Tại sao lễ noel lại ăn thịt chó

Giáng sinh có nên ăn thịt chó?

Chó là loại động vật trung thành và gần gũi với con người. Không riêng gì Công giáo, có lẽ không có tôn giáo nào khuyến khích con người giết chó cả. Còn việc giáng sinh có nên ăn thịt chó tùy vào quyết định của mỗi người.

Loài chó là một loài được xem là “bạn” của con người và rất cần được bảo vệ

Việc ăn thịt chó trong đạo Công giáo không nhắc tới, có nghĩa là không khuyến khích, cũng không cấm cản.

Việc ăn thịt chó nên bị lên án và cần kiêng ăn thịt chó để góp phần giảm bớt các tệ nạn ảnh hưởng đến đời sống con người

Giáng sinh có nên ăn thịt chó hay không tùy thuộc vào nhận thức của mỗi người. Hiện nay, theo dư luận quốc tế, các hội bảo vệ động vật, và giới trẻ tiến bộ thì việc ăn thịt chó nên bị lên án. Kiêng ăn thịt chó sẽ góp phần giảm bớt tệ nạn: trộm chó, buôn lậu chó,… ảnh hưởng đến đời sống con người.

Vậy ngày lễ Giáng sinh nên ăn gì?

Những món ăn, đồ uống quen thuộc trong dịp lễ Giáng sinh

Thay vì phân vân với việc có nên ăn thịt chó trong đêm giáng sinh hay không bạn đọc có thể tham khảo các món ăn giáng sinh truyền thống. Những món ăn đêm giáng sinh này đã có từ lâu đời và được người phương Tây ưa chuộng.

  • Gà Tây

Gà tây - món ăn không thể thiếu trong đêm Giáng sinh

Gà Tây quay từ lâu đã trở thành một trong những món ăn giáng sinh truyền thống không thể thiếu. Món gà tây quay có hương vị độc đáo và rất bổ. Thưởng thức món gà tây cho lễ Giáng sinh bắt đầu từ những người dân Anh Quốc.

Đến năm 1863, khi Tổng thống Mỹ Lincoln công bố ngày lễ Tạ ơn sẽ trở thành một ngày lễ quốc tế, món gà tây được chọn làm món ăn chính vào ngày lễ Tạ ơn.

Cứ đến Giáng sinh, người ta lại quây quần bên bàn ăn và thưởng thức bữa tối với gà tây

Sau khi chấm dứt lễ Tạ ơn chấm dứt, gà tây lại trở thành món ăn chủ đạo trong suốt mùa đông. Từ đó, món ăn này trở thành một món ăn không thể thiếu trong đêm Giáng sinh. Cứ đến Giáng sinh, người ta lại quây quần bên bàn ăn và thưởng thức bữa tối với gà tây.

Món gà tây thường được chế biến với nhiều loại gia vị và sử dụng kèm với các loại nước sốt, và bánh pudding.

  • Cocktail trứng
Cocktail trứng Eggnog là một món đồ uống làm từ trứng rất phổ biến trong những ngày Giáng sinh

Cocktail trứng là thức uống phổ biến trong những dịp Giáng sinh, lễ tết ở các nước Phương Tây. Cocktail trứng được chế biến với các nguyên liệu gồm kem, sữa, đường và lòng đỏ trứng, có thể kết hợp với bột quế, ít rượu brandy, rum hay whiskey.

Cocktail trứng sữa

  • Rượu táo

Rượu táo là thức uống rất được ưa chuộng trong những bữa tiệc gia đình và phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ như tiệc Giáng sinh.

Rượu táo là thức uống rất được ưa chuộng trong bữa tiệc Giáng sinh

Rượu táo được làm từ táo lên men, nồng độ cồn từ rất ít cho tới không có. Cách làm rượu táo tương tự như nước ép táo nhưng không chắt bỏ toàn bộ phần bã, mà vẫn giữ lại một phần thịt táo rồi lên men.

Rượu táo có độ chua - ngọt – cay cân bằng và giữ được hương vị tươi mới, tự nhiên lâu hơn

Tuy không thể để lâu như nước táo ép nhưng rượu táo sẽ giữ được hương vị tươi mới, tự nhiên lâu hơn. Rượu táo có độ chua - ngọt – cay cân bằng.

  • Bánh khúc cây

Bánh khúc cây là loại bánh theo truyền thống được dùng trong dịp lễ hội Giáng sinh.

Bánh khúc cây

Trong đêm trước Giáng sinh, người ta hay có tục lệ chặt một khúc cây lớn và đem vào nhà để làm lễ. Khúc cây này sẽ được đặt trên lò sưởi và được gia chủ sử dụng để làm lễ dâng rượu bằng cách rắc lên khúc cây một ít dầu, muối, và rượu nóng. Những bột than có từ khúc cây đã cháy này được tin rằng sẽ bảo vệ ngôi nhà không bị thiên tai và ma quỷ xâm nhập.

Bánh khúc cây là loại bánh theo truyền thống được dùng trong dịp lễ hội Giáng sinh

Hiện nay, những chiếc bánh khúc cây thường được trang trí với bột đường trắng giống như tuyết, trái cây tươi, và những cái nấm được làm bằng kem đường.

  • Bánh quy gừng
Bánh quy gừng là món ăn ngày Giáng sinh truyền thống rất dễ làm

Bánh quy gừng là thứ bánh ít khi thiếu vắng trong lễ Giáng sinh. Đây là món ăn giáng sinh dễ làm có hương vị thơm ngon, giòn tan với đủ màu sắc, kiểu dáng như hình đường tàu, con tuần lộc, hình bông tuyết hay bánh nhà gừng...

Bánh quy gừng có hương vị thơm ngon, giòn tan với đủ màu sắc, kiểu dáng
  • Kẹo gậy

Những chiếc kẹo gậy Giáng sinh được xem là một biểu tượng thiêng liêng, đồng thời giúp con người hướng đến cuộc sống thánh thiện, tốt đẹp hơn. Nó là thứ kẹo chẳng thể thiếu được trong mỗi gia đình ở dịp lễ này.

Những chiếc kẹo gậy Giáng sinh được xem là một biểu tượng thiêng liêng

Chiếc kẹo gậy mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Cây kẹo có hình chữ J khi lật ngược, là chữ cái đầu tiên trong tên chúa Jesus. Màu sắc trắng muốt của kẹo có ý nghĩa biểu hiện cho sự xuất hiện của Đức Mẹ Đồng Trinh, sự trong trắng vô tội của Chúa.

Que kẹo hình chữ J có hình dáng như một chiếc gậy thông thường được trang trí bằng màu trắng với sọc đỏ

Tổng kết lại, loài chó được xem là người bạn thân thiết của con người. Có thể nhiều người trước giờ có thói quen và sở thích với món thịt chó, nhưng nếu bỏ được sẽ góp phần xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại. Với những chia sẻ trên chắc hẳn bạn đọc đã có thể quyết định được Giáng sinh có nên ăn thịt chóhay thay bằng những món ăn truyền thống khác mà vẫn đầy đủ ý nghĩa, ngon miệng.

Chúc bạn và gia đình có một mùa giáng sinh thật an lành!

//phunusuckhoe.giadinhonline.vn/phu-nu-va-gia-dinh/giang-sinh-co-nen-an-thit-cho-khong-307836.html

Đạo công giáo ăn đủ thứ - Trích trong "Vụn vặt và suy tư" của Lm. Piô Ngô Phúc Hậu.

Cập nhật lúc 13:39 12/08/2015
Mình đi thăm dân. Có một ông vào loại thân hào nhân sĩ, ngỏ lời:






- Tôi cũng có biết chút ít về đạo của ông cha. Nhưng đã biết thì phải biết cho rành. Vậy ông cha có thể tạo điều kiện để tôi tìm hiểu thêm được không?

- Dễ quá chừng. Tôi đề nghị thế này, ông Bảy rủ thêm một số người nữa đến nhà thờ của tôi. Chúng mình uống cà phê với nhau, ăn cơm với nhau và cùng trao đổi về tôn giáo. Nếu một ngày chưa thấy đã, thì mình làm hai ngày, ba ngày,... Được không?

- Để tôi tính rồi báo lại ông cha.

Thế là có một lớp giáo lý dành riêng cho người chỉ tầm đạo, chứ không theo đạo. Lớp đầu tiên có 28 người: Học từ sáng tới chiều. Ăn cơm trưa xong thì ở lại uống cà phê, hút thuốc, đánh cờ, chờ lớp buổi chiều. Dâng một Thánh lễ, rồi mới giải tán.

Có rất nhiều thắc mắc: nặng ký cũng có, lãng xẹt cũng có. Nhưng rất chân thành và cởi mở. Những thắc mắc vui nhất vẫn là vấn đề ăn uống.

1. Chó là loài trung thành với ta, tại sao Công giáo lại ăn thịt chó?

Quả thật tỉnh Cà Mau có mấy họ đạo được thành lập do người Bắc vào sau năm 1978. Người Bắc thích ăn thịt chó, đến độ sợ “xuống Âm Phủ biết có hay không”. Thậm chí người lương dân miền Nam rỉ tai nhau rằng: “Người Công giáo phải mần chó mới có lễ Giáng Sinh”. Nói rằng người Công giáo ăn thịt chó là không đúng, và bảo là không có thịt chó là không có lễ Giáng Sinh thì quả là oan khiên. Nhưng quả thật đạo Công giáo không hề cấm ăn thịt chó. Chính nhà xứ của mình đôi khi cũng mần chó đãi khách.

Nghe ông bạn lương dân chê Công giáo ăn thịt chó, mình thấy nhột nhột. Mình tếu táo trả lời thế này:

- Ông Ba ơi! con chó trung thành thì chúng tôi không mần thịt đâu. Chúng tôi chỉ ăn thịt con chó nào bắt gà hàng xóm, bị hàng xóm mắng vốn, hoặc những con chó đi cắn trộm người ta bị bồi thường 150.000 đồng.

- Dù sao loài chó cũng là thầy dạy ta về lòng trung thành. Chó không bao giờ phản chủ.

- Đúng là chó không bao giờ phản chủ. Còn người ta thì phản cha, phản thầy, phản bạn, có cả phản quốc nữa. Nhưng ông Ba ơi, chó chỉ trung thành với chủ, còn ông nội của chủ đến chơi nó cũng “chơi” luôn đấy. Nó chưa xứng đáng làm thầy dạy của ta đâu.
Cả lớp cười xuề xòa vui vẻ. Ông Ba cũng cười hỉ hả.

2. Đạo Phật cấm sát sanh, tại sao Công giáo sát sanh quá xá, chẳng trừ một con vật nào hết. Vậy đạo Phật có lý hay đạo Công giáo có lý?

- Tôi rất mến luật cấm sát sanh của đạo Phật. Lòng người từ bi hỉ xả tới mức độ không nỡ tâm giết một con sâu, con bọ. Thì lòng đạo đức ấy lớn lao biết chừng nào. Nhưng quả thật, nếu tôi là Phật tử, lương tâm tôi sẽ tự cắn rứt mà chết. Nếu tôi là bác sĩ Phật tử làm sao tôi dám sát trùng. Sát trùng từ quần áo đến kim chích. Sát trùng khi phẫu thuật. Phẫu thuật mà bị nhiễm trùng là một thất bại lớn. Vi trùng cũng là một sinh vật, là một sự sống. Nếu cấm sát trùng thì tôi e rằng các bệnh viện phải đóng cửa hết.

Nếu tôi là nông dân, thì làm sao tôi dám diệt sâu bọ. Rầy nâu phá lúa, đuông đục cổ hủ dừa... Tôi đành bó tay. Rồi làm sao tôi dám nuôi cá, nuôi cua, nuôi gà, nuôi vịt, vì mục đích của chăn nuôi là giết để ăn thịt.

Không phải chỉ vì loài người làm sai mà sát sanh. Chính thiên nhiên đã an bài như thế. Cọp bắt nai, mèo vồ chuột, cá đớp cá... Đó là quy luật sinh tồn mà thiên nhiên đã an bài.

Nếu tôi coi sát sanh là tội lỗi, thì tôi cầm lòng sao được trước cảnh sát sanh lan tràn và thường xuyên như thế. Ngành y sẽ là ngành tội lỗi nhất, vì sát sanh nhiều nhất. Vả lại nếu tôi quyết tâm không sát sanh, thì tôi cũng không thể giữ được. Một lần nấu nước sôi để pha trà, chắc chắn có nhiều con vi trùng phải chết. Một lần quẹt lửa hút điếu thuốc, có thể dăm bảy con vi trùng đang nhởn nhơ trong không khí, bỗng bị chết cháy. Như vậy tôi hữu ý không sát sanh không tránh được. Tội vô ý sát sanh cũng không tránh được. Chỉ nghĩ bấy nhiêu thôi lương tâm tôi cắn tôi, xâu xé tôi, chẳng biết tôi có sống nổi một ngày hay không?

Mình nói một hơi. Hai mươi tám nét mặt trầm tư. Họ suy nghĩ mông lung. Dường như thấm ý. Không biết nên cười hay nên khóc. Lương tâm họ ray rứt như mình vậy. Luật cấm sát sanh thì hay quá. Nhưng giữ một cách chi li thì cũng dở sống dở chết.

Nhưng thật tình mà nói, cái tinh thần của luật cấm sát sanh thì đẹp quá. Cái lòng nhân ấy lớn quá. Đành rằng không thể không sát sanh, nhưng khi cần phải sát sanh như giết gà làm tiệc, giết heo làm đám cho con, thì người “đao phủ” phải làm cách nào để con vật được chết mau nhất và êm ái nhất. Cũng không nên để trẻ thơ chứng kiến cảnh con thú chết một cách đau thương, gây ấn tượng không tốt cho lương tâm các em.

Những pha đánh “bốc”, những cuộc đấm đá thanh toán trên màn ảnh phải được coi như thiếu đạo đức, làm giảm bớt cái lòng nhân của con người.

3. Đạo Công giáo ăn thịt người. Một người trong lớp kể linh mục Nguyễn Lạc Hóa ăn thịt người như thế này:

ª Nấu một thùng phuy thịt gái đẹp, làm lễ xong thì ăn.

ª Bắt được cán bộ, treo tòn ten trên xà nhà. Đến bữa mới lóc một miếng đem xào.

- Tôi khẳng định với bà con rằng linh mục Nguyễn Lạc Hóa không hề ăn thịt người. Nếu có ai ăn thịt người, thì cũng chỉ ăn chừng 100 gram, xào nấu đàng hoàng, chứ ai lại nấu một thùng phuy. Cọp cũng không ăn hết, huống chi là người, tuyên truyền như vậy là xuyên tạc và phản tác dụng.

Tôi biết về linh mục Hóa rất nhiều, vì ông là linh mục của Giáo phận Cần Thơ. Nếu ông ăn thịt người như vậy thì Đức Giám Mục huyền chức ông ngay lập tức.

Có một lần tôi hỏi linh mục Nguyễn Lạc Hóa về vấn đề này.

- Ông Ba ơi [Ba là ba Tàu] Việt Cộng tuyên truyền là ông Ba ăn thịt người. Vậy thì ông Ba ăn thế nào?

- Tầm bậy. Tao ăn hồi nào. Nhưng cái này là có, đó là lính của tôi khi bắn chết Việt Cộng, thì nó mổ bụng lấy mật đem lên Chợ Lớn bán. Mỗi một người bán được 1400 đồng, bằng hai tháng lương. Cái đó có và tụi nó làm sau lưng tôi.

Vấn đề linh mục Nguyễn Lạc Hóa ăn thịt người là thế. Còn người Công giáo ăn thịt người thì không có. Tôi theo đạo từ thuở mẹ sanh, nay đã 71 tuổi. Tôi chưa ăn thịt người bao giờ và cũng chưa thấy ai ăn bao giờ. Nếu đạo này ăn thịt người thì Nhà Nước phải giải thể rồi. Rõ ràng là xuyên tạc nha. Ai xuyên tạc thì phải tự kiểm điểm lấy. Oan khiên lắm đó.
Lm.Piô Ngô Phúc Hậu
Thông tin khác:

TRUYỀN THUYẾT NGÀY NOEL

03/12 Đôi Dòng Suy Tư 646 403 views

Thái ất Tử vi 2021 Tân Sửu cho 12 con Giáp theo tuổi & giới tính !!!
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà

Người theo đạo hay không, trong đêm nầy đều vui vẻ và đầy nhộn nhịp của một đêm hội Noel. Trẻ em được dịp cùng người thân hòa nhập vào không khí tràn đầy sức sống trong đêm Noel vào tối ngày 24/12 hằng năm với đủ màu sắc lung linh…

Truyền thống đón Noel và các tập tục xung quanh nó ra đời từ rất xưa:

Lễ Giáng sinh , còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Nô-el, hay Nô-en [nói tắt của từ Em-ma-nu-el, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta] là một ngày lễ quốc tế kỷ niệm ngày Chúa Giê-su sinh ra đời của phần lớn Cơ Đốc giáo. Họ tin là Giê-su được sinh tại Bethlehem thuộc tỉnh Judea của Đế quốc La Mã giữa năm 6 TCN và năm 6 SCN .

Một số nước ăn mừng ngày này vào 25 tháng 12, một số nước lại vào tối ngày 24 tháng 12.

Nguyên thủy, lễ giáng sinh là của những người theo đạo Kitô giáo, nhằm kỷ niệm ngày sinh ra của người lãnh đạo tôn giáo mình, người mà họ cho là Thiên Chúa xuống thế làm người.

Nhưng dần dần, theo thời gian và qua các lễ hội của phương Tây, người ta tổ chức lễ Giáng sinh ngày càng linh đình. Kết quả là bây giờ, lễ Giáng sinh được xem là một ngày lễ quốc tế, với ông già Noel, cây Giáng sinh và cây thông Noel.

Ông già Noel:

Theo truyền thuyết, Giám mục thành Myra, sinh ở Thổ Nhĩ Nhĩ Kỳ năm 279 Công Nguyên, nổi tiếng vì cả cuộc đời dành cho các họat động bác ái.Đến thế kỷ IX Công Nguyên, Hội Thánh Công Giáo làm lễ phong thánh cho ông với cương vị là Thánh bổn mạng của trẻ em. Từ đó ra đời tên gọi Santa Clauss [người Anh và Mỹ gọi là ông Noel].

Theo truyền tụng, lúc còn sống, giám mục Myra đã ném đồng tiền vàng xuống ống khói nhà của ba cô gái trẻ đến tuổi lập gia đình nhưng không có chàng trai nào nhòm ngó đến, vì gia đình các cô quá nghèo.

Những đồng tiền vàng rơi từ trên nóc nhà xuống đúng các đôi bít tất mà các cô treo hong bên lò sưởi. Từ đó có tục trẻ em treo tất [vớ] cạnh lò sưởi để nhận quà của ông Noel.

Ông già Noel theo tiếng Pháp Père de Noel, tiếng anh Santa Claus, tiếng Hòa-Lan Sinterklass.

Theo tài liệu trước khi được phong thánh ông Nikolaus là người giầu có, nhân từ. Vào một đêm Giáng-Sinh, ông được Thiên chúa mặc khải, đem hết của cải riêng mình ban phát cho những người nghèo khổ và trẻ con.

Ông biến những giấc mơ của họ thành sự thực, bằng cách mua quà bánh để biếu những kẻ nghèo khổ, mang lại cho họ những sung sướng bất ngờ.

Hình ảnh người mặc áo màu đỏ của ông Nikolaus thuở nào, đến từng nhà có trẻ con thăm viếng, chia bánh kẹo trong đêm Giáng Sinh.

Theo truyền thuyết ông già Noel trở lại trần gian, theo đường ống khói lò sưởi vào mỗi gia đình, để bánh kẹo vào trong những chiếc vớ mà trẻ em treo gần giường ngủ hay lò sưởi, đem lại giấc mơ đẹp với tuổi thơ trong đêm Giáng Sinh.

Bởi thế Cha mẹ thường mua qùa bỏ vào đôi vớ để cạnh lò sưởi, lúc trẻ con thức dậy vui mừng với món quà của ông già Noel tặng. Phong tục này khuyến khích vì khuyên trẻ em nên làm điều thiện để được ông già Noel tặng quà

Cây thông:

Cây thông đóng vai trò quan trọng trong lễ hội người Đức thời Trung đại do màu xanh trường tồn của nó.

Khi mùa đông đến, cây cối trở nên vàng vọt, lá rụng tơi tả thì cây thông vẫn khỏe mạnh, cành lá sum suê xanh tốt. Vì vậy dân cư vùng Bắc Âu cho rằng cây thông là linh hồn của thời tiết đẹp.

Cây thông có thể sẽ làm ngày dài hơn, mặt trời sẽ sớm quay về trái đất đánh tan cái lạnh băng giá của mùa đông khắc nghiệt, mang mùa xuân về cho nhân lọai. Cây thông được xem là biểu tượng của niềm hy vọng & sức sống mới trong lễ hội đón chào năm mới.

Một truyền thuyết khác lại kể rằng, vào một đêm Noel đã rất lâu rồi có một người tiều phu nghèo khổ đang trên đường trở về nhà thì gặp một đứa trẻ bị lạc và lả đi vì đói. Mặc dù nghèo khó nhưng người tiều phu đã dành lại cho đứa trẻ chút thức ăn ít ỏi của mình và che chở cho nó yên giấc qua đêm.

Vào buổi sáng khi thức dậy, ông nhìn thấy một cái cây đẹp lộng lẫy ngoài cửa. Hoá ra đứa trẻ đói khát tối hôm trước chính là Chúa cải trang. Chúa đã tạo ra cây để thưởng cho lòng nhân đức của người tiều phu tốt bụng.

Phong tục cây Giáng sinh trở nên phổ biến ở Ðức vào thế kỷ 16. Người theo đạo Cơ đốc mang cây xanh vào trong nhà và trang hoàng cho chúng trong dịp lễ Giáng sinh.

Ở những vùng vắng bóng cây xanh, mọi người tạo ra các đồ vật hình chóp từ gỗ và trang trí cho nó các cành cây xanh và nến. Chẳng bao lâu sau, phong tục cây Giáng sinh đã trở nên phổ biến ở các nước Châu Âu.

Cũng vào thời gian này bắt đầu xuất hiện những dây đèn trang trí trên cây Giáng sinh, nhờ nó cây thông rực rỡ hơn nhiều lần. ánh sáng trang trí bằng đèn điện kéo dài hơn và an toàn hơn rất nhiều so với ánh sáng toả ra từ những ngọn nến.

Bữa ăn reveillon:

Tại Alsace, Pháp, bữa ăn này phải gồm có tam hành là thủy [cá chép, con hàu], không khí [gà tây hay ngỗng] & mộc [thịt heo]. Tập tục ăn gà tây là do thủy thủ của nhà thám hiểm Christophe Colomb du nhập từ Mehico.

Quà tặng:

Cuối năm là dịp trẻ em đi vòng quanh nhà ca hát & chúc mừng cả gia đình. Để thưởng công cho chúng, người lớn phát quà. Tập tục này bắt đầu là của giới quý tộc, sau đó lan rộng đến mọi giới. Ngày nay, nói đến Noel là nói đến quà tặng, thiệp chúc mừng.

Bài hát Giáng sinh:

Bài Jingle bell do nhạc sĩ J.Pierpont sáng tác nhưng lại đặt vào chùm bài hát trong danh sách những bản nhạc dân ca nổi tiếng của Mỹ với tên gọi American song bag của nhà thơ Carl Sandburg. Bài này không phải sáng tác cho đêm Noel như người ta lầm tưởng.

Lời bài hát đậm tính dân dã mộc mạc, diễn tả tâm hồn của người dân Mỹ hướng đến một mùa tuyết rơi thật tốt lành. Hình ảnh ông Noel với túi quà đồ chơi, ngồi trên xe tuần lộc với tiếng chuông leng keng diễn tả sinh động, quyến rủ làm cho người ta thích nghêu ngao, nó vô tình trở thành bài hát Giáng sinh.

Bài Silent Night, holy night có xuất xứ từ Đức với tựa đề “Stille Natch, Heiligo Natch” do linh mục Joseph Mohr sáng tác khi cuộc chiến Đức – Áo – Phổ kết thúc. Sau này được phổ biến sang Áo, Mỹ… nay đã được dịch ra gần 100 thứ tiếng.

Bánh Buche Noel:

Tổ tiên người phương Tây thường nhóm củi trong ống khói nhà, họ tin rằng lửa càng kêu lách cách thì các thần dữ sẽ tránh xa. Ngày nay, tập tục biến dần vì không mấy nhà còn ống khói. Thay vào đó, theo sáng kiến của một thợ làm bánh ở Pháp, năm 1875, người ta làm chiếc bánh ngọt có hình cây củi để mọi người thưởng thức trong đêm Noel và lưu truyền cho đến nay.

Bánh Pudding

Khoảng thế kỷ thứ XVI, các loại rau và thịt mất dần. Đến thế kỷ thứ XIX thì thành phần và vị của nó rất gần với bánh pudding ngày nay. Người ta còn cho vào bánh vài hạt đậu hoặc đồng xu và tin rằngngười ăn phải phần bánh này, sẽ gặp may mắn cả năm.Nhữngbữa tiệcđónGiáng sinh về không thể thiếu chiếc bánh pudding thơm lừng, béo ngậy.Tuy nhiên, bánh pudding ngày nay khác xa chiếc bánh ngày xưa. Vào thế kỷ XV, bánh được làm từ mận, rượu vang, thịt bê thái nhỏ, vụn bánh mỳ, thảo dược, hành rau, trái cây khô và gia vị.

“Ðêm Thánh vô cùng”

Chúa chào đời vào ngày 25 tháng 12 trong máng cỏ nghèo hèn đã để lại cho nhân loại lịch sử suy niệm, từ đó trở đi hàng năm tín đồ ThiênChúa Giáo cử hành lễ Giáng Sinh rất long trọng khắp nơi trên thế giới, để tưởng nhớ ngày Chúa ra đời bên thành Bêlem/Bethelem, trên phần đất nghèo nàn thuộc lãnh thổ Do Thái / Israel.

Sự nhập thế của Chúa Hài đồng trong máng cỏ nghèo hèn đã có những hiện tượng lạ theo sự hướng dẫn của ngôi sao kỳ diệu, các vị vua vùng lân cận đã tìm đến hầu Ngài [trong lễ ba Vua]. Mọi người trên thế giới đều thờ kính Ngài con một của Chúa cha đã xuống thế làm người và chịu chết trên cây Thánh giá .

Trong vô số những bài ca, người ta còn nhắc nhở đến những bài thánh ca bất hủ, trở thành những bài ca quốc tế, dịch ra nhiều thứ tiếng. Trong số đó có bài thánh ca “Đêm Thánh Vô Cùng” của nhạc-sĩ thiên tài người Áo tên là Franz Grubert .

Đó là bài thánh ca bất hủ, lưu truyền đến bây giờ. “Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời…Chúa sinh ra đời…Nằm nơi hang đá trong máng lừa…”

Người theo đạo hay không, trong đêm nầy đều vui mừng ngày Chúa ra đời. Dân chúng mừng Giáng Sinh theo phong tục như người Pháp, sau khi dự thánh lễ về, có bữa ăn nửa đêm, do đó các gia đình công giáo Việt Nam vẫn giữ tục ăn “Réveillon” vào lễ nửa đêm Noel.

Nói chung phong tục cuả người Tây phương giống nhau. Người Ðức trong đêm Giáng Sinh đi dự Thánh lễ vào khoảng 20 giờ. Gia đình đoàn tụ bên cây thông được kết đèn màu, dưới gốc thông là những gói qùa để tặng nhau sau bửa ăn tối thường có ngỗng quay, rượu nho vv..

Miền New England dân chúng ăn tiệc mừng Giáng Sinh theo người Anh. Trong bữa ăn “Réveillon” nửa đêm, luôn luôn tổ chức trọng thể có một loại rượu đặc biệt, chế bằng nước trái cây ép với vài hương liệu Đông Phương như đinh hương đậu khấu và rượu nho.

Thứ rượu đặc biệt trên phải hâm nóng, uống như rượu saké của Nhật, để chống lại cái lạnh bên ngoài. Tại Ðức cũng có loại rượu nho Gluehwein hâm nóng bán tại các chợ trong mùa Giáng sinh

Hầu hết dân Mỹ gia đình thường đoàn tụ vào ngày Thanksgiving 26/11 hàng năm, để tạ ơn đời, ơn người cùng ân phúc của trời đất, Còn đêm Giáng Sinh gia đình cũng tổ chức ăn uống, trao đổi quà tặng cùng những lời chúc tốt đẹp nhất cho cả lễ Giáng Sinh và năm mới

“Ngôi sao Giáng Sinh”

Các ngôi sao 5 cánh thường xuất hiện rực rỡ đủ mầu sắc trong mùa Giáng sinh, các nhà thờ đều có treo vô số ngôi sao 5 cánh.

Một ngôi sao to lớn được treo ở chỗ cao nhất của tháp chuông nhà thờ. Từ đó căng giấy ra bốn phía, có nhiều ngôi sao nhỏ, treo đèn lồng và kết hoa rất đẹp mắt.

Ngôi sao trong lễ Giáng Sinh có ý nghĩa đặc biệt, theo tương truyền lúc Chúa vừa chào đời thì trên trời xuất hiện một ngôi sao rực rỡ . Ánh sáng tỏa ra mấy trăm dặm còn nhìn thấy.

Từ các vùng phía Đông xa xôi nay thuộc lãnh thổ Iran và Syria, có 3 vị vua được mặc khải tin rằng cứ lần theo ánh sáng ngôi sao tìm tới chắc chắn sẽ gặp phép lạ gọi là lễ ba vua.

Từ đó ba vị tìm theo sự dẫn đường của ánh sáng để đến được hang đá thành Bethelem nơi Chúa đã ra đời. Ba vị này thân quỳ trước mặt Chúa, dâng lên Chúa các phẩm vật trầm hương và châu báu vàng bạc.

Ngôi sao trở thành biểu trưng ý nghĩa trong mùa Giáng Sinh và được treo chỗ trang trọng nhất ở các giáo đường, cơ sở tôn giáo trong đêm Giáng Sinh để nhớ đến sự tích trên. Do ý nghĩa ngôi sao còn tượng trưng cho phép lạ của Thượng Đế.

“Hang đá và máng cỏ “

Nguồn gốc dùng hang đá và máng cỏ trong lễ GiángSinh là do truyền thuyết Chúa sinh ra đời trong một hang đá nhỏ, nơi máng cỏ của các mục đồng chăn chiên tại thành Bethelem.

Để nhớ lại hình ảnh nghèo khổ của Chúa lúc mới ra đời, đem thân để chuộc tội cho nhân loại. Ðêm 24/12 tại các Giáo đường đều có hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng chúa Hài đồng tượng Đức Mẹ Maria, chung quanh có những con lừa, các tượng Ba Vua một số thiên thần, thánh Giuse trên mái nhà có ánh sáng, chiếu từ một ngôi sao hướng dẫn 3 vua tìm đến với Chúa.

Hát khen mừng Chúa giáng sinh ra đời nằm trong hang đá nơi máng lừa. Trong hang Belem ánh sáng tỏa lan tưng bừng nghe trên không trung tiếng hát thiên thần vang lừng.

Một mùa Giáng sinh lại đến. BlogPhongThuy.com chúc các bạn và gia đình có một mùa Giáng sinh an lành và ấm áp.
Nguồn: Phong Thủy Tổng Hợp

Những Bài Nên Xem Khác

  • Những lời chúc Giáng Sinh [Noel] 2015 ý nghĩa và an lành
  • Tử vi hàng ngày: Thứ bảy của bạn 29/01/2022
  • Khi bố trí phòng vệ sinh nên chú ý điều gì?
  • Nốt ruồi mọc ở đâu trên thân thể thì tốt?
  • Cây may mắn trong Phong Thủy: Hoa dừa cạn
  • Bật mí 4 bí quyết để chinh phục chàng trai Song Ngư
  • Tử vi hàng ngày: Thứ năm của bạn 28/06/2018
  • Những kiêng kỵ khi mua nhà [P.VIII]
  • Tử vi hàng ngày: Thứ ba của bạn 16/10/2018
  • Giải mã ý nghĩa của giấc mơ thấy ruồi nhặng
  • Vận trình cuộc đời tuổi Bính Thân sinh năm 2016 như thế nào?
  • Phong thủy trong phòng ngủ
  • Tài vận của người tuổi Thân vào năm Dần tốt hay xấu?
  • 6 mẹo phong thủy giúp gia đình hòa thuận
  • Độ hoà hợp của cung bạch dương và song tử


Khám Phá những Vật Phẩm độc đáo, ý nghĩa, giúp bạn may mắn nhiều hơn !

TH Độc Ngọc
TH Phỉ Thúy
TH Trang Sức
TH Tài Lộc
TH Bắc Kinh
Cóc Tân Cương
Cóc Tây Tạng
Cóc Tài Lộc
Cầu Đá Quý
Cây Tài Lộc

Hệ thống Cửa hàng Vật Phẩm Phong Thủy - VatPhamPhongThuy.com

- Khu vực Miền Nam:

+ 145 Phan Đăng Lưu, Phú Nhuận, Tp.HCM - Tel: 028 2248 2256 [bản đồ]

+ 68 Lê Thị Riêng, Bến Thành, Q.1, Tp.HCM - Tel: 028 2248 7279 [bản đồ]

+ 362 Đường 3/2, P.12, Quận 10, Tp.HCM - Tel: 028 2248 4252 [bản đồ]

+ 462 Quang Trung, P.10, Gò Vấp, Tp.HCM - Tel: 028 2248 3462 [bản đồ]

- Khu vực Miền Bắc:

+ 24A Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội - Tel: 024 66 731 741 [bản đồ]

+ 256 Xã Đàn [KL Mới], Đống Đa, Hà Nội - Tel: 024 66 553 989 [bản đồ]

Trang Sức, Tủ Bếp, Nội Thất, Nhà Đất, Xe Hơi, Việc Làm

Bình Luận Facebook

bình luận

giáng sinh, noel, truyền thuyết ngày giáng sinh, truyền thuyết ngày noel

Video liên quan

Chủ Đề