Việt Nam bắt đầu đàm phán Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ (BTA vào năm nào)

Để thiết lập mối quan hệ cả về kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội thì Việt Nam- Hoa Kì đã ký kết với nhau Hiệp định thương mại song phương [BTA]. Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kì ra đời là bước ngoặt vô cùng lớn, là cơ hội phát triển cho thị trường Việt Nam. Vậy Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kì là gì? Nội dung Hiệp định thương mại Việt Mỹ được thể hiện như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: “. Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kì là gì? Nội dung Hiệp định thương mại Việt Mỹ?”

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kì là gì?

Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kì là hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kì được kí kết vào ngày 13 tháng 7 năm 2000 tại Washington và hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kì có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2001. Trải qua một quá trình đàm phán rất kĩ lưỡng và cần phải được sự thông qua của các quan chức cấp cao như: Hạ viện Hoa Kì, Thượng viện Hoa Kì, Tổng thống Hoa Ki Busơ [G.W.Bush], Quốc hội Việt Nam và vào ngày 10 tháng 12 năm 2001 Bộ trưởng thương mại hai nước trao đổi công hàm phê chuẩn Hiệp định.

– Về tổng quan: hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kì bao gồm có 7 chương và 72 điều, 9 phụ lục. Theo đó:

+ Chương 1: Thương mại hàng hoá

+ Chương 2: Quyền sở hữu trí tuệ

+ Chương 3 : Thương mại dịch vụ

+ Chương 4: Phát triển quan hệ đầu tư

+ Chương 5: Tạo thuận lợi cho kinh doanh

+ Chương 6: Các quy định liên quan đến tính minh bạch, công khai và quyền khiếu kiện.

+ Chương 7: Những điều khoản chung.

Theo đó, có thể thấy Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kì đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong tiến trình bình thường hoá và phát triển mối quan hệ thương mại toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kì. Hiệp định này không chỉ mở cửa cho hàng hóa Việt Nam vào thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, mà còn khởi đầu cuộc cải cách sâu rộng, mang tính cách mạng thể chế thương mại của Việt Nam vào thời điểm đó.

2. Nội dung hiệp định thương mại Việt Mỹ.

– Như đã trình bày ở trên thì nội dung hiệp định thương mại Việt Mỹ bao gồm 7 chương và 72 điều, 9 phục lục. Nhìn chung, về nội dung của hiệp định nhằm thiết lập khung pháp lý điều tiết mọi hoạt động kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Mỹ. Theo đó, về những khung pháp lý này được hình thành dựa trên những nguyên tắc cũng như ý chí tự nguyện, tự do giữa Việt Nam và Mỹ và đặc biệt là các nguyên tắc như công khai, minh bạch pháp luật, nguyên tắc bình đẳng không phân biệt đối xử giữa hàng hoá trong nước và nhập khẩu, giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

– Về nguyên tắc đối xử tối huệ quốc[ MNF] : Ưu đãi nào đã được dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của một nước thì phải được dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của tất cả các nước khác. Nguyên tắc MFN có nghĩa là tất cả các đối tác thương mại được đối xử công bằng, theo đúng nguyên tắc không phân biệt đối xử.  Nguyên tắc này được áp dụng ngay cả khi một nước không đưa ra cam kết cụ thể nào về mở cửa thị trường dịch vụ của mình cho các công ti nước ngoài trong khuôn khổ WTO.

– Nguyên tắc MFN : nguyên tắc MNF được áp dụng cho tất cả các loại dịch vụ nhưng các nước được phép tạm thời miễn áp dụng điều khoản này đối với một số ngành dịch vụ đặc biệt. Để bảo vệ nguyên tắc tối huệ quốc, các nước đã quyết định ngoại lệ chỉ được chấp nhận một lần duy nhất và không được bổ sung thêm. Hiện nay, các ngoại lệ đang được xem xét lại như đã quy định và về nguyên tắc, thời hạn của chúng là 10 năm. Vì vậy, các nước tự dành quyền tiếp tục đối xử ưu đãi hơn đối với một số nước nào đó trong một số lĩnh vực dịch vụ nhất định bằng cách liệt kê các “ngoại lệ đối với nghĩa vụ MFN” đồng thời với các cam kết ban đầu của mình.

– Tuân thủ các cam kết mở cửa thị trường [MA] và đãi ngộ quốc gia [NT]: kết quả của các cuộc đàm phán chính là Cam kết của các nước về mở cửa thị trường nội địa và mức độ mở cửa trong các lĩnh vực cụ thể Theo đó, các cam kết này được liệt kê lại trong các “danh mục” các ngành sẽ được mở cửa, mức độ mở cửa đối với mỗi ngành những hạn chế đối với sự tham gia của đối tác nước ngoài được nêu rõ nếu cần] và các hạn chế có thể có đối với nguyên tắc đãi ngộ quốc gia có nghĩa là khi một số ưu đãi được dành cho các công ti trong nước nhưng không dành cho các công ti nước ngoài.

– Những cam kết này phải quy định rõ ràng là “ràng buộc”. Cũng giống như các mức thuế quan “trần” trong thương mại hàng hoá, các cam kết trong thương mại dịch vụ chỉ có thể được thay đổi sau khi đã thương lượng với các nước liên quan. Do rất khó bị phá vỡ, các cam kết này chính là sự bảo đảm đối với điều kiện hoạt động của các nhà xuất khẩu nước ngoài, các nhà nhập khẩu dịch vụ trong nước cũng như các nhà đầu tư trong lĩnh vực này. Chấp nhận loại trừ các dịch vụ công [Governmental services].

GATS cũng không cấm độc quyền của nhà nước và độc quyền của tư nhân trong lĩnh vực ngành công nghiệp dịch vụ, và trên thực tế, thuật ngữ “tư nhân hoá” thậm chí cũng không tồn tại trong văn bản của GATS/WTO. Theo đó, các dịch vụ công được loại ra khỏi luật thương mại quốc tế và không có quy định nào của GATS buộc các cơ quan công quyền phải tư nhân hoá các ngành công nghiệp dịch vụ.

– Các dịch vụ công ở đây được định nghĩa là các dịch vụ được cung ứng không mang tính thương mại hay cạnh tranh với các nhà cung ứng dịch vụ khác.  Theo đó, các dịch vụ này được hiểu là không chịu sự điều chỉnh của GATS/WTO, chúng không được đưa ra đàm phán và các cam kết về mở cửa thị trường,

– Trong quan hệ giữa các nước thành viên WTO, ngoại lệ này tạo thành một cam kết rõ ràng từ phía các chính phủ thành viên WTO cho phép dùng quỹ công tài trợ cho các dịch vụ trong những lĩnh vực cơ bản thuộc trách nhiệm của các chính phủ. đãi ngộ quốc gia [tức đối xử như nhau đối với các công ti trong và ngoài nước] không được áp dụng cho các loại dịch vụ này.

– Điều 2 Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ có định nghĩa “quyền sở hữu trí tuệ” bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan, nhãn hiệu hàng hoá, sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp, tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hoá, thông tin bí mật [bí mật thương mại], kiểu dáng công nghiệp và quyền đối với giống thực vật.

– Điều 1.2 của Hiệp định TRIPs định nghĩa thuật ngữ “sở hữu trí tuệ” có nghĩa là tất cả các đối tượng sở hữu trí tuệ nêu tại các mục từ mục 1 đến mục 7 của Phần II của Hiệp định này, tức bao gồm: Bản quyền và các quyền có liên quan; nhãn hiệu hàng hoá; chỉ dẫn địa lí; kiểu dáng công nghiệp; Patent; thiết kế bố trí mạch tích hợp và bảo hộ thông tin bí mật. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền phát sinh từ sở hữu trí tuệ đó. Mức độ bảo vệ và tôn trọng các quyền này ở các nước rất khác nhau. Do sở hữu trí tuệ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong thương mai nên những khác biệt đó đang trở thành nguyên nhân gây căng thẳng trong quan hệ kinh tế quốc tế. Việc xây dựng các quy định pháp luật thương mại mới trên phạm vi toàn thế giới nhằm điều chỉnh quyền sở hữu trí tuệ đã trở thành phương tiện giúp củng cố trật tự quốc tế, khả năng dự báo, cũng như giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế có hiệu quả hơn.

– Điều 1 Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ cũng quy định: Để bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ một cách đầy đủ và có hiệu quả, mỗi bên tối thiểu phải thực hiện Chương này và các quy định có nội dung kinh tế của:

+ Công ước Geneva về bảo hộ người sản xuất bản ghi âm chống sự sao chép trái phép năm 1971 [Công ước Geneva]; Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật năm 1971 [Công ước Berne]; Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp năm 1967 [Công ước Paris];

+ Công ước quốc tế về bảo hộ giống thực vật mới, năm 1978 [Công ước UPOV [1978]] hoặc Công ước quốc tế về bảo hộ giống thực vật mới năm 1991 [Công ước UPOV [1991]]; và

+ Công ước về phân phối tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh [1974].

– Điều 1 Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ cũng quy định một bên có thể thực hiện việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật quốc gia của mình ở mức độ khá là rộng.

Bên cạnh đó, Việt Nam và Mỹ còn đưa ra những điều khoản chung, lộ trình cam kết thương mại dịch vụ cụ thể giữa hai nước, về Tạo thuận lợi cho kinh doanh, phát triển đầu tư, thương mại dịch vụ… những điều này đã tạo nên sự thành công trong quá trình ký kết Hiệp định thương mại Việt- Mỹ và có thể nói Hiệp định này ra đời là sự thúc đầy quá trình để Việt Nam từng bước xây dựng một hệ thống pháp luật công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử để hội nhập vào kinh tế thế giới.

Video liên quan

Chủ Đề