Vì sao trẻ nhỏ hay chớp mắt

Tại sao trẻ hay nháy mắt? Trẻ nháy mắt có nguy hiểm không? Bố mẹ nên hỗ trợ trẻ ra sao? Hãy cùng ODPHUB tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Trẻ thường xuyên nháy mắt là hiện tượng không hiếm gặp, nhưng lại khiến bố mẹ lo lắng. Vậy trẻ hay nháy mắt có phải là bệnh lý nguy hiểm hay không? 

Trẻ em hay nháy mắt là bệnh gì?

Nháy mắt hay chớp mắt là một phản xạ tự nhiên của đôi mắt khi bị “quá tải”. Lúc này, mắt trẻ sẽ bị khô, từ đó tiết ra nước mắt hoặc khiến cho cơ mi co thắt, làm trẻ nháy mắt liên tục. 

Tình trạng nháy mắt ở trẻ có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có:

Các vấn đề về tâm lý

Khi gặp phải các vấn đề về tâm lý, trẻ có thể nháy mắt rất nhiều. Những vấn đề này có thể là:

  • Trẻ tự kỷ, trầm cảm. 
  • Trẻ thường xuyên lo lắng, căng thẳng hoặc áp lực vì nhiều lý do [chẳng hạn như chuyện học hành].
  • Trẻ bị ảnh hưởng bởi trò chơi điện tử, phim ảnh. 

Trẻ có thể nháy mắt do mắc bệnh về tâm lý.

Vấn đề về sức khỏe thể chất

Trẻ có thể thường xuyên nháy mắt do:

  • Tiếp xúc với màn hình điện thoại hay máy tính quá lâu.
  • Thiếu ngủ. 
  • Tật khúc xạ [ví dụ như loạn thị, cận thị, viễn thị…].
  • Các bệnh về mắt [như viêm kết mạc dị ứng, viêm giác mạc, mỏi điều tiết…].
  • Mắc chứng rối loạn Tic [do trẻ mắc các bệnh về thoái hóa nơ-ron thần kinh, chẳng hạn như hội chứng Wilson, Parkinson, bệnh Huntington…].
  • Gặp bất thường trong não, chấn thương đầu, từng trải qua phẫu thuật vùng đầu, đột quỵ, nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A… 
  • Thiếu máu, dẫn tới suy nhược.
  • Có tổn thương tại dây thần kinh số V, VII.

>>>> Tham khảo thêm: Lác mắt ở trẻ sơ sinh có đáng lo ngại?

Bẩm sinh

Tật nháy mắt ở trẻ cũng có thể do di truyền từ bố mẹ hoặc do mẹ thường xuyên hút thuốc hoặc sử dụng các chất kích thích trong khoảng thời gian mang thai trẻ. 

Ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài

Những trẻ thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất hoặc các chất gây dị ứng hay bị ngộ độc thuốc cũng có khả năng cao mắc hội chứng rối loạn Tic gây ra nháy mắt.

Môi trường bên ngoài cũng có thể dẫn tới hiện tượng nháy mắt ở trẻ.

Chứng rối loạn Tic để lại những hậu quả gì?

Thông thường, chứng rối loạn Tic chỉ kéo dài trong khoảng thời gian ngắn và thường sẽ tự hết trong khoảng 1 năm. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ, nhưng hội chứng này có thể ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của trẻ nếu tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng. Cụ thể hơn, trẻ có thể sẽ:

  • Tự ti, thiếu hòa đồng. 
  • Thiếu tập trung và giảm hứng thú trong học tập.
  • Khó ngủ.
  • Chán ăn, bỏ bữa, từ đó duy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất. 
  • Chậm phát triển ngôn ngữ. 

Cách điều trị chứng nháy mắt ở trẻ nhỏ

Đa số các trường hợp mắc chứng rối loạn Tic đều có thể tự khỏi theo thời gian mà không cần phải sử dụng đến các biện pháp điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng rối loạn Tic ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của trẻ, bố mẹ nên sớm đưa con đi khám để được hỗ trợ kịp thời. 

Lúc này, các bác sĩ có thể tìm hiểu nguyên nhân gây ra chứng nháy mắt, từ đó loại bỏ các tác nhân gây ra chứng này. Ngoài ra, nếu trẻ hay nháy mắt do mắc bệnh tâm lý, bác sĩ có thể dùng đến các biện pháp điều trị cụ thể, ví dụ như: 

Áp dụng liệu pháp đảo ngược hành vi

Với liệu pháp này, bác sĩ sẽ yêu cầu trẻ đứng trước gương và mô phỏng lại hành động nháy mắt của mình. Sau một khoảng thời gian áp dụng liệu pháp này, trẻ sẽ có thể chủ động kiểm soát hành vi của mình, từ đó không còn nháy mắt nữa. 

Liệu pháp đảo ngược hành vi là một biện pháp được sử dụng để điều trị triệu chứng Tic.

Sử dụng thuốc

Các bác sĩ cũng có thể cho trẻ sử dụng thuốc điều trị rối loạn Tic. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Do đó, bố mẹ cần cân nhắc và tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định cho trẻ điều trị theo cách này. 

Kích thích não sâu

Trong những trường hợp trẻ không đáp ứng được với các phương pháp điều trị được đề cập phía trên, các bác sĩ sẽ dùng đến biện pháp kích thích não sâu. Lúc này, một thiết bị sẽ được cấy ghép vào trong não để ngăn cản các dẫn truyền bất thường gây ra triệu chứng Tic. 

ODPHUB hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bố mẹ những thông tin hữu ích nhất về tình trạng trẻ hay nháy mắt.

Theo các chuyên gia nhãn khoa, trẻ nheo mắt khi nhìn là một trong những biểu hiện của tật khúc xạ mà cha mẹ chủ quan không đưa con đi khám.

Nếu con của bạn có vấn đề về thị lực, nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của chúng. Tuy nhiên, trẻ em có xu hướng không nhận ra hoặc nói cho người lớn biết về những rắc rối đó. Do đó, cha mẹ cần theo dõi cẩn thận những bất thường mà con có thể gặp phải. Càng phát hiện sớm, khả năng điều trị các vấn đề thị lực càng dễ thành công.

Xem thêm: Cận thị học đường, cách phòng chống cận thị học đường

Trẻ nheo mắt khi nhìn

Nheo mắt là biểu hiện của đôi mắt khi đang cố điều tiết để nhìn các vật ở quá xa hoặc quá gần so với tầm nhìn rõ của mắt. Việc nheo mắt có thể tạm thời cải thiện thị lực. Vì vậy, trẻ sẽ có phản xạ này thường xuyên hơn khi không bắt nét được hình ảnh.

Nếu nheo mắt khi xem ti vi hoặc đọc chữ trên bảng, có thể trẻ đang nhìn xa kém và nguy cơ mắc cận thị. Nếu nheo mắt khi đọc sách báo, có thể trẻ đang nhìn gần kém và nguy cơ mắc tật viễn thị. Cha mẹ nên nhờ giáo viên theo dõi tình hình của bé và nên kiểm tra thị lực cho bé khi cần thiết.

Nheo mắt thường đi kèm với những dấu hiệu gì?

Cùng với sự phát triển chung về thể chất và tư duy, quá trình hình thành thị giác đóng vai trò rất quan trọng bởi 80% những gì trẻ học được trong những năm đầu đời đều thông qua việc quan sát.

Thật vậy, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời những bất thường liên quan đến mắt, tất cả những sinh hoạt hàng ngày và việc học tập của trẻ đều có nguy cơ bị ảnh hưởng. Trẻ mắc tật cận thị sẽ khó nhìn ở khoảng cách xa như nhìn bảng khi ngồi học trong lớp.

Trẻ mắc tật viễn thị sẽ gặp vấn đề khi nhìn gần như viết bài và đọc sách vở. Trẻ có tật loạn thị hoặc nhược thị có thể nhận thức hình dạng đồ vật không đúng hoặc phối hợp tay – mắt kém hơn.

Những bất thường này có thể xảy ra từ khi trẻ nhỏ chưa có khả năng diễn đạt tốt về ngôn ngữ, cũng chưa biết cách so sánh thế nào là mờ và rõ. Vì vậy, hầu hết trẻ em mắc các tật về mắt sẽ không nói ra cho bố mẹ và người thân rằng chúng đang gặp trở ngại. Cùng với biểu hiện nheo mắt, trẻ còn kèm theo nhiều dấu hiệu khác.

Trẻ thường xuyên nháy mắt

Nháy hoặc chớp là phản xạ của mắt khi làm việc quá tải, co thắt cơ mi hoặc cần tiết nước mắt vì mắt khô. Nháy mắt liên tục có thể xảy ra trong các trường hợp như: thiếu ngủ, căng thẳng thần kinh, thiếu máu, mắc các tật khúc xạ cận thị – viễn thị – loạn thị, rối loạn điều tiết mắt, viêm kết mạc…

Trẻ hay day dụi mắt

Dụi mắt thường được biết đến là phản xạ của cơ thể khi cảm thấy mắt cộm vướng hoặc có vật thể lạ rơi vào mắt. Tuy nhiên, việc lặp đi lặp lại thao tác dụi mắt ở trẻ có thể là biểu hiện của tình trạng nhìn mờ, ngứa do viêm kết mạc, khô mắt hoặc căng tức mắt.

Trẻ cầm nắm các đồ vật gần sát với mặt hoặc nhìn sát màn hình

Khi trẻ bắt đầu ngồi gần ti vi hơn, mắt sát vào màn hình điện thoại/ máy tính hơn, đưa vật dụng sinh hoạt lại gần mặt hơn để nhìn cũng có nghĩa là bé đang gặp khó khăn khi nhìn các đồ vật này ở khoảng cách thông thường. Đây là biểu hiện ban đầu khá phổ biến của những trẻ mắc tật cận thị.

Xem thêm: Cận thi bẩm sinh và cách điều trị

Hai mắt không nhìn thẳng và nhìn về các hướng khác nhau

Hiện tượng hai tròng đen của mắt không cùng nhìn về một hướng hoặc không nhìn thẳng có thể cố định [dễ nhận biết] hoặc tạm thời [khó nhận biết] còn được gọi là mắt lác. Mắt lác xảy ra khi có sự mất cân bằng phối hợp giữa các cơ vận nhãn. Những trẻ có nguy cơ mắt lác là trẻ mắc tật khúc xạ, đặc biệt là lệch khúc xạ, nhược thị một mắt, tiền sử gia đình có người từng bị bệnh, trẻ đẻ non hoặc gặp biến chứng của bệnh bại não, não úng thủy…

Trên đây là một vài dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi trẻ nhỏ gặp vấn đề về mắt. Bên cạnh đó, các bác sỹ chuyên khoa cũng khuyến cáo rằng kể cả khi không phát hiện bất thường gì, mọi trẻ em vẫn cần được thăm khám sàng lọc các bệnh mắt trong giai đoạn 3-6 tuổi nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các em trước khi bước vào giai đoạn học đường.

Các phương pháp đơn giản phòng tránh tật cận thị ở trẻ

Cách tốt nhất để phòng ngừa hay làm chậm sự tiến triển cận thị ở trẻ em là tạo cho trẻ thói quen sử dụng mắt tốt:

– Bảo đảm đủ ánh sáng trong các phòng học, lớp học cho trẻ em [Ánh sáng phải được phân bố đều và có cường độ tốt không gây lóa mắt].

– Sách và tài liệu cho trẻ học phải có chữ in rõ ràng trên giấy, không quá bóng để tránh bị lóa mắt.

– Những trẻ cận thị được ưu tiên xếp ngồi gần bảng.

– Không học tập, làm việc bằng mắt liên tục và kéo dài nhiều giờ. Cần cho mắt nghỉ ngơi từ 5 đến 10 phút bằng cách nhắm mắt lại hoặc nhìn ra xa sau mỗi giờ học.

– Không nên đọc sách trong bóng tối hoặc ngồi trước máy vi tính quá nhiều.

– Làm việc ở khoảng cách thích hợp, từ mắt đến sách khoảng 30 – 40 cm.

– Những ngày nghỉ nên cho trẻ sinh hoạt ngoài trời, đi picnic, thể dục thể thao để cho mắt được nghỉ ngơi thư giãn.

– Bổ sung cho trẻ các loại vitamin như A, B, C, E, Calcium…

– Đối với những trẻ bị cận thị nặng cần đi khám bác sĩ tại các bệnh viện mắt chuyên khoa hàng năm để theo dõi và phòng ngừa những triệu chứng bất thường.

Video liên quan

Chủ Đề