Vì sao tôn trọng rất cần thiết cho mỗi người trong cuộc sống hiện đại

Năng lực sẽ giúp bạn hoàn thành công việc, nhưng cách giao tiếp của bạn với mọi người là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công và xây dựng được những mối quan hệ sâu sắc. Và một trong những chìa khóa vàng của giao tiếp thành công chính là sự tử tế. Làm sao để trở nên tử tế trong mắt bạn bè và những người xung quanh, tìm hiểu ngay những bí quyết của Prudential sau đây nhé!

Có thể bạn được nghe những thông tin bên lề về công việc và cuộc sống của đồng nghiệp mới, nhưng đừng quá để tâm đến những thông tin đó ảnh hưởng đến đánh giá của bản thân, càng không nên tỏ thái độ với họ bởi chúng không thực sự ảnh hưởng đến bạn, chưa kể khi câu chuyện đến tai bạn cũng đã “tam sao thất bản” rồi. Ai cũng có lý do của riêng mình đối với những quyết định và hành động trong quá khứ. Nên nhớ rằng mỗi người chúng ta luôn thay đổi và trưởng thành.

Tử tế chính là sự tôn trọng chuyện cá nhân của người khác, thay vì đánh giá quá khứ, hãy cùng họ đồng hành trong hiện tại và hướng đến tương lai.

Khi bạn lắng nghe ai đó kể chuyện hay trình bày quan điểm, hãy mở rộng lòng mình để đón nhận những góc nhìn khác biệt ấy. Có như vậy, bạn mới thật sự hiểu đúng và tôn trọng những cảm nhận, suy nghĩ và niềm tin của người khác.

Khi trò chuyện, hãy nhìn thẳng vào mắt đối phương, trả lời chân thành và có ý kiến đóng góp. Như vậy, người đối diện cũng sẽ cảm thấy tin tưởng và mong muốn được cởi mở với bạn hơn.

Khi bạn hành động, hãy luôn chính trực, luôn làm đúng cam kết, thực hiện lời hứa của mình. Nếu làm đúng và đạt kết quả tốt thì hãy cảm ơn người đã cho mình cơ hội, còn làm sai thì dũng cảm nhận trách nhiệm.

Không gây sự phiền nhiễu trong công ty, không dựng chuyện sau lưng, không làm hại đến người khác – những hành động xấu xí này có thể sẽ đem lại lợi ích trước mắt, nhưng sau đó bạn sẽ trở thành con người đáng sợ trong mắt người xung quanh, mọi người xa lánh, đánh mất hình ảnh chuyên nghiệp.

Hãy tự hỏi bản thân mình, có phải bạn luôn thích làm việc và kết giao với những người tử tế và tích cực, luôn mang đến cho bạn cảm giác dễ chịu không nào?

Nếu câu trả lời là có, hãy chủ động cư xử tế với tất cả mọi người. Lời nói, hành động của bạn với người khác chính là tấm gương phản chiếu con người bạn. Hãy học cách khiêm nhường, nói ít lại, lắng nghe nhiều hơn.

Khi bạn cư xử đúng phép tắc với mọi người, bạn thể hiện được rằng bản thân mình là một người tử tế và đáng được trân trọng. Vì vậy, đừng chần chừ giúp đỡ người khác khi họ đang gặp khó khăn, kể cả những người thường xuyên làm cho bạn khó chịu, chứ không chỉ là người thân thuộc, hay giao tiếp với bạn.

Dù bạn tài giỏi, thành công, quyền lực thì cũng không nên tự phụ, xem nhẹ người khác. Cuộc sống này muôn màu, ai cũng có sở trường và con đường thành công riêng, việc của mình là quan sát để học hỏi những điều tốt của người khác để bản thân ngày càng tiến bộ thay vì tỏ ra mình giỏi hơn người.

Sự giỏi giang của bản thân không bao giờ là một lý do chính đáng để chúng ta tự cho mình quyền xem thường người khác. Đặc biệt là trong thế giới rộng lớn với nhiều mẫu người và tính cách khác biệt, ai cũng sẽ có một vài điều hay ho cho bạn học hỏi.

Đa số chúng ta đều có thể nói được những lời “đao to búa lớn”, nhưng không phải ai cũng có khả năng thực hiện tất cả những gì mình đã nói. Người nói ít làm nhiều sẽ được mọi người tôn trọng, quý mến, muốn tiếp xúc để được truyền cho cảm hứng và mục tiêu sống.

Chưa kể, với danh tiếng tốt lành như thế thì các cơ hội thành công cũng sẽ tìm đến với bạn nhiều hơn. Vì vậy, mỗi sáng thức dậy, khi đứng trước gương chuẩn bị trang phục đi làm, hãy dặn bản thân mình phải trở thành một tấm gương sáng cho những người xung quanh, nhất là với con trẻ. Hãy biến các kế hoạch trên giấy thành hiện thực thay vì lãng phí nhiều giờ liền ngồi tán chuyện bên tách cà phê.

Mỗi người ta gặp trong đời đều có vai trò nhất định với cuộc sống của chúng ta. Có người giúp bạn phát triển, có người khiến bạn tổn thương hay thất bại, có người truyền cảm hứng cho bạn. Bất kể là vai trò nào thì họ cũng góp phần vào hành trình hoàn thiện bản thân của bạn, vì thế hãy trân trọng và biết ơn tất cả những điều đó.

Điều này có nghĩa là bạn cũng đóng một vai trò nhất định trong cuộc đời của người khác. Thế nên, hãy sắm vai “chính diện”: làm tốt công việc của mình, giúp đỡ người đang cần, truyền cảm hứng hành động tích cực và sống chan hòa với người xung quanh.

Ngoài ra, bạn có thể tìm đọc thêm những cuốn sách về thuật đối nhân xử thế để bổ sung những kỹ năng mềm giúp mình thấu hiểu và thu phục lòng người.

Cuối cùng, luôn nhớ rằng trong mọi tình huống, bạn chỉ cần bình tĩnh đối xử với mọi người, đặc biệt là chính bản thân mình, bằng tình yêu và lòng bao dung. Như vậy, cuộc sống sẽ tốt đẹp và tươi sáng hơn rất nhiều.

Đề bài: Nghị luận xã hội 200 chữ về việc chấp nhận sự khác biệt trong cuộc sống

Mục lục bài viết:
1. Dàn ý
2. Bài mẫu số 1
3. Bài mẫu số 2
4. Bài mẫu số 3

Nghị luận xã hội 200 chữ về việc chấp nhận sự khác biệt trong cuộc sống


I. Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ về việc chấp nhận sự khác biệt trong cuộc sống [Chuẩn]

1. Mở bài

Dẫn dắt đến vấn đề cần nghị luận: Chấp nhận sự khác biệt trong cuộc sống

2. Thân bài

- Giải thích: "Sự khác biệt trong cuộc sống" không chỉ dùng để chỉ sự khác biệt trong ngôn ngữ, màu da, tôn giáo mà còn dùng để chỉ sự khác nhau trong tính cách, nhận thức, ước mơ, cá tính ở mỗi con người.

- Vì sao cần phải chấp nhận sự khác biệt?+ Mỗi con người là một cá thể riêng biệt, có cá tính, nhân cách và màu sắc riêng+ Sự khác biệt có thể làm cho cuộc sống trở nên phong phú, ý nghĩa hơn.+ Giúp con người hòa nhập với cuộc sống xã hội, gắn kết những mối quan hệ tốt đẹp.+ Tôn trọng sự khác biệt của người khác sẽ được nhận lại sự tôn trọng, yêu quý của mọi người xung quanh.

+ Trong nhiều trường hợp sự khác biệt còn góp phần tạo nên những thành quả đáng tự hào, đóng góp to lớn cho sự phát triển của đất nước, nhân loại. [Đưa ra dẫn chứng]

- Bài học nhận thức:+ Cần học cách tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt+ Hãy nhìn mọi việc bằng con mắt khách quan, thấu đáo và một trái tim chân thành, biết yêu thương.

+ Đừng lấy bản thân ra để đánh giá, phê phán sự khác biệt của người khác vì mỗi người có một giá trị, màu sắc riêng.

3. Kết bài

Rút ra kết luận chung


II. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội 200 chữ về việc chấp nhận sự khác biệt trong cuộc sống 


1. Nghị luận xã hội 200 chữ về việc chấp nhận sự khác biệt trong cuộc sống, mẫu 1 [Chuẩn]

Cuộc sống là một bức tranh muôn màu muôn vẻ, trong đó mỗi con người lại là một mảnh ghép riêng biệt, độc đáo mà không ai có thể thay thế. Sự phong phú trong lối sống, sự khác biệt trong cá tính, sở thích, ước mơ của mỗi người làm nên những màu đa dạng của cuộc sống. Chúng ta hãy thử tưởng tượng xem, nếu bảy tỉ người trên trái đất này đều có chung những suy nghĩ, hành động thì cuộc sống sẽ nhàm chán đến mấy. Khi ấy chúng ta có thể sống hòa bình, thân thiện với nhau nhưng lại mấy đi những "gia vị" cần có, cuộc sống cứ thế bình đạm trôi qua mà không có những đột phá, sáng tạo mới. "Sự khác biệt trong cuộc sống" không chỉ dùng để chỉ sự khác biệt trong ngôn ngữ, màu da, tôn giáo mà còn dùng để chỉ sự khác nhau trong tính cách, nhận thức, ước mơ, cá tính ở mỗi con người. Sự khác biệt có thể làm cho cuộc sống trở nên phong phú, ý nghĩa hơn. Sự khác biệt về vị trí địa lí, lịch sử, văn hóa 54 dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam không hề gây ra những khoảng cách giữa con người với con người mà ngược lại nó làm phong phú thêm cho bản sắc văn hóa, bản sắc con người trong một Việt Nam thống nhất. Sự khác biệt trong phong cách thơ văn, quan niệm nghệ thuật của các nhà văn làm nên một nền văn học Việt Nam phát triển phong phú với nhiều thể loại và nội dung đặc sắc. Qua những ví dụ trên chúng ta có thể thấy sự khác biệt không phải lúc nào cũng là dị biệt, khác người mà nó góp phần làm nên những thành tựu, giá trị và ý nghĩa cho cuộc sống. Khi biết chấp nhận sự khác biệt là khi chúng ta biết nhìn nhận, tôn trọng những cá tính riêng biệt của người khác bằng sự cảm thông, trân trọng, khi ấy con người sẽ gần con người hơn, xã hội sẽ có thêm những nhân tố độc đáo để phát triển, tiến bộ; cuộc sống của con người cũng trở nên hạnh phúc hơn. Hãy chấp nhận sự khác biệt, vì nó làm nên màu sắc của cuộc sống và hình thành nên giá trị, cá tính riêng biệt cho mỗi con người.


2. Nghị luận xã hội 200 chữ về việc chấp nhận sự khác biệt trong cuộc sống, mẫu 2 [Chuẩn]

Xã hội hiện đại đặt ra nhu cầu phát triển và hội nhập vô cùng mạnh mẽ. Để chung sống và phát triển thì mỗi chúng ta cần phải hòa mình vào cuộc sống tập thể, gắn kết được cuộc sống cá nhân với sự phát triển của cộng đồng và những người xung quanh. Bởi vậy việc chấp nhận sự khác biệt của người khác là điều vô cùng quan trọng. Mỗi người trong xã hội lại có tính cách, suy nghĩ và cá tính riêng biệt, vì vậy khi chúng ta biết tôn trọng sự khác biệt thì chúng sẽ thực sự hòa nhập được vào cuộc sống xã hội. Mặt khác, chấp nhận sự khác biệt của người khác còn giúp chúng ta gây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp, đó có thể là tình bạn, tình yêu, tình đồng đội, đồng chí... Khi chúng ta biết tôn trọng sự khác biệt của người khác thì chúng ta sẽ nhận lại được sự tôn trọng và tình cảm quý mến của người khác dành cho mình. Trong nhiều trường hợp sự khác biệt còn góp phần tạo nên những thành quả đáng tự hào, đóng góp to lớn cho sự phát triển của đất nước, nhân loại. Chắc hẳn các bạn còn nhớ về câu chuyện cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Vào những năm cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX cuộc cách mạng Việt Nam chìm trong khủng hoảng về đường lối cứu nước. Trong khi các bậc tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh muốn dựa vào Nhật, Pháp để cứu nước thì Bác đã lựa chọn một con đường hoàn khác biệt, đó là con đường cách mạng vô sản, cứu nước bằng chính sức lực của dân tộc mình. Và chính lựa chọn ấy đã mang đến án sáng độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam ta. Cuộc sống của chúng ta được tạo nên bởi những cá thể, tính cách hoàn toàn riêng biệt, nó làm nên sự phong phú, màu sắc đa dạng của cuộc sống. Vì vậy nếu biết cách chấp nhận sự khác biệt thì chúng ta sẽ có được một cuộc sống hạnh phúc và những mối quan hệ tốt đẹp.
 

3. Nghị luận xã hội 200 chữ về việc chấp nhận sự khác biệt trong cuộc sống, mẫu 3 [Chuẩn]

Trong phiên tòa xử phạt những thầy cô giáo đã gian lận điểm thi trong kì thi Tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2020 tại Hòa Bình, có một câu nói của một bị cáo bào chữa cho lí do phạm tội của mình khiến tôi nhớ mãi: "Ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ thành khuyết tật". Có thể nói chính những lợi ích về vật chất và tâm lí sợ đi ngược với số đông, sợ bản thân trở nên khác biệt trong mắt người khác đã khiến những thầy cô từng rất ưu tú rơi vào cảnh tù tội. Có một sự thật đáng buồn trong cuộc sống con người, đó là xu hướng tôn vinh, ca ngợi những gì đã phổ biến, được nhiều người biết đến mà bỏ qua, thậm chí bài trừ những gì khác biệt, nội trội. Sự khác biệt ở đây có thể hiểu là sự khác nhau trong hoàn cảnh, cá tính, thói quen và cả xu hướng về giới tính, tôn giáo, đặc điểm cơ thể. Con người thường đánh giá những người có lối sống, suy nghĩ, lựa chọn khác mình là dị biệt và có tâm lí bài trừ, tẩy chay. Điều này thật không nên bởi khác biệt không phải bao giờ cũng là cái dị hợm, xấu xa. Trở lại với câu chuyện của những thầy cô vi phạm quy chế thi cử, tâm lí sợ mình trở nên khác biệt trong mắt của cấp trên, đồng nghiệp nên có nhiều thầy cô biết việc mình làm là sai trái, vi phạm pháp luật nhưng vẫn mạo hiểm dấn thân. Kết quả là khi sự việc bị mang ra ngoài ánh sáng thì họ mất đi cả sự nghiệp, tiền đồ, sự tôn trọng của học sinh mà còn đưa mình vào vòng lao lí. Bởi vậy đừng sợ hãi sự khác biệt nếu nó vẫn nằm trong khuôn khổ của đạo đức, pháp luật. Tôn trọng sự khác biệt sẽ giúp chúng ta dung hòa những mối quan hệ, làm cho cuộc sống của mình trở nên hạnh phúc, ý nghĩa. Trong gia đình, nếu biết tôn trọng sự khác biệt giữa các thành viên sẽ xóa nhòa đi khoảng cách thế hệ giữa bố mẹ và con cái. Tôn trọng sự khác biệt cũng làm cho những mối quan hệ tình cảm như tình yêu, tình bạn trở nên bền chắc, lâu dài. Hãy học cách chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt từ hôm nay, chúng ta hãy nhìn mọi việc bằng con mắt khách quan, thấu đáo và một trái tim chân thành, biết yêu thương. Đừng lấy bản thân ra để đánh giá, phê phán sự khác biệt của người khác vì mỗi người có một giá trị, màu sắc riêng. Tôn trọng sự khác biệt để làm cho cuộc sống ý nghĩa, hạnh phúc hơn.

------------------HẾT----------------------

Bên cạnh bài Nghị luận xã hội 200 chữ về việc chấp nhận sự khác biệt trong cuộc sống, có rất nhiều những vấn đề nghị luận hay mà các em cần quan tâm như: Nghị luận xã hội 200 chữ về câu danh ngôn: Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc, Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng nghiện game online, Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng chảy máu chất xám, Nghị luận xã hội 200 chữ về ý kiến: Mỗi người cần có chính kiến của bản thân trước sự tác động của thế giới bên ngoài.

Qua bài Nghị luận xã hội 200 chữ về việc chấp nhận sự khác biệt trong cuộc sống các em sẽ thấy được sự tồn tại tất yếu của sự khác biệt và thái độ cần có của mỗi người trước những khác biệt trong cuộc sống.

Nghị luận xã hội 200 chữ về hậu quả của lối sống ăn bám Nghị luận xã hội 200 chữ nêu suy nghĩ của em về sự thành công Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khát vọng Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tiết kiệm Nghị luận xã hội 200 chữ về sự tử tế Nghị luận xã hội 200 chữ về tính tự lập

Video liên quan

Chủ Đề