Vì sao xã hội có giai cấp và nhà nước xuất hiện sớm ở phương Đông

Tại sao xã hội có giai cấp và nhà nước lại phát triển sớm ở lưu vực các con sông lớn thuộc châu Á và châu Phi?

  • In bài này
  • Gửi Email bài này
Chi tiết Chuyên mục: Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương đông

Cư dân trên lưu vực các con sông lớn ở châu Á, châu Phi có thể sớm phát triển thành xã hội có giai cấp và nhà nước vì:

- Công cụ kim loại sớm xuất hiện sớm.

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi:

+ Đồng bằng ven sông rộng lớn, đất đai phì nhiêu

+ Lượng mưa đều đặn phân bố theo mùa, khí hậu nóng ẩm...

[Nguồn: trang 13 sgk Lịch Sử 10:]

x
  • Địa Danh
  • C
  • châu Phi

Tại sao xã hội có giai cấp và nhà nước lại phát triển sớm ở lưu vực các con sông lớn thuộc châu Á và châu Phi?

Xem lời giải

Tìm hiểu về các quốc gia cổ đại phương Đông

Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời vào khoảng thế kỉ IV-III TCN, tồn tạ nhiều tàn dư của xã hội nguyên thủy trước đó, với trình độ sản xuất thấp kém, công cụ lao động thô sơ như đá, đồng… Tìm hiểu về các quốc gia cổ đại phương Đông thì đều thấy có chung một điểm đó là các quốc gia này đều hình thành bên các lưu vực sông lớn, ví dụ như:

– Ai Cập hình thành bên lưu vực sông Nin;

– Ấn Độ hình thành bên lưu vực sông Hằng, sông Ấn;

– Trung Quốc hình thành bên lưu vực sông Hoàng Hà, sông Trường Giang

Chính vì sự thuận lợi này mà hầu hết các quốc gia cổ đại phương Đồng đều tập trung phát triển nông nghiệp, chăn nuôi.

Về quá trình hình thành nhà nước được bắt đầu từ quá trình liên kết thị tộc, liên minh bộ lạc xuất phát từ nhu cầu của việc trị thủy, tuy nhiên vẫn bảo lưu dai dẳng những tàn dư của xã hội nguyên thủy. Do vậy mà các quốc gia cổ đại Phương Đông là quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, mọi quyền lực đều được tập trung vào tay người đứng đầu đất nước là vui, là người sở hữu quyền lực tối cao, quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và chỉ huy quân đội.

Xã hội của các quốc gia cổ đại Phương Đông được chia thành 3 tầng lớp chính đó là:

– Tầng lớp quý tộc, gồm có quý tộc tăng lữ và quý tộc quan lại

– Tầng lớp nông dân công xã chiếm trên 90% dân cư trong xã hội, đây được xác định là lực lượng sản xuất chính;

– Tầng lớp nô lệ, phục vụ trong các cung điện và quan lại giàu có, là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội.

Trong quá trình phát triển kinh tế thì các quốc gia cổ đại phương Đông tập trung phát triển chính là nông nghiệp, như thủ công nghiệp, chăn nuôi theo hình thức tự cung tự cấp. Việc này cũng nhờ vào điều kiện tự nhiên thuận lợi, mưa thuận gió hòa, lưu vực các dong sông lớn đem lại phù sa màu mỡ.

Mục lục

Mục lục

Khái niệmSửa đổi

Thuật ngữ giai cấp dùng "để chỉ một nhóm xã hội mà các thành viên có vị trí tương đương nhau trong một cơ cấu bất bình đẳng khách quan về vật chất do một hệ thống những quan hệ kinh tế đặc trưng cho một phương thức sản xuất cụ thể tạo ra". Nhà xã hội học người Mỹ Rodney Stark định nghĩa: "Giai cấp là nhóm người chia sẻ một vị trí giống nhau trong hệ thống phân tầng xã hội".

Thực tế, xã hội phân hóa thành các giai cấp khác nhau, nhưng cách hiểu về giai cấp lại không giống nhau. Người ta thường hiểu giai cấp là một nhóm xã hội có vị trí kinh tế, chính trị và xã hội giống nhau nhưng không được quy định chính thức, không được thể chế hóa mà do sự nhận diện theo những chuẩn mực xã hội nhất định như giàu - nghèo, chủ - thợ, thống trị - bị trị,...

Theo Marx, chuẩn mực chủ yếu của sự phân chia giai cấp xã hội là quan hệ đối với tư liệu sản xuất, có sở hữu về tư liệu sản xuất hay không, là vai trò đối với quá trình sản xuất - quản lý quá trình đó hay bị quản lý quá trình đó, là cách phân chia kết quả sản xuất - cách phân phối và hưởng thụ sản phẩm xã hội. Với những chuẩn mực kinh tế ấy, các giai cấp có những dấu hiệu xã hội và chính trị khác nhau như lối sống, địa vị xã hội, văn hóa, ý thức, v.v...

Khác với Marx, nhà xã hội học Max Weber vẫn lấy chuẩn mực kinh tế để phân chia giai cấp, nhưng Weber cho rằng mối liên hệ nhân quả giữa kinh tế và xã hội, chính trị, ý thức phức tạp hơn nhiều. Vị trí kinh tế quy định ý thức và hành động, nhưng địa vị xã hội cũng dẫn tới một quy chế trong cơ cấu kinh tế.

Lý thuyết giai cấp và danh tiếng của WarnerSửa đổi

Lý thuyết của Warner được gọi là lý thuyết danh tiếng vì trong đó ông xác định giai cấp của cá nhân bằng cách hỏi những người khác xem họ sắp xếp thứ tự cộng đồng thế nào theo "danh tiếng" của cá nhân đó. Dựa theo kết quả thống kê đó, Warner chia ra 6 nhóm giai cấp khác nhau trong xã hội:

  1. Thượng lưu trên;
  2. Thượng lưu dưới;
  3. Trung lưu trên;
  4. Trung lưu dưới;
  5. Hạ lưu trên;
  6. Hạ lưu dưới.

Lý thuyết đẳng cấp và giai cấpSửa đổi

Các nhà xã hội học theo thuyết này phân biệt hai cấp độ khác nhau giữa đẳng cấp và giai cấp.

  • Đẳng cấp là những vị trí, trong đó con người sinh ra và cuộc đời họ tồn tại ở đó. Các thành viên trong cùng đẳng cấp có một địa vị được có sẵn, chứ không phải là một địa vị phải phấn đấu mới đạt được. Phân chia đẳng cấp là một dạng của phân tầng xã hội đã xuất hiện từ xa xưa trong lịch sử loài người. Ví dụ, Trung Hoa cổ đại có quân tử và tiểu nhân, thứ dân [sĩ, nông, công, thương]. Hy Lạp cổ đại có dân tự do và dân nô lệ. Ấn Độ cổ đại có bốn đẳng cấp: tăng lữ, chiến binh, thợ thủ công, và người làm ruộng và đầy tớ.
  • Giai cấp, cũng giống như đẳng cấp, giai cấp cũng là tầng lớp xã hội nhưng dựa trên tiêu chuẩn kinh tế như nghề nghiệp, thu nhập và của cải. Giai cấp nhìn chung là "mở" và ít nhiều có những khoảng trống để người mới đến có thể gia nhập. Trong xã hội hiện đại có xu hướng liên hệ mật thiết giữa giai cấp và di động xã hội.

Video liên quan

Chủ Đề