Working capital ratio la gì

Working Capital là gì? Thuật ngữ này được biết đến với tên gọi khác là vốn lưu động. Khác hoàn toàn với nguồn vốn cố định, Working Capital là khoản chi phí nhất định mà doanh nghiệp chi trả cho hoạt động kinh doanh của mình. Trong bài viết này, Ohmoney sẽ làm rõ cho bạn đọc những điều cần lưu ý khi tiến hành xem xét, phân tích, nhận định một mã cổ phiếu doanh nghiệp.

  • 1. Working Capital là gì?
  • 2. Working Capital có đặc điểm gì
  • 3. Ý nghĩa của Working Capital
  • 4. Vốn lưu động bao nhiêu là đủ
  • 5. Change in Working Capital là gì
  • 6. Cách xác định chỉ số thay đổi vốn lưu động
    • 6.1 Cách tính phổ thông
    • 6.2 Cách tính theo thay đổi vốn lưu động bỏ tiền và nợ vay (Change in non-cash working capital)
  • 7. Working Capital chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố nào
  • 8. Một số khái niệm liên quan
    • 8.1 Net Operating Working Capital
    • 8.2 Working Capital Turnover
    • 8.3 Working Capital Management

1. Working Capital là gì?

Working Capital là vốn lưu động của một doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm các chi phí ngắn hạn để doanh nghiệp vận hành. Chỉ số cũng một phần thể hiện cho khả năng thanh khoản hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.

Tuỳ thuộc vào đặc thù ngành mà mỗi Doanh nghiệp sẽ có mức chi phí vốn lưu động linh hoạt khác nhau. Theo đó các doanh nghiệp bán lẻ sẽ không cần quá nhiều nguồn vốn lưu động. Ngược lại các công ty hoạt động trong ngành xây dựng thường có nguồn vốn lưu động lớn.

Công thức xác định Working Capital:

Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn

Theo đó, vốn lưu động bằng với giá trị nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, tồn kho và các khoản phải thu trừ đi khoản phải trả của doanh nghiệp. Vốn lưu động thường ảnh hưởng trực tiếp đến tính thanh khoản của doanh nghiệp.

Working capital ratio la gì

2. Working Capital có đặc điểm gì

Với phần thông tin vừa cung cấp ở trên, bạn đọc dễ dàng nhận thấy Working Capital có đặc điểm khá tương đồng với tài sản ngắn hạn. Đúng hơn đây là một phần nhỏ thuộc tài sản ngắn hạn của một doanh nghiệp. Do vậy Working Capital thường có các đặc điểm như sau:

  • Dòng tiền lưu chuyển nhanh, dịch chuyển một lần trong quá trình kinh doanh
  • Khi hoàn thành một vòng kinh doanh thì vốn lưu động cũng hoàn thành theo
  • Vận động theo chu kỳ khép kín. —> Đánh giá khả năng kinh doanh của đơn vị hay hiệu quả của hoạt động kinh doanh, sử dụng vốn của đơn vị.

Working capital ratio la gì

3. Ý nghĩa của Working Capital

Working Capital cho biết mức thanh khoản của doanh nghiệp Trong trường hợp nhà đầu tư xem xét chỉ số thanh toán của một doanh nghiệp thì Working Capital là yếu tố không thể bỏ qua. Theo đó nếu Working Capital thấp hơn so với nợ phải trả thì có nghĩa doanh nghiệp không đảm bảo về khả năng thanh toán nhanh của mình.

Trong trường hợp Doanh nghiệp sở hữu nguồn vốn lưu động lớn. Điều này đồng nghĩa với việc Doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản vay trước đó.

Tuy nhiên không phải lúc nào Working Capital cũng phản ánh tình trạng tài chính của một Doanh nghiệp một cách khách quan. Cụ thể trong một số ngành hàng kinh doanh tuy chỉ số vốn lưu động âm nhưng tình trạng tài chính của Doanh nghiệp vẫn đang ở mức tốt.

Theo đó, với lý do xuất phát từ việc khoản nợ thanh toán của các nhà đại lý, khách hàng vẫn chưa hoàn tất. Do vậy khoản phải thu sẽ được kê khai ở thư mục khác chứ không phải là tiền mặt.

Working capital ratio la gì

4. Vốn lưu động bao nhiêu là đủ

Để xem xét vốn lưu động bao nhiêu là đủ bạn cần quan tâm đến nhiều yếu tố khác nhau. Thông thường, nhà đầu tư sẽ quan tâm đến công thức tỷ lệ vốn lưu động – Working Capital Ratio.

Tỷ lệ vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn/nợ phải trả ngắn hạn

  • Nếu tỷ lệ vốn lưu động < 1 —> Điều này có nghĩa tài sản ngắn hạn < Nợ ngắn hạn hay Doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nhanh khi các khoản nợ đến kỳ hạn thanh toán của mình.
  • 1< Tỷ lệ vốn lưu động < 2 —> Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn Nợ ngắn hạn. Hay sức khỏe tài chính của doanh nghiệp tương đối ổn định.
  • Tỷ lệ vốn lưu động > 2 —> Tình trạng sức khỏe tài chính của Doanh nghiệp tốt, dòng tiền kinh doanh khoẻ mạnh, ít nợ xấu.

Lưu ý: Trên thực tế, một số ngành nghề kinh doanh có Working Capital Ratio > 1 vẫn được đánh giá tốt và chấp nhận được.

Working capital ratio la gì

5. Change in Working Capital là gì

Change in Working Capital được biết đến với tên gọi khác là thay đổi vốn lưu động. Nếu không thực sự hiểu rõ về Báo cáo tài chính của một doanh nghiệp, nhà đầu tư hoàn toàn có thể bị nhầm lẫn về tình trạng tài chính của một Doanh nghiệp.

Ví dụ DN A cần phải thu của DN B một khoản tiền nhất định. Phần chi phí này sẽ được thể hiện trong mục các khoản phải thu trong bảng BCTC. Tuy nhiên, để thực sự biết phần nợ này có thực sự được thu hồi hay không nhà đầu tư còn phải quan tâm đến Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Doanh nghiệp.

Trên thực tế, nhiều nhà đầu tư không xem xét cẩn thận mà đã vội vàng đưa ra kết luận rằng Doanh nghiệp có doanh thu và mức lợi nhuận ổn định. Đây chính là một trong những đặc điểm lớn của Change in Working Capital.

Working capital ratio la gì

6. Cách xác định chỉ số thay đổi vốn lưu động

Với đặc điểm nổi bật của Change in Working Capital là Ohmoney vừa trình bày ở trên. Chắc hẳn nhiều nhà đầu tư sẽ quan tâm đến việc xác định chỉ số thay đổi vốn lưu động. Dưới đây là một số công thức mà Ohmoney đã tìm hiểu được về Change in Working Capital.

6.1 Cách tính phổ thông

Thay đổi vốn lưu động = Vốn lưu động năm nay – Vốn lưu động năm trước

Theo công thức trên, bạn đọc cần xác định vốn lưu động của từng năm. Công thức này tuy đơn giản nhưng không phản ánh chi tiết và chính xác khoản thay đổi của vốn lưu động.

6.2 Cách tính theo thay đổi vốn lưu động bỏ tiền và nợ vay (Change in non-cash working capital)

Thay đổi vốn lưu động (non-cash) = Vốn lưu động năm nay – Vốn lưu động năm trước

Lưu ý: Đối với công thức này vốn lưu động cần loại bỏ khoản tiền, tương đương tiền, tài sản ngắn hạn khác, nợ vay ngắn hạn, nợ phải trả ngắn hạn khác. Nói cách khác, Change in working capital sẽ chỉ còn 3 khoản mục: Hàng tồn kho + phải thu ngắn hạn – phải trả nhà cung cấp ngắn hạn.

Trên thực tế, cách tính thứ 2 sẽ phản ánh đúng vòng quay tiền của doanh nghiệp hơn. Do vậy nó cũng được nhiều nhà đầu tư yêu thích chọn lựa hơn.

Working capital ratio la gì

7. Working Capital chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố nào

Với những đặc điểm liên quan đến thanh khoản, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán hiện hành của một Doanh nghiệp. Vậy Working Capital chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố nào? Dưới đây là một số yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến Working Capital như:

  • Lợi thế cạnh tranh của Doanh nghiệp
  • Chu kỳ kinh doanh của Doanh nghiệp
  • Tính minh bạch của Doanh nghiệp

Working capital ratio la gì

8. Một số khái niệm liên quan

8.1 Net Operating Working Capital

Net Operating Working Capital là vốn lưu động hoạt động. Đây được biết là một trong những thước đo tài chính nhằm xác định khả năng thanh toán của công ty. Net Operating Working Capital sử dụng để xác định các mục thuộc tài sản và nợ phải trả. Do vậy nó được giới hạn ở hàng tồn kho và các khoản phải thu.

8.2 Working Capital Turnover

Working Capital Turnover là Luân chuyển vốn lưu động. Theo đó, nguồn vốn lưu động luôn hoạt động theo chu kỳ tuần hoàn. Do vậy Luân chuyển vốn lưu động là sự vận động của vốn trong tuần hoàn sản xuất, kinh doanh.

Working capital ratio la gì

8.3 Working Capital Management

Working Capital Management là khái niệm nhằm chỉ quản lý vốn lưu động. Theo đó, nhà quản trị cần tiến hành lập kế hoạch sử dụng vốn lưu động cũng như phân bổ dòng tiền một cách hợp lý. Điều này nhằm đảm bảo Doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động một cách hợp lý và tăng lợi nhuận cho Doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến câu hỏi Working Capital là gì. Theo đó, tuỳ thuộc vào mục đích đầu tư mà bạn có thể tiến hành tìm hiểu và phân tích rõ hơn về Working Capital. Vui lòng truy cập trang chủ Ohmoney để biết thêm nhiều thông tin tài chính, đầu tư liên quan.