốc gia Việt Nam chỉ với một âm mưu duy nhất là chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam. Ngày 7-5-1954, những người lính Cụ Hồ dưới sự chỉ huy của vị Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Sau thất bại thảm hại này, thực dân Pháp phải đồng ý chấp nhận ký Hiệp định Genève.

Hiệp định Genève về Đông Dương năm 1954 có hai phần: Phần “Thỏa hiệp” và phần “Tuyên bố Cuối cùng” [Final Declaration] bao gồm rất nhiều điều khoản, nhưng tựu trung lại thì nội dung bao gồm: Các nước tham gia hội nghị tôn trọng quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Việt Nam - Campuchia - Lào. Ngừng bắn đồng thời ở Việt Nam và trên toàn chiến trường Đông Dương. Sông Bến Hải, vĩ tuyến 17 được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam làm hai vùng tập kết quân sự. Chính quyền và quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa [bao gồm cả người miền Nam] tập kết về miền Bắc; Chính quyền và quân đội Liên hiệp Pháp [bao gồm cả người miền Bắc] tập kết về miền Nam. 300 ngày là thời gian để chính quyền và quân đội các bên hoàn thành việc tập trung. Dân chúng được tự do đi lại giữa hai miền. 2 năm sau, tức ngày 20-7-1956, sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do trong cả nước để thống nhất lại Việt Nam.

Theo các quy định của Hiệp định Genève thì Việt Nam “tạm thời” bị chia cắt làm hai miền với một giới tuyến quân sự tạm thời. “…Giới tuyến quân sự không được coi là biên giới quốc gia và chỉ tồn tại cho đến khi hoàn thành Tổng tuyển cử để thành lập chính phủ liên hiệp… Các lực lượng quân sự nước ngoài phải rời khỏi Việt Nam... Giới tuyến quân sự không được coi là biên giới quốc gia” - [Hiệp định Giơnevơ 50 năm nhìn lại, NXB Chính trị Quốc gia]. Như vậy, theo Hiệp định Genève thì giới tuyến quân sự chỉ có tính chất tạm thời, hoàn toàn không phải là ranh giới về chính trị và lãnh thổ. Cũng theo Hiệp định Genève, giới tuyến quân sự tạm thời sẽ bị dỡ bỏ sau 2 năm khi hai miền Nam Bắc Việt Nam tổng tuyển cử tự do vào năm 1956.

2. Thực tiễn lịch sử sau đó đã chứng minh rằng đã không hề có bất cứ một cuộc bầu cử tự do nào được tổ chức sau đó, bởi đế quốc Mỹ đã can dự trực tiếp vào miền Nam Việt Nam để thay chân thực dân Pháp. Ở miền Nam, Thủ tướng Chính phủ Quốc gia của Bảo Đại đã tổ chức trưng cầu dân ý ngày 23-10-1955 do Thủ tướng của cái gọi là Quốc gia Việt Nam Ngô Đình Diệm tổ chức để lật đổ chính Quốc trưởng của cái gọi là Quốc gia Việt Nam ấy. Bằng cuộc trưng cầu dân ý này, con bài mà người Mỹ hậu thuẫn là Ngô Đình Diệm đã thiết lập cái gọi là nền đệ nhất cộng hòa ở miền Nam Việt Nam.

Ngay từ cuối năm 1950, khi thực dân Pháp ngày càng sa lầy trên chiến trường Đông Dương, đế quốc Mỹ đã dần dần nhảy vào thay thế thực dân Pháp. Vào cuối năm 1950, “Mỹ viện trợ cho Pháp ở Đông Dương 133 triệu USD và chuyển giao khối lượng lớn vũ khí, tàu chiến, máy bay chiến đấu, xe quân sự. Năm 1954, viện trợ của Mỹ cho Pháp ở Đông Dương lên tới 1 tỷ USD [chiếm 78% chi phí chiến tranh của Pháp ở Đông Dương” -
[Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - thắng lợi và bài học, NXB Chính trị quốc gia].

Cecil B. Currey, nhà sử học nổi tiếng người Mỹ trong cuốn sách Chiến thắng bằng mọi giá [Thiên tài quân sự Việt Nam: Đại tướng Võ Nguyên Giáp] cho biết, năm 1956, Allen Dulles, người đứng đầu của Cục Tình báo Trung ương [CIA] đã đệ trình lên Tổng thống Mỹ Eisenhower báo cáo tiên đoán nếu bầu cử ở Việt Nam diễn ra theo quy định của Hiệp định Genève thì “thắng lợi của Hồ Chí Minh sẽ như nước triều dâng không thể cản nổi”. Ngô Đình Diệm chỉ có một lối thoát là tuyên bố không thi hành Hiệp định Genève. Được Mỹ khuyến khích, Ngô Đình Diệm kiên quyết từ chối tổng tuyển cử. Mỹ muốn có một chính phủ chống Cộng tồn tại ở miền Nam Việt Nam, bất kể chính phủ đó có tôn trọng nền dân chủ hay không”.

Edward Miller, TS Lịch sử Harvard, giáo sư Lịch sử Đại học Dartmouth, bang New Hampshire trong cuốn sách Liên minh sai lầm Ngô Đình Diệm, Mỹ và số phận Nam Việt Nam cho rằng, có 3 nguyên nhân, song nguyên nhân quan trọng nhất và được giải thích phổ biến nhất hiện nay là lo ngại sự phát triển [trong sách của mình, ông gọi là bành trướng] của chủ nghĩa Cộng sản: “Cách giải thích phổ biến nhất về quan hệ đồng minh Mỹ - Diệm cho rằng đây là một sản phẩm của tính toán địa - chính trị của Mỹ thời Chiến tranh lạnh. Theo lý giải này, việc Mỹ can thiệp sâu vào Đông Dương xuất phát từ các quan ngại về sự bành trướng Xô viết. Việc ủng hộ Diệm đơn thuần chỉ là bước tiếp theo trong chiến lược ngăn chặn cộng sản mà Washington đã theo đuổi tại Đông Dương từ năm 1950, khi bắt đầu cung cấp tiền, vũ khí và cố vấn cho nỗ lực chiến tranh chống lại Việt Minh của Pháp. Sau thất bại của Pháp tại Điện Biên Phủ, các nguyên thủ Mỹ cần một đối tác mới ở Việt Nam và họ không khỏi bị thu hút bởi thái độ kiên quyết chống cộng sản của Diệm”.

3. Thi hành Hiệp định Genève, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành chuyển quân tập kết ra Bắc. Hàng vạn cán bộ, chiến sĩ Nam bộ đã tập kết ra miền Bắc với niềm tin và hy vọng 2 năm sau sẽ trở về bằng cuộc tổng tuyển cử như quy định của Hiệp định. Việt Nam dân chủ Cộng hòa đã 2 lần gửi công hàm cho chế độ Việt Nam Cộng hòa đề nghị tiến hành các bước hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước, nhưng đều bị từ chối dẫn tới việc chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam.

Trả lời phỏng vấn nhà báo Regards vào ngày 18-11-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chúng tôi thi hành triệt để các điều khoản đình chiến. Chúng tôi tiếc rằng các lực lượng Pháp không thi hành được như thế, mà còn làm trái nhiều là khác... Chúng tôi hết sức làm việc để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước Việt Nam...”.

Trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Hãng Thông tấn Press Trust of India vào ngày 5-1-1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Một trong các nhiệm vụ cấp bách của chúng tôi là Thi hành đúng đắn Hiệp định Genève và Củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, độc lập, dân chủ trong toàn quốc”… Trước năm 1975, giữa đô thành Sài Gòn, nhà báo Nam Đình đã viết: “Tất cả những chế độ kế tiếp bắt đầu từ chế độ Ngô Đình Diệm cho tới ngày nay cũng trái với tinh thần Genève vì thiếu quyền tự quyết của dân tộc. Người Mỹ đã can thiệp sâu rộng vào tất cả mọi địa hạt ở miền Nam Việt Nam từ chánh quyền cho đến tất cả các cuộc bầu cử để tạo nên Hiến pháp và Quốc hội cho xứ này”.

Quan điểm này tiếp tục được ông Xuân Thủy, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhấn mạnh tại phiên họp lần thứ 10 của Hòa đàm Paris ngày 26-6-1968.

Gần 70 năm sau ngày Hiệp định Genève được ký kết, 46 năm nước Việt Nam tái thống nhất kể từ khi bị chia cắt, những vết thương đã lành. Những ai đang tâm xuyên tạc lịch sử, “lật sử” không chỉ đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc mà còn vô ơn đối với sự hy sinh xương máu của các thế hệ cha anh.

Một câu hỏi lớn của lịch sử cần lời giải đáp là vì sao Mỹ can thiệp vào tình hình Việt Nam? Điều này cũng không khó để trả lời. Chắc chắn có rất nhiều nguyên nhân, song có lẽ một nguyên nhân sâu xa là Mỹ lo sợ sự lan rộng của chủ nghĩa Cộng sản ở Đông Nam Á nếu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của Chủ tịch Hồ Chí Minh thắng trong cuộc tổng tuyển cử thống nhất đất nước theo quy định của Hiệp định Genève.

Viết Phước

                                                                                ThS. Nguyễn Thị Hiền - Khoa Xây dựng Đảng

        Sau khi Hiệp định Giơnevơ được kí kết, đế quốc Mỹ nhảy vào thay chân thực dân Pháp ở miền Nam Việt Nam, Với âm mưu thâm độc hòng “kéo dài biên giới Hoa Kỳ đến vĩ tuyến 17” và tiến tới vượt sông Bến Hải tiến quân ra miền Bắc, ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc và chủ nghĩa cộng sản đang lan tràn xuống khu vực Đông Nam Á. Việc Mỹ chủ trương khẩn trương gạt Pháp là chủ trương đầy toan tính, xảo quyệt.

        Để thực hiện âm mưu xâm lược, Mỹ đã thực hiện “kế hoặch CôLin”. Theo đó Mỹ sẽ bảo trợ cho chính quyền Diệm, xây dựng lại quân đội quốc gia của Diệm do Mỹ trực tiếp trang bị huấn luyện và chỉ huy. Đồng thời, tổ chức bầu cử “Quốc hội ” để miền Nam Việt Nam thực hiện “độc lập” hợp pháp hoá chính quyền Diệm. 
        Đây là kế hoạch đầu tiên của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam được thực hiện thông qua chính quyền tay sai, một hình thức thực dân giấu mặt, trá hình nguy hiểm của đế quốc Mỹ. Vì vậy Việt Nam trở thành nơi đụng đầu lịch sử giữa phong trào độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa đế quốc.
Đối với miền Bắc, chúng tến hành chiến dịch dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào di cư vào Nam. Đây là âm mưu khá thâm độc, nham hiểm của địch để tạo ra ảnh hưởng xấu về chế độ chính trị xã hội ở miền Bắc, ngăn chặn sự ảnh hưởng  của cách mạng Việt Nam đối với vùng Đông Nam Á. Đồng thời chúng mưu toan phá hoại lực lượng sản xuất, làm cho đời sống xã hội của miền Bắc không ổn định.
        Đối với miền Nam, đế quốc Mỹ thấy rằng mối đe doạ trực tiếp lớn nhất đối với sự tồn tại của chúng ở đây là lực lượng cách mạng và lòng dân đi theo cách mạng ở khắp các thôn, xã  từ vùng tự do Liên khu V đến các căn cứ kháng chiến U Minh, Dương Minh Châu, chiến khu Đ…
        Chính vì vậy, một mặt chúng thanh lọc nội bộ, mặt khác chúng tiến hành chiến dịch tố cộng, diệt cộng. Chúng chĩa mũi nhọn vào những nguời kháng chiến cũ và những người yêu nước, những gia đình có con đi tập kết, những người tán thành hoà bình, thống nhất. Đặc biệt là đội ngũ đảng viên cộng sản, ngoài ra chúng còn tiến hành hàng trăm nghìn cuộc tuy quét vây bắt, tàn sát đẫm máu những người yêu nước, những người kháng chiến cũ.
        Đỉnh cao của chính sách khủng bố với những người yêu nước của bè lũ Mỹ - Diệm là ban hành đạo luật 10/59. Với đạo luật này chúng thẳng tay giết hại bất cứ ngưòi yêu nước nào hoặc bất cứ ai đối lập với chúng. Chúng lê máy chém khắp miền Nam, không những tiêu diệt những người cộng sản mà còn gây không khí lo sợ, nghi kỵ, chia rẽ trong dân chúng, làm tê liệt ý chí đấu tranh chống lại chế độ của Ngô Đình Diệm .
        Chính sách phát xít của Mỹ - Diệm đã đặt cách mạng miền Nam vào tình thế hiểm nghèo. Không những mục tiêu hoà bình thống nhất chưa thể thực hiện được, mà ngay bản thân các lực lượng cách mạng có nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn.
        Trước âm mưu và thủ đoạn của đế quốc Mỹ, tại Hội nghị lần thứ VI của Ban Chấp hành Trung ương Đảng [khoá II], Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Báo cáo chính trị. Báo cáo đã chỉ ra những khó khăn trước mắt của nhân dân ta, chủ yếu là khó khăn do âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ gây ra. Báo cáo khẳng định kẻ thù chính của nhân dân ta là đế quốc Mỹ, “hiện nay đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân thế giới và nó đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương, cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống Mỹ”, Người chỉ rõ "tranh lấy hoà bình không phải là một việc dễ, nó là một cuộc đấu tranh trường kỳ, gian khổ, phức tạp” .
        Người nêu lên một số nhiệm vụ và công tác trước mắt mà trong đó công tác then chốt là làm cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân nhận rõ tình hình và nhiệm vụ mới, nhận rõ tính chất và nhiệm vụ của giai đoạn mới.
        Cũng trong Hội nghị lần thứ VI, đồng chí Tổng bí thư Trường Chinh đã tiếp tục cụ thể hoá quan điểm và phương hướng cơ bản trong báo cáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng thời nhấn mạnh, nhiệm vụ trước mắt là đấu tranh cho hoà bình, vì vậy phải  tăng cường lực lượng, củng cố quốc phòng đặc biệt chú ý vấn đề chỉ đạo giải phóng miền Nam. Phải làm cho cán bộ, chiến sĩ, đồng bào hiểu rõ yêu cầu, nhiệm vụ những khó khăn sẽ phải nhiều hơn và không được chủ quan khinh địch.
        Báo cáo cũng đặt ra phương châm công tác ở vùng tạm địch chiếm, triệt để lợi dụng thế hợp pháp và nửa hợp pháp để vận động quần chúng đấu tranh. Tổ chức Đảng phải bí mật, chuyển cán bộ vào hoạt động bí mật, khéo che dấu lực lượng, kiên quyết đấu tranh chống chính sách kêu gọi đầu thú của địch để bảo toàn lực lượng.
        Hội nghị còn chỉ thị cho Đảng bộ Nam Bộ, Liên khu uỷ V là phải lãnh đạo nhân dân đấu tranh đòi địch phải thi hành Hiệp định Giơnevơ, củng cố hoà bình, đấu tranh vì dân sinh, giữ vững những quyền lợi đã giành được trong đấu tranh chống địch khủng bố.
        Bộ chính trị còn chỉ thị rõ, Mỹ và tay sai có thể sẽ phá hoại Tổng tuyển cử, việc chia rẽ có thể trường Kỳ cho nên các cấp cần quán triệt và thực hiện tốt ba nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam.
        Một là, tập trung đấu tranh đòi Mỹ thi hành Hiệp định Giơnevơ
      Hai là, chuyển hướng công tác cho phù hợp với tình hình mới, tập hợp rộng rãi các lực lượng nhằm đánh đổ chính quyền Ngô Đình Diệm, thành lập Mặt trận dân tộc thay mặt trận Liên Việt, vận động quân đội, đưa ngưòi của ta bí mật vào hoạt động trong bộ máy của địch.
        Tháng 10.1954 tại U Minh Hạ hội nghị thành lập Xứ uỷ Nam Bộ được triệu tập. Hội nghị đã tiếp thu, thực hiện nghị quyết của Trung ương Đảng và đề ra nhiệm vụ cho toàn miền Nam là tăng cường công tác tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp cách mạng, khắc phục tư tưỏng cầu an, dao động… tổ chức thêm các chi bộ mới ở đô thị .
        Ngày 18.8.1956 Bộ chính trị gửi thư cho Xứ uỷ Nam Bộ nói rõ thêm công tác cụ thể ở miền Nam trong tình hình hiện nay, cần tổ chức ra những đội tự vệ nhằm bảo vệ xã, thôn, trường học, bệnh viện, bảo vệ các cuộc đấu tranh của quần chúng, giải thoát cán bộ khi cần thiết.
        Đây là những chủ trương đúng đắn, kịp thời có tác dụng quan trọng trong việc duy trì và phát triển lực lượng vũ trang tự vệ ở miền Nam.
        Căn cứ vào sự phát triển của tình hình miền Nam, tháng 8.1956 đồng chí Lê Duẩn uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư Xứ uỷ Nam Bộ đã viết “Đề cương cách mạng miền Nam”. Đề cương đã xác định nhân dân miền Nam không có con đường nào khác là đứng lên làm cách mạng để cứu nước, cứu mình.
        Theo tinh thần nghị quyết của Bộ chính trị và nghị quyết Xứ uỷ Nam Bộ. Đảng ta một lần nữa khẳng định để giành thắng lợi cho cách mạng miền Nam phải bằng con đường cách mạng bạo lực.
        Xuất phát từ chủ trương đó, các đơn vị vũ trang tuyên tuyền, vũ trang bí mật đã nối tiếp nhau ra đời. Liên tỉnh miền Trung Nam Bộ xây dựng được 3 đại đội vũ trang hoạt động ở Đồng Tháp Mười, Liên tỉnh miền Tây xây dựng được 3 đại đội vũ trang. Đến cuối 1957, ở Nam Bộ đã có tới 37 đơn vị vũ trang cách mạng. 
        Sau khi các đơn vị vũ trang được thành lập đã lập nên những chiến công xuất sắc. Nổi bật nhất là trận đánh tiến công vào quận lị Dầu Tiếng, cách Sài Gòn 70 km về phía bắc, đánh thiệt hại 2 tiểu đoàn, diệt 200 tên và thu 200 súng.
        Chiều ngày 25.10.1958, bộ đội biệt động Đông Nam Bộ đã tập kích vào trụ sở phái đoàn cố vấn Mỹ [MAAG] ở Biên Hoà diệt nhiều tên.
        Trước tình hình đó Diệm tuyên bố đặt miền Nam trong tình trạng chiến tranh. Trước không khí sôi sục, căm thù của đồng bào miền Nam và khí thế vùng dậy đấu tranh của quần chúng. Trung uơng Đảng đã có cuộc họp quan trọng xác định đường lối và phương pháp cách mạng miền Nam đó là Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
        Hội nghị đã phân tích và đề ra nhiệm vụ cách mạng miền Nam, là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập dân tộc. Hội nghị đã chỉ rõ quá trình thực hiện nhiệm vụ ấy là một quá trình lâu dài, phải từng bước.
        Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là đoàn kết toàn dân đánh đổ tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm, thành lập chính quyền Liên hiệp dân tộc, dân chủ ở miền Nam.
        Để thực hiện nhiệm vụ đó, nhân dân miền Nam phải đấu tranh bằng con đường khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, tuỳ theo tình hình cụ thể và yêu cầu cách mạng thì con đường đó là xây dựng sức mạnh của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ chính quyền Mỹ- Diệm. Trung ương Đảng còn dự kiến “đế quốc Mỹ là tên đế quốc hiếu chiến nhất, cho nên trong những điều kiện nào đó cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam cũng có khả năng chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trang trường kỳ giữa ta và địch. Đảng phải thấy trước khả năng ấy để chuẩn bị chu đáo và chủ động đối phó với mọi tình thế ”.
        Nhiệm vụ miền Nam là hết sức nặng nề, để tăng cường lực lượng, phát huy sức mạnh tổng hợp của miền Nam. Nghị quyết chủ trương thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất riêng cho phù hợp với tính chất và nhiệm vụ ở miền Nam, điều quan trọng và là nhân tố quyết định cho thắng lợi của cách mạng miền Nam là sự tồn tại và trưởng thành của Đảng bộ miền Nam.
        Kế thừa tinh thần Nghị quyết lần thứ 15, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III khẳng định “Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của Mỹ - Diệm...đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ, tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm”.
        Có thế nói, nghị quyết của Hội nghị lần thứ 15 là một trong những khởi điểm quan trọng dẫn đến thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ  và tay sai. Đã mở ra một bước ngoặt mới thúc đẩy cách mạng miền Nam tiến lên, Nghị quyết đã đáp ứng nhu cầu bức thiết của cách mạng miền Nam lúc đó. Chính Nghị quyết đã dẫn đến cuộc Đồng Khởi oanh liệt trên toàn miền Nam giữa năm 1959 đến cuối 1960.
Phong trào Đồng Khởi trên toàn miền Nam, chứng tỏ lực lượng vũ trang cùng phong trào đấu trang chính trị của nhân dân miền Nam đã phát triển lên một tầm cao mới, đây là sức mạnh để nhân dân miền Nam đủ sức đương đầu chiến đấu chống Mỹ và tay sai giành chính quyền.


        Thắng lợi của Đồng Khởi là một mốc rất quan trọng của cách mạng miền Nam, tạo cơ sở vững chắc để nhân ta đánh thắng chiến lược chiến tranh tiếp theo của Mỹ, tạo đà cho cách mạng miền Nam vững bước tiến lên.
        Chiến công oanh liệt của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đã chứng minh đường lối quân sự và phương pháp cách  mạng của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn. Chính quá trình hình thành đường lối chiến lược quân sự cách mạng từ 1954 đến 1960 dưới sự lãnh đạo của Đảng đã giúp cho nhân dân miền Nam nói riêng cả nước nói chung có đủ thế và lực đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Hồ Chí Minh [1996], toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 313

Hồ Chí Minh [1996], toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr319

Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam [2004], Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 102

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

 



 

Video liên quan

Chủ Đề