Vốn viện trợ không hoàn lại la gì

Vốn viện trợ không hoàn lại la gì

Các khoản viện trợ bằng tiền do chủ chương trình, dự án bên Việt Nam thực hiện phải kiểm soát chi theo quy định pháp luật về kiểm soát chi NSNN

Thông tư hướng dẫn quản lý tài chính nhà nước đối với vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài (gọi chung là viện trợ) thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN), bao gồm:

Viện trợ hỗ trợ ngân sách cho ngân sách trung ương hoặc cho ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Viện trợ độc lập hoặc viện trợ kèm theo khoản vay cho chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương (bao gồm cả nhiệm vụ chi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách cấp tỉnh), hoặc viện trợ trực tiếp cho chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh;

Viện trợ phi dự án để hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương, bao gồm cả chi bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp tỉnh, hoặc trực tiếp hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh.

Mọi khoản viện trợ phải được quản lý, theo dõi và hạch toán theo từng phương thức tài trợ

Thông tư nêu rõ nguyên tắc quản lý tài chính đối với khoản viện trợ là mọi khoản viện trợ đều phải được phân loại, quản lý, theo dõi và hạch toán theo từng phương thức tài trợ (chương trình, dự án hoặc phi dự án); tính chất khoản chi ngân sách nhà nước (chi thường xuyên, chi đầu tư, phát triển hoặc chi khác của NSNN), phương thức tổ chức thực hiện (bên tài trợ nước ngoài trực tiếp, hoặc ủy thác một tổ chức khác thực hiện hoặc chủ chương trình, chủ dự án bên Việt Nam thực hiện).

Vốn viện trợ không hoàn lại thuộc nguồn thu NSNN được dự toán, hạch toán đầy đủ, kịp thời; quyết toán theo quy định về quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước và quyết toán chi của chương trình, dự án, khoản viện trợ.

Cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm lập dự toán thu, chi NSNN sát khả năng thực hiện trong năm để tiếp nhận, thực hiện, hạch toán, quyết toán thu chi NSNN đối với khoản viện trợ theo quy định tại Thông tư này; kịp thời đề xuất bố trí dự toán bổ sung trong trường hợp phát sinh nhu cầu thu, chi viện trợ đột xuất; chỉ tiếp nhận vốn viện trợ khi có nhu cầu, khả năng sử dụng.

Việc xử lý dự toán thu, chi các khoản viện trợ cuối năm được thực hiện theo quy định về pháp luật quản lý NSNN.

Mọi khoản viện trợ bằng tiền do chủ chương trình, dự án phía Việt Nam trực tiếp quản lý, thực hiện được chuyển vào một tài khoản riêng mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại ngay khi tiếp nhận; được theo dõi, hạch toán, quyết toán riêng theo từng khoản viện trợ cụ thể.

Không chuyển vốn viện trợ cho chương trình, dự án cụ thể vào tài khoản cá nhân, thuê, mượn hoặc tài khoản chung của cơ quan, đơn vị khi tiếp nhận. Không mở tài khoản tại nước ngoài để tiếp nhận vốn viện trợ, trừ trường hợp có yêu cầu theo quy định pháp luật của bên tài trợ và được quy định tại Thỏa thuận viện trợ/Hiệp định viện trợ.

Các khoản viện trợ bằng tiền do chủ chương trình, dự án bên Việt Nam thực hiện phải kiểm soát chi theo quy định pháp luật về kiểm soát chi NSNN.

Việc hạch toán vào ngân sách nhà nước được thực hiện trên cơ sở đề xuất của chủ chương trình, dự án, phi dự án; dự toán được cấp có thẩm quyền giao và hồ sơ thanh toán theo quy định.

Đối với các khoản viện trợ do bên tài trợ cung cấp theo hình thức hàng hóa, hiện vật, công trình bao gồm khoản viện trợ theo hình thức chìa khóa trao tay, cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm toàn diện trong việc quản lý, theo dõi, phân bổ, phối hợp với nhà tài trợ để xác định giá trị khoản hiện vật được viện trợ cho bên Việt Nam và thực hiện việc hạch toán thu, chi NSNN, quyết toán theo quy định.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20/5/2022.

Lan Phương


Vốn viện trợ không hoàn lại la gì

I. CƠ SỞ THỰC HIỆN:

1. Mục đích: Thống nhất trình tự, thủ tục và phân công trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện và quản lý các dự án sử dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại trong toàn Đại học Đà Nẵng.

2. Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho tất cả các dự án sử dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại (bao gồm nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của Chính phủ nước ngoài (ODA) không hoàn lại và nguồn vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài trong toàn Đại học Đà Nẵng.

3. Văn bản áp dụng:

- Nghị định 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (oda) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức và ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;

- Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 8/7/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam;

- Thông tư số 225/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước;

- Thông tư số 06/2011/TT-BGDĐT ngày 11/02/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ nước ngoài;

- Công văn số 4339/ĐHĐN-KHTC ngày 12/12/2018 của Giám đốc ĐHĐN về việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.

- Công văn số 2139/BGDĐT-KHTC ngày 25/5/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tiếp nhận khoản viện trợ không hoàn lại theo quy định của Nghị định 56/2020/NĐ-CP và Nghị định 80/2020/NĐ-CP.

4. Giải thích từ ngữ, từ viết tắt:

a. Từ viết tắt:

- Bộ GD&ĐT: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Vụ KHTC: Vụ Kế hoạch Tài chính.

- ĐHĐN: Đại học Đà Nẵng

- BGĐ: Ban Giám đốc.

- HTQT: Hợp tác Quốc tế.

- KHTC: Kế hoạch - Tài chính.

- KHCN&MT: Khoa học Công nghệ và Môi trường.

b. Giải thích từ ngữ

- Dự án: là một tập hợp các hoạt động/đề xuất có liên quan đến nhau nhằm đạt được một hoặc một số mục tiêu xác định, được thực hiện trong một thời hạn nhất định, dựa trên những nguồn lực xác định. Dự án bao gồm dự án hỗ trợ kỹ thuật và dự án đầu tư.

- Nguồn vốn viện trợ không hoàn lại: bao gồm nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của Chính phủ nước ngoài (ODA) không hoàn lại và nguồn vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài.

- Nguồn viện trợ Phi Chính phủ nước ngoài: là những viện trợ không hoàn lại, không vì mục đích lợi nhuận của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các tổ chức và cá nhân người nước ngoài, kể cả các tập đoàn, công ty có vốn nước ngoài, cộng đồng người Việt định cư tại nước ngoài tôn trọng và chấp hành luật pháp Việt Nam, có thiện chí cung cấp viện trợ không hoàn lại nhằm hỗ trợ các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, nhân đạo của Việt Nam.

- Văn kiện dự án: là tài liệu chính thức thể hiện cam kết giữa đại diện của Bên tiếp nhận và đại diện của Bên tài trợ về một chương trình hoặc một dự án cụ thể, trong đó đã xác định rõ: mục tiêu, các hoạt động, các kết quả cần đạt được, nguồn lực được sử dụng, thời hạn và kế hoạch thực hiện, nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan.

- Đơn vị: Các đơn vị thành viên, các đơn vị thuộc và trực thuộc Đại học Đà Nẵng.

- Đơn vị chủ trì dự án: là đơn vị được giao nhiệm vụ trực tiếp thực hiện, triển khai dự án.

II. NỘI DUNG QUY TRÌNH

1. Tiếp nhận dự án

- Các đơn vị sau khi có kết quả phê duyệt dự án của nhà tài trợ, đơn vị/cá nhân xây dựng dự án cần thông báo ngay cho Ban HTQT và nộp hồ sơ dự án gồm:

+ Tờ trình báo cáo thông tin dự án (mẫu HTQT-DA01);

+ Bản tóm tắt các thông tin cơ bản của dự án (mẫu HTQT-DA02.ND80);

+ Văn kiện dự án báo cáo Bộ GD&ĐT để xin phê duyệt theo các mẫu của Thông tư số 07/2010/TT-BKH ngày 30/03/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài (mẫu HTQT-DA02.ND80);

+ Văn bản của nhà tài trợ xác nhận tài trợ cho dự án (nguyên bản và dịch tiếng Việt có công chứng, xác nhận bản dịch theo quy định);

+ Các thỏa thuận, hợp đồng, hợp tác ghi nhớ song phương, đa phương (nguyên bản và dịch tiếng Việt, có công chứng);

+ Bảng kế hoạch tổng chi của dự án (mẫu HTQT-DA03).

- Các đơn vị nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường Bưu điện cho ĐHĐN thông qua Ban HTQT.

- Ban HTQT cùng với Ban KHTC cùng thẩm định hồ sơ, báo cáo Ban Giám đốc ĐHĐN quyết định. Thời gian thẩm định hồ sơ là 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

2. Trình hồ sơ xin phê duyệt tiếp nhận viện trợ đến Bộ GD&ĐT

Ban HTQT chịu trách nhiệm trình Giám đốc ĐHĐN phê duyệt văn bản xin phép tiếp nhận viện trợ. Giám đốc ĐHĐN thực hiện xem xét phê duyệt các dự án có nguồn vốn viện trợ không hoàn lại tại ĐHĐN và các đơn vị và giao nhiệm vụ chủ trì dự án cho các đơn vị trực tiếp triển khai.

- Các đơn vị tiếp nhận văn bản từ ĐHĐN, chịu trách nhiệm phối hợp với Ban HTQT hoàn thành bộ hồ sơ văn kiện tiếp nhận viện trợ, trình Bộ GD&ĐT xem xét, phê duyệt tiếp nhận dự án.

- Sau khi có văn bản phê duyệt của Bộ GD&ĐT, ĐHĐN sẽ gửi thông báo cho đơn vị chủ trì dự án trực tiếp thực hiện. Các hoạt động của dự án chỉ được tiến hành sau khi nhận được phê duyệt thực hiện.

3. Xác nhận viện trợ dự án

Ban KHTC hướng dẫn đơn vị chủ trì dự án lập kế hoạch tài chính, giải ngân, chế độ kế toán, báo cáo tài chính trình Bộ Tài chính theo nội dung đã được phê duyệt.

III. QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM

1. Ban Giám đốc:

- Quản lý chung.

- Xem xét và phê duyệt.

2. Ban Hợp tác Quốc tế:

- Tiếp nhận hồ sơ dự án và hướng dẫn các đơn vị thực hiện đúng các quy trình, thủ tục quản lý và vận hành các dự án;

- Hướng dẫn thủ tục và các văn bản liên quan báo cáo Bộ GD&ĐT về việc xin phê duyệt tiếp nhận dự án;

- Liên hệ với các đơn vị hữu quan để theo dõi tiến độ hồ sơ.

3. Ban Kế hoạch – Tài chính

- Phối hợp quản lý kinh phí của dự án.

- Hỗ trợ các đơn vị chủ trì dự án thực hiện xác nhận viện trợ cho dự án và báo cáo các cơ quan chức năng theo quy định;

- Hướng dẫn và hỗ trợ các đơn vị chủ trì dự án trong công tác đấu thầu, mua sắm tài sản đảm bảo đúng yêu cầu của nhà tài trợ và phù hợp quy định pháp luật Việt Nam hiện hành;

- Thực hiện kiểm tra, giám sát tài chính nội bộ đối với các dự án.

4. Ban Khoa học Công nghệ & Môi trường

- Hỗ trợ về mặt thủ tục để đơn vị chủ trì dự án thực hiện các đề tài nghiên cứu trong khuôn khổ dự án.

- Hỗ trợ đơn vị chủ trì dự án lập dự trù kinh phí và các hoạt động thanh toán liên quan đến các đề tài nghiên cứu được thực hiện trong trong khuôn khổ dự án.

5. Ban Tổ chức Cán bộ

- Phối hợp với các đơn vị đề xuất nhân sự tham gia dự án và ban hành các quyết định về nhân sự dự án;

- Xem xét và đề xuất khen thưởng các cá nhân có thành tích nổi bật trong việc xây dựng và phát triển dự án quốc tế. 

6. Ban Cơ sở vật chất

- Hỗ trợ đơn vị chủ trì dự án thực hiện quy trình, thủ tục đấu thầu và mua sắm tài sản theo đúng trình tự và quy định hiện hành.

7. Các đơn vị

- Trình dự án mới.

- Phối hợp các đơn vị, cơ quan hữu quan thực hiện các hồ sơ trình Giám đốc ĐHĐN, Bộ GD&ĐT và hồ sơ xác nhận giá trị viện trợ.

- Thực hiện triển khai dự án theo đúng thỏa thuận.

- Báo cáo theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền theo quý, năm hoặc đột xuất

IV. LƯU ĐỒ

Vốn viện trợ không hoàn lại la gì

Ghi chú: Tải các biểu mẫu liên quan tại đây: HTQT-DAQT1-2-3

  • Vốn viện trợ không hoàn lại la gì