Theo luật thương mại 2005 thì mức phạt vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định như thế nào

Quy định về mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại. Nếu có vi phạm trong hợp đồng thương mại thì mức phạt tối đa là bao nhiêu?

Quy định về mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại. Nếu có vi phạm trong hợp đồng thương mại thì mức phạt tối đa là bao nhiêu?

Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

Như vậy mức phạt hợp đồng theo quy định của Luật thương mại năm 2005 trên tinh thần là tự do thỏa thuận nhưng lại bị đặt trong hai mức giới hạn.

Thứ nhất là đặt dưới mức mức phạt 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm.

Thứ hai là mức phạt được tính trên giá trị hợp đồng bị vi phạm. Quy định này có sự khác biệt so với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 khi mức phạt vi phạm được áp dụng cho các quan hệ dân sự thì sẽ do các bên thỏa thuận. Nhận thấy rằng, tuy cùng điều chỉnh một vấn đề nhưng giữa hai văn bản pháp luật lại có sự khác biệt rõ ràng. Do vậy phải phân biệt được đâu là quan hệ do Bộ Luật Dân sự điều chỉnh, đâu là quan hệ do Luật thương mại điều chỉnh để áp dụng pháp luật một cách chính xác. Mặt khác, khi có sự khác biệt như vậy, vấn đề đặt ra là việc quy định giới hạn mức phạt như Luật thương mại có hợp lý hay không? Tuy rằng việc đặt mức giới hạn nhằm kiểm soát những giao dịch thương mại ảo nhằm thu lợi bất chính nhưng lại làm hạn chế quyền tự do thỏa thuận của các bên. Bởi lẽ bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên, vì thế có nên bỏ mức giới hạn này?

Xoay quanh quy định của Luật thương mại năm 2005 về mức giới hạn “không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm” cũng còn rất nhiều vướng mắc.

Thứ nhất, chế tài phạt hợp đồng chỉ được áp dụng “nếu trong hợp đồng có thỏa thuận”. Vậy vấn đề đặt ra là, nếu các bên có thỏa thuận về phạt hợp đồng nhưng lại không thỏa thuận về mức phạt là bao nhiêu thì khi có tranh chấp sẽ được giải quyết tại cơ quan tài phán như thế nào? Cơ quan tài phán sẽ áp dụng mức giới hạn là 8% hay phải căn cứ vào phần nghĩa vụ bị vi phạm để đưa ra một mức phạt hợp lý, nhưng những căn cứ nào để xác định được đó là một mức phạt hợp lý đối với mỗi bên?

Luật thương mại năm 2005 quy định mức phạt không được vượt quá 8% giá trị nghĩa vụ bị vi phạm. Nhưng nếu trong quá trình xác lập hợp đồng, do thiếu hiểu biết, các bên đã thỏa thuận vượt quá mức giới hạn này, có thể thỏa thuận mức phạt 20%, 50% hay nhiều hơn thế. Vậy khi tranh chấp xảy ra, vấn đề này sẽ giải quyết ra sao? Có ý kiến cho rằng, việc thỏa thuận như vậy là trái với quy định của pháp luật nên phần thỏa thuận đó trong hợp đồng bị vô hiệu coi như hai bên chưa có bất kì thỏa thuận nào trước đó về phạt hợp đồng. Có ý kiến khác lại cho rằng, chỉ vô hiệu phần vượt quá 8% giá trị nghĩa vụ bị vi phạm, khi xử phạt sẽ áp dụng từ mức 8% trở xuống để giải quyết yêu cầu của bên bị hại.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Xem thêm: Mẫu hợp đồng thương mại quốc tế, mua bán hàng hoá quốc tế mới nhất năm 2022

“Mức phạt không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm” thì “nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm” không hẳn là “giá trị hợp đồng”. Do vậy, để chứng minh “phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm” không phải là vấn đề đơn giản. Chưa kể đến việc đánh giá, kết luận trong trường hợp phải đưa ra Tòa án giải quyết lại phụ thuộc rất lớn vào Hội đồng xét xử. Nguyên nhân là do khoa học pháp lý nước ta đang phát triển theo hướng thị trường, hội nhập, quá trình xây dựng pháp luật của Việt Nam có yếu tố đặc thù và chúng ta chưa tiến hành công bố rộng rãi bản án. Những vấn đề này không những gây khó khăn về định hướng và áp dụng đối với những người làm công tác pháp lý, mà cả những chủ thể khó có thể hiểu và vận dụng hiệu quả.

Do còn tồn tại nhiều vướng mắc như trên nên khi tham gia vào quan hệ hợp đồng thương mại mỗi chủ thể nên chủ động trong việc tìm hiểu pháp luật và bằng biện pháp thỏa thuận cụ thể để có thể hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra với mình trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng.

Trong các giao dịch dân sự xác lập chủ yếu bằng lời nói chủ yếu là dựa trên sự tin tưởng nhau. Tuy nhiên, khi có tranh chấp xảy ra thì sẽ không có căn cứ để giải quyết mà sẽ rơi vào tình trạng bế tắc không giải quyết được triệt để hoặc là một bên không thực hiện nghĩa vụ.

Cho nên, để tránh trường hợp các bên thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc ràng buộc trách nhiệm quyền và nghĩa vụ của các bên thì nên giao kết hợp đồng và có thỏa thuận thêm những điều khoản phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng để tăng tính tự giác của hai bên và giải quyết khi các bên xảy ra tranh chấp khi thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực.

1. Phạt vi phạm hợp đồng là gì?

Trong pháp luật dân sự thì không quy định cụ thể về mức phạt vi phạm mà đa số là thực hiện theo sự thỏa thuận của hai bên

Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.

2. Mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại

Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm theo quy định của Luật thương mại năm 2021 còn áp dụng thì vấn đề về phạt vi phạm hợp đồng là do các bên thỏa thuận tuy nhiên không được vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng vi phạm, trừ trường hợp vi phạm hợp đồng dịch vụ giám định.

3. Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.

Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.

– Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời là nguyên tắc được thể hiện đầu tiên trong các nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhằm đảm bảo người có hành vi gây thiệt hại phải bồi thường tương xứng với toàn bộ thiệt hại đã gây ra và bồi thường kịp thời, càng nhanh càng tốt để khắc phục hậu quả . Pháp luật khuyến khích các bên đương sự tự thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường, phương thức bồi thường. Mức thỏa thuận không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.

– Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

Xem thêm: Công văn số 3158/TCT-CS về việc hạch toán khoản tiền bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng kinh tế do Tổng cục Thuế ban hành

Có thể hiểu rằng đây là nguyên tắc thể hiện tính nhân văn của pháp luật nước ta. Để được giảm mức bồi thường thiệt hại thì người gây ra thiệt hại phải thỏa mãn đủ hai điều kiện là có lỗi vô ý và thiệt hại gây ra quá lớn so với khả năng kinh tế của mình thì có thể căn cứ vào thực tế để xem xét.

– Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

Với nguyên tắc này pháp luật đã dự liệu các quy định của pháp luật không thay đổi kịp theo sự thay đổi của thực tế thì trong trường hợp mức bồi thường quá thấp gây bất lợi cho người bị thiệt hại để khắc phục hậu quả gây ta hoặc mức bồi thường quá cao làm ảnh hưởng đến lợi ích của người gây ra thiệt hại.

– Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra. Do đó, nếu bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì phái tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình gây ra.

–  Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Như vậy, không phải mọi trường hợp trên thực tế cứ có thiệt hại thì bên gây ra thiệt hại phải bồi thường. Vì trong trường hợp vi phạm do sự kiện bất khả kháng thì bên bị ảnh hưởng nếu thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ thông báo hoặc do các bên có thỏa thuận khác cho bên kia thì được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định.

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua điện thoại: 1900.6568 – Một cuộc gọi, giải quyết mọi vấn đề pháp luật.

4. Quy định về phạt, bồi thường do vi phạm hợp đồng thương mại

Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Công văn 2933/BXD-KTXD năm 2014 về thưởng, phạt vi phạm hợp đồng xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành

Bồi thường thiệt hại vẫn phát sinh dù không có thỏa thuận giữa các bên và khi hội tụ đủ các yếu tố như: có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại thực tế và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại xảy ra.

Tuy nhiên, vấn đề về vi phạm hợp đồng lại được quy định khác nhau trong thương mại và trong dân sự.

Theo quy định của pháp luật thương mại thì tại Điều 301 Luật thương mại 2005 có quy định: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này”.

Như vậy, theo quy định của Luật thương mại 2005 thì vấn đề về phạt vi phạm hợp đồng là do các bên thỏa thuận tuy nhiên không được vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng vi phạm, trừ trường hợp vi phạm hợp đồng dịch vụ giám định.

 Nhưng theo quy định tại Điều 422 Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định về vấn đề phạt vi phạm hợp đồng, như sau:

1. Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

2. Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận.

3. Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.

Xem thêm: Vi phạm hợp đồng là gì? Đặc điểm và các vấn đề pháp lí liên quan?

Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm”.

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì vấn đề phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, do đó mà mức phạt vi phạm của hợp đồng dân sự không bị khống chế mà hoàn toàn do các bên thỏa thuận với nhau.

Về vấn đề bồi thường thiệt hại thì trong Luật thương mại năm 2005 đã quy định về vấn đề này, cụ thể tại Điều 302 của luật này có quy định: “1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.

2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm”.

Do đó, việc bồi thường thiệt hại chỉ đặt ra đối với trường hợp có hành vi vi phạm hợp đồng. Việc bồi thường sẽ dựa trên những thiệt hại thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải gánh chịu do bên vi phạm gây ra.

Trong Bộ luật dân sự vấn đề bồi thường thiệt hại không chỉ là do có hành vi vi phạm hợp đồng tức là bồi thường trong hợp đồng mà còn đặt ra cả vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, mặc dù là hành vi gây ra thiệt hại không được quy định trong hợp đồng nhưng người gây ra thiệt hại này vẫn phải bồi thường. Theo quy định của pháp luật dân sự thì tài Điều 307 Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định  về trách nhiệm bồi thường thiệt hại như  sau:

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

“1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại vè vật chất và trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần.

2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất ật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm cả tổn thất về tài sản, chi phí ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.

3. Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm uy tín của người khác, thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền cho người bị thiệt hại”.

Tuy nhiên, trong Bộ luật dân sự 2015 thì vấn đề bồi thường thiệt hại được quy định khá rộng cả bồi thường trong hợp đồng và bồi thường ngoài hợp đồng. Vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được Bộ luật dân sự quy định từ Điều 604  –  Điều 607 Bộ luật dân sự, theo đó vấn đề bồi thường đặt ra đối với người có trách nhiệm phải bồi thường và căn cứ và năng lực trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người đó… Tuy nhiên, pháp luật dân sự cũng có quy định trong một số trường hợp cụ thể thì phải bồi thường thiệt hại [ từ Điều 613 – Điều 630 BLDS].

Từ đó chúng ta thấy vấn đề về phạt vi phạm và vấn đề về bồi thường thiệt hại được quy định khá chặt chẽ và khá rộng trong cả luật thương mại lẫn luật dân sự. Tùy thuộc và hành vi vi phạm, năng lực, lỗi và hậu quả của hành vi vi phạm đó mà mức độ bồi thường trong mỗi trường hợp là khác nhau.

→ Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo! Để được hỗ trợ tư vấn luật trực tuyến, lắng nghe ý kiến chính thức từ Luật sư, quý khách hàng vui lòng gọi cho chúng tôi qua Tổng đài Luật sư: 1900.6568

Video liên quan

Chủ Đề