Viết đoạn văn về Tết Trung thu bằng tiếng Trung

Tết là một trong những ngày lễ lớn và quan trọng nhất tại Việt Nam. Tết là ngày mà ai dù ở bất cứ đâu cũng muốn về sum họp với gia đình. Bạn đã giới thiệu ngày Tết Việt Nam cho bạn bè quốc tế của mình chưa? Vậy thì hãy cùng tự học tiếng Trung tại nhà cùng tham khảo một số bài văn mẫu giới thiệu Tết Việt Nam bằng tiếng Trung nhé!

在我的国家的所有特殊节日,我最喜欢Tet。 Tet是一个让每个人在温暖的氛围中聚会的场合。 在Tet假期之前,每个人都准备了许多东西并装饰他们的房子。 我在家门前种了很多花,买了很多东西,比如衣服,食物……

此外,大多数街道也装饰精美,灯火辉煌,鲜花盛开。 在Tet期间,我花了更多时间拜访我的亲戚,朋友和同事。 特别是,我向对方致以最美好的祝福。 Tet是孩子们获得幸运金钱的机会。 人们试图在Tet避免争论或说任何不好的事情,这是一件有趣的事情。 我喜欢春节假期!

Tất cả các ngày lễ đặc biệt ở đất nước tôi, tôi thích nhất Tết. Tết là dịp để tất cả mọi người cùng nhau trong bầu không khí ấm áp. Trước kỳ nghỉ Tết, mọi người chuẩn bị nhiều thứ và trang trí nhà cửa. Tôi trồng nhiều hoa ở trước nhà tôi và mua nhiều thứ như quần áo, thực phẩm …

Bên cạnh đó, hầu hết các đường phố cũng được trang trí đẹp mắt với ánh sáng đầy màu sắc và hoa. Trong dịp Tết, tôi dành nhiều thời gian hơn để thăm viếng người thân, bạn bè và đồng nghiệp. Đặc biệt, tôi trao cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất cho năm mới. Tết là cơ hội để trẻ em được may mắn. Trong ngày tết, mọi người cố gắng tránh tranh cãi hoặc nói bất cứ điều xấu nào vào dịp Tết. Tôi yêu Tết!

Tet是一个全国性的家庭节日。 在考虑过去一年和明年的时候,每个越南人都有一个愉快的时刻。 在Tet,春季展览会有组织,街道和公共建筑装饰明亮,几乎所有的商店都挤满了购买Tet的人。 在家里,每一个都被整理,特殊的食物被煮熟,食物,淡水,鲜花和槟榔都在家庭祭坛上制作,燃烧的香气弥漫在空气中。 当幸运的访客来到这里并且孩子们被给予幸运的钱包裹在一个红色的小信封里时,就做了第一步。 Tet也是和平与爱的时刻。 在Tet期间,孩子们经常表现得很好,朋友,亲戚和邻居互相祝福新的一年。

Tết là một dịp quốc lễ. Đây là dịp để mọi người Việt Nam có một khoảng thời gian vui vẻ để suy nghĩ về năm cũ và năm tiếp theo. Vào dịp Tết, các hội chợ xuân được tổ chức, đường phố và các công trình công cộng được trang trí rực rỡ và hầu hết các cửa hàng đều đông đúc người mua sắm Tết. Tại nhà, mọi thứ đều được dọn dẹp sạch sẽ, các món ăn truyền thống, các món ăn khác, nước ngọt, hoa và trầu cau được đặt trên bàn thờ tổ tiên cùng với những nén hương đã được thắp. Xông đất được thực hiện khi có vị khách may mắn đến thăm và đám trẻ được nhận tiền mừng tuổi đựng trong những phong bao đỏ. Tết cũng là thời gian cho hòa bình và tình yêu. Trong dịp Tết, trẻ em sẽ làm nhiều việc tốt và bạn bè, người thân và hàng xóm trao cho nhau những lời chúc tốt nhất cho năm mới.

viết về ngày Tết ở Việt Nam bằng tiếng Trung

越南以其多个节日和节日而闻名,尤其是春节假期。它发生在农历的第一个月的第一天,直到至少第三天。虽然在短时间内发生,但它被认为是越南最重要和最受欢迎的节日。为了准备Tet饭,有许多特殊的食物,如:方形糕点,越南香肠,糯米和果酱。食物被认为反映了越南的习惯和习俗以及越南人的生活方式。此外,这顿饭还有其他菜肴,如鱼类,蔬菜,以示新的成功和繁荣的希望。从习俗的角度来看,孩子们从老人那里收到红色信封,探访亲戚家,去教堂都是受欢迎的活动。给幸运钱带来了孩子的希望和健康。教会是和平的象征;因此,个人去那里祈祷连续一年。传统上,这座房子的设计是北方的桃花和越南南部的梅花 。此外,房子和城镇都清晰,装饰和美丽,因为所有人都准备开始新的一年。人们拥有舒适的氛围,与家人一起享受欢乐时光。现在是生活在国家不同地区的人聚集在一起并共度时光的时候了。在学习和工作环境的压力和压力之后,Tet是一个回家的机会。 Tet不仅仅是一个假期,它是越南人的文化和习惯,因为它的深层含义是神圣而重要的。总而言之,Tet不仅包括欢乐,还包括人们灵魂中的长期活动,因为它有助于一个人通过经验成长。

Việt Nam nổi tiếng bởi những lễ hội và kì nghỉ, đặc biệt là lễ Tết. Tết thường diễn ra chính thức từ ngày 1 đến ngày 3 tháng Một âm lịch. Mặc dù diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng đây lại là kì nghỉ quan trọng và nổi tiếng của Việt Nam. Có rất nhiều món ăn đặc biệt được chế biến để chuẩn bị cho mâm cơm Tết như: Bánh chưng, chả giò, xôi và mứt. Đồ ăn được xem như phản ánh phong tục và tập quán cũng như cách sống của người Việt Nam. Ngoài ra, bữa ăn cũng có những món ngon khác như cá, rau củ như để bày tỏ hy vọng về một năm mới thành công và thịnh vượng. Về tâp quán, trẻ con nhận bao lì xì từ người lớn, chúc tết nhà họ hàng và đi lễ chùa là những hoạt động phổ biến. Tiền lì xì được cho là đem lại hy vọng và sức khoẻ cho trẻ con. Chùa là biểu tượng của sự yên bình, bởi thế mọi người tới đây và cầu nguyện cho năm mới thành công. Theo truyền thống, mỗi nhà được trang trí với cây hoa đào ở miền Bắc và cây hoa mai ở miền Nam. Ngoài ra, nhà và đường luôn sạch sẽ, và đẹp đẽ bởi vì tất cả đều sẵn sang cho một năm mới. mọi người có không gian ấm cúng và khoảng thời gian vui vẻ với các thành viên trong gia đình. Đây là thời điểm để mọi người sống ở mọi miền đất nước sum họp và dành thời gian cho nhau. Tết là cơ hội để mọi người quay trở về nhà sau những áp lực và căng thẳng từ môi trường học tập và làm việc. Tết không chỉ là một ngày lễ thông thường, nó là văn hoá và lối sống của người Việt bởi vì ý nghĩa sâu xa của nó rất thiêng liêng và quan trọng. Nhìn chung, Tết không chỉ mang đến niềm vui mà còn là ngày lễ lâu đời vì nó giúp con người trưởng thành qua những trải nghiệm.

Trên đây là một số bài văn viết về tết nguyên đán bằng tiếng Trung. Hi vọng đã giúp ích cho bạn. Nếu có sai sót mong bạn góp ý để chúng ta cùng nhau học thật tốt tiếng Trung nhé!

Thấy hay thì hãy cho chúng tớ 1 like nhé!

Xem thêm:

Những đoạn văn mẫu với yêu cầu viết đoạn văn kể về đêm Trung thu dưới đây chắc chắn là những gợi ý hữu ích cho các em học sinh khi hoàn thành bài viết này ở nhà, cùng đón đọc các cách kể chuyện đơn giản, tự nhiên để em định hướng được cách kể chuyện đúng, hay.


Mục Lục bài viết:
1. Dàn ý
2. Bài mẫu số 1
3. Bài mẫu số 2
4. Bài mẫu số 3
5. Bài mẫu số 4
6. Bài mẫu số 5
7. Bài mẫu số 6
8. Bài mẫu số 7


7 bài văn mẫu Viết đoạn văn kể về đêm Trung thu


I. Dàn ýViết đoạn văn kể về đêm Trung thu

1. Mở đoạn

Giới thiệu về đêm trung thu [Lễ hội trung thu diễn ra ở đâu? [Ở nhà, ở trường?]

2. Thân đoạn

- Không khí đêm trung thu
+ Náo nhiệt, vui vẻ
+ Tiếng trống, tiếng hát vang vọng

- Hoạt động trong đêm trung thu:
+ Múa lân
+ Rước đèn
+ Phá cỗ

- Tâm trạng của mọi người:
+ Vui vẻ
+ Háo hức

3. Kết đoạn

Cảm nghĩ chung:
+ Đêm trung thu ý nghĩa nhất
+ Yêu ngày hội trung thu ở quê/ trường mình

II. Bài văn mẫuViết đoạn văn kể về đêm Trung thu

1. Viết đoạn văn kể về đêm Trung thu, mẫu số 1:

"Tùng rinh rinh... tùng tùng tùng rinh rinh..." Mới chợp tối, khắp mọi nơi đã rộn vang tiếng trống, tiếng nhạc mừng đêm Trung thu. Ai ai cũng háo hức chờ giây phút được rước đèn, phá cỗ. Trên sân khấu, chú Cuội và chị Hằng đã cười nói để bắt đầu đêm hội. Các bạn nhỏ lần lượt biểu diễn những bài hát trung thu vui nhộn. Chúng em ngồi xếp thành hàng, vừa vẫy tay vừa ca hát theo. Trên vòm trời, ông Trăng sáng vằng vặc, tròn xoe như một chiếc mâm bạc. Đêm Trung thu, thiếu ông chắc sẽ buồn lắm. Hình như ông biết, lũ trẻ chúng em mừng vui nên càng lúc ông càng lên cao, đổ muôn tia sáng xuống mặt đất. Những chiếc đèn ông sao trên tay chúng em nhờ ánh trăng chiếu mà đẹp lấp lánh hơn. Một hồi trống vang lên để báo hiệu màn múa lân sắp bắt đầu. Ba chú lân khoác trên mình bộ áo choàng đỏ rực. Các chú cứ nhảy lên rồi uốn lượn. Chúng em đứng xung quanh xem và hát vang "Đêm Trung thu rước đèn ông trăng...". Chúng em còn được ăn rất nhiều bánh kẹo. Đó là đêm Trung thu vui nhất của em. Em mong mùa thu mau tới để em lại được rước đèn, phá cỗ.

-----------------HẾT BÀI 1---------------------

Bên cạnh Viết đoạn văn kể về đêm Trung thu các em cần tìm hiểu thêm những bài soạn khác trong như Viết đoạn văn kể về ngày hội hay phần Viết đoạn văn kể về những trò vui trong ngày hội nhằm củng cố kiến thức của mình

2. Bài văn kể về đêm Trung thu, mẫu số 2:

Mỗi năm một lần, hội rước đèn đêm Trung thu ở xã em diễn ra tại sân vận động của xã rất từng bừng, náo nhiệt.

Tối mười bốn tháng tám âm lịch, trên bãi sân rộng, thiếu nhi trong xã xếp hàng từng đội theo xóm. Tay bạn nào cũng cầm theo một cái lồng đèn được mua hoặc tự làm hay ống tre làm thành đuốc. Ban tổ chức gọi tổ trưởng lên bàn nhận bánh kẹo về cho tổ mình. Sau khi tổ trưởng phát xong kẹo bánh, có vài tiết mục văn nghệ "Cây nhà lá vườn" diễn ra ở sân rộng, thiếu nhi đồng vỗ tay theo nhịp, ủng hộ những nghệ sĩ không chuyên nghiệp của xã nhà. Tiếp đó là lệnh đốt nến. Tất cả các lồng đèn, đuốc được thắp sáng. Lúc bấy giờ sân bãi đẹp lung linh, kì ảo với hàng trăm ánh nến xanh, vàng, đỏ và ánh hồng của cây đuốc làm bằng ống tre. Lễ rước đèn Trung thu bắt đầu bằng bài hát "Rước đèn Trung thu". Thiếu nhi vừa cầm lồng đèn, vừa hát "Tết Trung thu...". Đoàn rước đèn đi một vòng quanh xã. Các cô chú Đội sản xuất và các anh chị Thanh niên xã đoàn đi kèm thiếu nhi đều giữ hàng ngũ ngay ngắn, trật tự, vừa tạo mĩ quan của hội rước đèn, vừa coi sóc phòng cháy [do đốt đèn nến và đuốc nên phải tăng cường phòng vệ, trông coi]. Dọc đường, có bạn cầm lồng đèn từ trong nhà chạy ra nhập vào đoàn thiếu nhi đang "rồng rắn" rước đèn. Trên đường về, bạn nào nhà gần đường đi rước đèn có thể tách hàng về nhà. Trăng lúc này đã lên cao, tròn vành vạnh soi ánh vàng trong trẻo xuống mặt đất. Đoàn thiếu nhi vừa đi, vừa hát trở lại chỗ xuất phát. Các anh chị xã đoàn bắt nhịp bài hát "Như có Bác trong ngày đại thắng". Kết thúc ngày hội, chúng em chia tay nhau và ra về.

Buổi lễ rước đèn là sinh hoạt rất vui của thiếu nhi xã em và đã trở thành thông lệ không thể thiếu trong ngày lễ Trung Thu. Em rất yêu quê và yêu ngày hội Trung thu ở quê hương mình.

3. Kể về đêm Trung thu ở quê em, mẫu số 3:

Những đêm trăng sáng đối với chúng em rất quý, nhưng đẹp nhất, quý nhất là đêm rằm trung thu, ngày hội của chúng em.

Chao ôi! Chưa đến tối mà ở đâu cũng rộn lên tiếng trẻ em la hét, gọi nhau í ới cùng với tiếng trống múa lân dồn dập. Không biết các xóm khác ra sao chứ xóm em thì như một ngày hội lớn. Ngay giữa sân, một đám thiếu nhi quây quần thành vòng rộng. Chúng hát múa, vỗ tay đôm đốp trông mới vui nhộn làm sao! Một đứa bé đưa tay lên trời vẫy vẫy như muốn ôm mặt trăng vào lòng. Nhảy múa xong, bọn trẻ tản đi đâu một lúc rồi quay trở lại với nhiều chiếc lồng đèn sặc sỡ trên tay. Chúng xếp thành hàng một rồi bước đi, miệng hát vang: Tết Trung thu em rước đèn đi chơi...

Những chiếc lồng đèn nhảy nhót trong đêm như muốn bứt ra khỏi dây để bay lên trời cùng trăng. Thành phố tràn ngập trong ánh sáng bạc lung linh cùng với tiếng trẻ thơ reo hò vang dội. Chơi rước đèn xong, chúng em tổ chức liên hoan. Mọi người bày cỗ rồi thắp đèn sáng trưng nhìn nhau cười vui vẻ. Những chiếc kẹo như nhảy múa trong mâm, chắc chúng cũng muốn chơi trung thu lắm! Mọi người đang trò chuyện rôm rả thì bỗng đâu tiếng trống dồn dập:

- Tùng! Tùng! Cắc! Cắc! Tùng! Tùng!

Cứ thế, tiếng trống vang lên gióng giả từ nhà này sang nhá khác đánh thức những đứa trẻ đang bị kẹo cám dỗ chạy ra. Một lát sau mọi người đã nối thành một cái đuôi dài, náo nhiệt. Ngay giữa sân, đội múa lân đang biểu diễn. Cái đầu "sư tử" luôn lức lắc theo nhịp trống, đôi chân nhanh nhẹn nhảy múa một cách tài tình. Cái thân hình con "sư tử" uốn lượn vô cùng khéo léo, khéo đến nỗi không ai ngờ rằng dưới cái thân hình oai hùng kia lại là một đứa trẻ nhỏ bé. Nhưng nhân vật khiến mọi người thích thú nhất là "ông địa". Tấm thân phục phịch cử động một cách khó nhọc trong chiếc áo dài thùng thình với cái bụng to kềnh. Tay ông ta luôn quạt quạt vào đám người xung quanh. Ổng chạy lăng xăng khắp sân. Thỉnh thoảng lại lăn đùng ra làm mọi người cười rũ rượi. Chao ôi! Vui quá.

Nhìn cảnh thiếu nhi múa hát dưới ánh trăng rằm tuyệt diệu, em lại nhớ đến công lao Bác Hồ, em nhớ đến tình cảm của Người dành cho chúng em:

Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng

4. Kể về đêm Trung thu, mẫu số 4:

Hằng năm, cứ đến 15 tháng 8 là ngày hội Tết Trung thu. Vào ngày đó, trẻ em trong làng em rất háo hức mặc đồ đẹp, cầm đồ chơi hòa vào chúng bạn đón tết thiếu nhi.

Trước ngày hội, mẹ em đã đi chợ chuẩn bị cho em một chiếc đèn ông sao thật đẹp. Đúng 7 giờ tối, khi chúng bạn ý ới gọi ngoài cổng, em xin phép bố mẹ hòa mình vào dòng người, cầm chiếc đèn sáng trên tay để đi rước đèn. Lộ trình của bọn em sẽ đi từ cuối làng lên đến đình làng. Dẫn đầu đoàn quân là anh chị thanh niên. Mỗi anh chị sẽ cầm theo một cái trống để đánh từng bài một rất đồng điệu. Rồi có chị sẽ bắt cái để chúng em hát nhiều bài thiếu nhi khác nhau. Ở cuối đoàn sẽ có một số người lớn đi theo con mình, rồi cùng lên đình phá cỗ. Ban đầu, đoàn sẽ chia làm 2 hàng, nhưng chỉ một lúc sau, các bạn đã nháo nhào chạy lại gần nhau hơn để nói chuyện, cười nói vui vẻ.

Khi lên đến đình, một mâm ngũ quả, những đĩa bánh kẹo, hoa quả đã được bày sẵn. Chúng em nhanh chóng ngồi vào từng bàn ổn định. Chị Bí thư của làng sẽ là người dẫn chương trình, chú Cuội và chị Hằng xuất hiện rồi phát quà cho chúng em. Khi bắt đầu phá cỗ, những tiết mục văn nghệ cũng bắt đầu. Xen kẽ là những trò chơi lạ được các anh chị sắp xếp từ trước. Chúng em chơi với nhau rất vui và trở về nhà khi trăng đã lên cao.

Ngày hội năm nào cũng để lại cho em những kỷ niệm khó quên. Những cảm xúc khác nhau khi trải qua từng năm là khi em trưởng thành hơn, biết suy nghĩ hơn. Đó là những nốt nhạc vui trong bản nhạc tuổi thơ của em.

5. Viết đoạn văn kể về đêm Trung thu, mẫu số 5:

Rằm tháng tám, ở quê em đẹp lắm, mặt trăng to tròn, sáng vằng vặc, màu vàng nhàn nhạt của ánh trăng chiếu xuống mặt mặt đất làm mọi vật như đều được dát vàng. Không khí đêm nay mát mẻ lạ kỳ, thỉnh thoảng có vài cơn gió dịu dàng thổi qua mang theo một mùi thơm lạ lùng, là mùi bánh, mùi hoa hay mùi của sự viên mãn, đủ đầy? Chúng em trông đợi ngày này lắm, chỉ mong đi học về thật nhanh để được diện đồ đẹp, đi rước đèn. Mới 7 giờ tối, em đã nghe tiếng nhạc rộn ràng “Tùng dinh dinh… tùng tùng tùng dinh dinh”, bài hát huyền thoại của tuổi thơ, em cùng các bạn trong làng, vội vàng ùa về nhà văn hóa của xóm, tay ai cũng đều xách một chiếc đèn lồng đủ hình dáng màu sắc, nào là hình ông sao, hình con cá, hoặc hình lồng đèn, có bạn mang theo chiếc đèn chạy bằng pin, vừa phát ra cả tiếng nhạc, vừa nhấp nháy trông rất đẹp. Đến nơi chúng em rất trật tự ngồi thành hàng, xem mấy tiết mục văn nghệ xóm tự chuẩn bị, rồi sau đó lần lượt lên nhận phần thưởng, mặc dù chỉ là quyển vở, cây bút, với vài cái bánh, cái kẹo, nhưng chúng em cảm thấy rất hạnh phúc. Chờ mong mãi mới đến màn rước đèn, cả đoàn nối đuôi nhau xách đèn đi khắp xóm, vừa đi vừa hát vang “Tết trung thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường” không khí thật náo nhiệt, hạnh phúc làm sao.

6. Viết đoạn văn kể về đêm Trung thu, mẫu số 6:

Đêm nay lại là một đêm Trung thu nữa, từ sớm mẹ em đã chuẩn bị một mâm ngũ quả gồm chuối, bưởi, táo, quýt, hồng, dưa hấu được chăm chút, cắt tỉa rất đẹp mắt, chập tối mẹ đưa mâm ngũ quả và bánh trung thu lên bàn thờ thắp hương. Em xin phép mẹ được cùng các bạn trong xóm đi rước đèn, đèn lồng của em là đèn hình ngôi sao được trang trí bằng giấy kính màu rất đẹp mắt, trong tiếng nhạc rộn ràng chúng em cùng nhau hát vang bài hát “Rước đèn Trung thu”. Trăng hôm nay thật tròn và đẹp, nhìn từ xa trông cứ như một chiếc bánh đa lớn được nướng vàng, ánh trăng màu vàng nhạt chiếu xuống làm cho những chiếc đèn lồng lung linh, rực rỡ hơn hẳn. Cuối làng có một đội múa lân về biểu diễn, hai con lân màu vàng óng ánh đang ra sức nhảy múa theo tiếng trống, chúng em xếp thành vòng tròn vừa xem vừa vỗ tay theo nhịp trống, không khí thật náo nhiệt. Rước đèn xong chúng em vội về nhà để phá cỗ, mẹ em hạ mâm ngũ quả xuống, bố em dùng dao cắt hai chiếc bánh, một cái là bánh dẻo, cái còn lại là nhân thập cẩm, em bưng lên đĩa hạt dưa, cùng đĩa mứt gừng. Cả nhà ngồi quây quần bên nhau vừa ăn bánh vừa nghe bố em kể chuyện tết Trung thu thời nhỏ của bố mẹ. Tết Trung thu năm nay thật vui vẻ, em hi vọng vào những năm sau nữa, gia đình em vẫn luôn có những cái tết đoàn viên ấm áp như này.

7. Viết đoạn văn kể về đêm Trung thu, mẫu số 7:

Gia đình em chuyển vào miền Nam cũng đã hơn 10 năm, kể từ lúc em chưa ra đời, nơi đây dân cư thưa thớt, tết Trung thu vì thế cũng có ít nhiều thay đổi. Thay vì mang đèn đi rước như tục lệ, em ở nhà cùng mẹ trang trí mâm ngũ quả, chuẩn bị cỗ, dọn dẹp nhà cửa, còn bố em treo đèn lồng lên mấy cái cây trước nhà. Buổi tối sau khi nhang cháy hết, mẹ hạ mâm ngũ quả trên bàn thờ xuống, mang ra bộ bàn ghế trước sân, em đi thắp sáng hết mấy cái đèn lồng, cả nhà em cùng quây quần phá cỗ, ngắm trăng và trò chuyện cùng nhau thật vui vẻ. Em thích nhất là được nghe chuyện thời thơ ấu của bố mẹ, tuy khổ cực nhưng thú vị lắm. Trăng tối nay thật đẹp, mặt trăng tròn vành vạnh, sáng như gương, ánh trăng dịu dàng chiếu lên từng cảnh vật, thỉnh thoảng lại có cơn gió ùa về mang theo cái khí trời giữa thu, mát lạnh, ngọt ngào làm đung đưa mấy cái lồng đèn màu đỏ. Em thường thắc mắc không biết chị Hằng ở cung trăng có buồn không, bố em cười bảo chị Hằng sẽ không bao giờ buồn vì đã có chú Cuội cùng đón tết. Tết trung thu nhà em là thế đấy, không nhất định phải đi rước đèn, chỉ cần cả gia đình được ở cùng nhau như hôm nay là đã hạnh phúc và viên mãn lắm rồi. Đúng như cái ý nghĩa: Tết Trung thu là tết đoàn viên, tết của tình thân.

--------------------HẾT---------------------

Chi tiết nội dung phần Kể về một anh hùng chống ngoại xâm mà em biết đã được hướng dẫn đầy đủ để các em tham khảo và chuẩn bị nhằm có hướng chuẩn bị tốt nhất cho nội dung.

//thuthuat.taimienphi.vn/viet-doan-van-ke-ve-dem-trung-thu-39771n.aspx

Video liên quan

Chủ Đề