Xác định sản lượng cân bằng dài hạn của thị trường

Tình trạng các doanh nghiệp hiện hành trong ngành thu được lợi nhuận kinh tế dương hay bị thua lỗ không thể tồn tại lâu dài. Khi các doanh nghiệp đang có lợi nhuận dương, về dài hạn, điều đó sẽ hấp dẫn các doanh nghiệp mới nhập ngành. Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành tăng lên khiến cho thị phần của mỗi doanh nghiệp thu hẹp lại. Điều này tương đương với việc đường cầu mà mỗi doanh nghiệp đối diện dịch chuyển sang trái. Doanh nghiệp sẽ phải thu hẹp sản lượng và thu được lợi nhuận ít hơn. Quá trình nhập ngành chỉ dừng lại khi mà các doanh nghiệp trong ngành chỉ còn thu được lợi nhuận kinh tế bằng 0. Kết cục như vậy xảy ra khi đường cầu đối diện với doanh nghiệp dịch chuyển tới mức trở thành đường tiếp xúc với đường chi phí bình quân. Khi đó, tại mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận [nơi mà chi phí biên bằng doanh thu biên], mức giá tối ưu mà doanh nghiệp định chính bằng chi phí bình quân.

Ngược lại, khi các doanh nghiệp trong ngành đang rơi vào trạng thái thua lỗ [chỉ thu được lợi nhuận kinh tế âm], một số doanh nghiệp sẽ rút lui khỏi ngành. Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành giảm xuống tạo cơ hội cho các doanh nghiệp còn lại có được một thị phần lớn hơn. Đường cầu đối diện với mỗi doanh nghiệp lại dịch chuyển sang phải. Doanh nghiệp sẽ mở rộng quy mô sản xuất, dần dần ít thua lỗ hơn. Quá trình rời khỏi ngành cũng sẽ dừng lại khi các doanh nghiệp còn lại trong ngành trở về trạng thái hòa vốn, tức có lợi nhuận kinh tế bằng 0.

Như vậy, cơ chế xuất, nhập ngành một cách tự do khiến cho thị trường cạnh tranh có tính chất độc quyền dần dần đạt đến trạng thái cân bằng dài hạn. Giống như thị trường cạnh tranh hoàn hảo, tại trạng thái này, giá cả bằng chi phí bình quân và các doanh nghiệp trong ngành chỉ thu được lợi nhuận kinh tế bằng 0. Với mức lợi nhuận đó, các doanh nghiệp mới không có động cơ tham gia vào ngành, còn các doanh nghiệp hiện hành cũng không có động cơ rút lui khỏi ngành. Tuy nhiên, tại điểm cân bằng dài hạn, nếu trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá luôn luôn bằng chi phí biên và bằng mức chi phí bình quân tối thiểu [hình b], thì trên thị trường cạnh tranh có tính độc quyền, giá lại cao hơn cả chi phí biên lẫn mức chi phí bình quân tối thiểu [hình a]. Điều đó cho thấy doanh nghiệp cạnh tranh có tính chất độc quyền không sản xuất ở tại quy mô hiệu quả mà điều kiện kỹ thuật cho phép. Tại điểm cân bằng dài hạn, sản lượng của doanh nghiệp còn thấp hơn sản lượng có hiệu quả vì nếu tăng sản lượng lên, doanh nghiệp vẫn có thể hạ thấp được chi phí bình quân. Tuy nhiên, để tối đa hóa lợi nhuận, nó sẽ không tăng sản lượng chỉ để nhằm giảm chi phí bình quân, nếu như điều đó làm cho chi phí biên của nó vượt quá doanh thu biên. Mặt khác, việc doanh nghiệp định giá cao hơn chi phí biên chỉ vì trong trường hợp này, nó đối diện với một đường cầu dốc xuống, do đó, nó ít nhiều có quyền lực thị trường.

Nguồn: PGS.TS. Phí Mạnh Hồng [Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa]

Thị trường sản phẩm X là thị trường cạnh tranh hoàn toàn. Hàm số cầu thị trường về sản phẩm X có dạng: QD = -20P+14000. Các doanh nghiệp trên thị trường có hàm tổng chi phí dài hạn giống nhau: LTC=q3 – 20q2 + 150q. Tại điểm cân bằng cạnh tranh dài hạn của toàn ngành, giá thị trường của sản phẩm và số lượng doanh nghiệp trên thị trường là:  

a]     P=50; n=1300

b]     P=100; n=1200

c]     P=10; n=1380

d]     Các câu trên đều sai

Hãy tự tìm câu trả lời trước khi xem lời giải và đáp án.

LỜI GIẢI

Theo lý thuyết, cân bằng dài hạn đạt được khi P=LACmin [lợi nhuận=0]

Từ hàm LTC => LAC = q2 – 20q + 150

LACmin khi LAC’ = 0

  2q – 20 = 0 hay q =10 [hay mỗi DN sản xuất 10 đvsp]

Thế q = 20 vào LAC => LACmin = 100-200+150 = 50

Vậy P=50

Thế P=50 vào phương trình đường cầu

=> Q = 13.000

Tổng sản lượng là 13000 đvsp, trong khi mỗi DN sản xuất 10 đvsp

=> số doanh nghiệp n = Q/q = 13000/10 = 1300

=> Đáp án đúng là a]


1, Cân bằng trong thị trường cạnh tranh độc quyền
1.1. Cân bằng trong ngắn hạn Phân tích sự cân bằng trong thị trường cạnh tranh không hoàn toàn cũng giống như thị trường cạnh tranh hòan toàn. Vì có sự tư do gia nhập ngành, nên khi có nhiều chủ thể tham gia mua bán trên thị trường thì lợi nhuận kinh tế sẻ tiến về không. Nhằm đạt mức tối đa hóa lợi nhuận, DN độc quyền sẻ sản xuất tại mức sản lượng mà tại đó: MR = MC

[H1]: Cân bằng trong dài hạn của thị trường cạnh tranh không hoàn toàn

1.2. Cân bằng trong dài hạn. Trong dài hạn [H1], lợi nhuân kinh tế sẻ kích thích các DN gia nhập ngành. Đường cầu dịch chuyển về bên trái. Việc gia nhập ngành sẻ dừng lại khi lợi nhuận kinh tế bằng không, lúc này giá cả bằng với chi phí trung bình [P = AC]. Dường cầu [D] ban đầu sẻ đạt lợi nhuận ở MR = MC, tại mức sản lượng Q* và mức giá P*. Lợi nhuận kinh tế là diện tích P*ABC. Khi có nhiều DN gia nhập ngành thì D → D', và tiếp xúc với đường AC tại điểm F. Lúc này: MC = MR₁ ⟹ Tối đa hóa tại mức sản lượng Q₁ với mức giá P₁. Vì giá cân bằng với chi phí trung bình, nên lợi nhuận kinh tế bằng không.

Bài tập ứng dụng:


1. Cân bằng dài hạn trong thị trường Cạnh tranh hoàn hảo. Thị trường sản phẩm X là thị trường cạnh tranh hoàn toàn. Hàm số cầu thị trường về sản phẩm X có dạng: QD = -20P+14000. Các doanh nghiệp trên thị trường có hàm tổng chi phí dài hạn giống nhau: LTC=q3 – 20q2 + 150q. Tại điểm cân bằng cạnh tranh dài hạn của toàn ngành, giá thị trường của sản phẩm và số lượng doanh nghiệp trên thị trường là: a] P=50; n=1300 b] P=100; n=1200 c] P=10; n=1380 d] Các câu trên đều sai

Hãy tự tìm câu trả lời trước khi xem lời giải và đáp án.

Lời Giãi:

Theo lý thuyết, cân bằng dài hạn đạt được khi P=LACmin [lợi nhuận=0]

Vì: AC = TC/Q ⟹ Từ hàm LTC ⟹ LAC = q2 – 20q + 150

LACmin khi L ⟹ AC’ = 0

⟺ 2q – 20 = 0 hay q =10 [hay mỗi DN sản xuất 10 đvsp] Thế q = 20 vào LAC => LACmin = 100-200+150 = 50 Vậy P=50 Thế P=50 vào phương trình đường cầu [QD = -20P+14000]  ⟹  Q = 13.000 Tổng sản lượng là 13000 đvsp, trong khi mỗi DN sản xuất 10 đvsp => số doanh nghiệp n = Q/q = 13000/10 = 1300 => Đáp án đúng là a]

1. Cân bằng dài hạn trong thị trường Cạnh tranh không hoàn hảo


Điều tiết độc quyền tự nhiên bằng giá tối đa Một công ty độc quyền tự nhiên đối diện với đường cầu thị trường: P = -Q+130. Hàm tổng chi phí của doanh nghiệp: TC = 30Q+1.236,36 a. Anh/Chị hãy xác định mức sản lượng cung ứng, giá bán, thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng và tổn thất xã hội, trong trường hợp công ty không bị điều tiết giá tối đa. b. Chính phủ nên khống chế mức giá tối đa là bao nhiêu để không còn tổn thất xã hội? Số tiền tối thiểu mà chính phủ cần trợ cấp cho công ty hoạt động là bao nhiêu? c. Mức giá tối đa là bao nhiêu để bảo đảm doanh nghiệp có lợi nhuận bằng 10% chi phí? Tổn thất xã hội [nếu có] là bao nhiêu?Hãy tự tìm câu trả lời trước khi xem lời giải và đáp án.

Lời Giãi:

Một công ty độc quyền tự nhiên đối diện với đường cầu thị trường: P = -Q + 130
→ Hàm doanh thu biên của công ty: MR = -2Q + 130

[Vì: TR = P*Q mà MR = TR']

TR = -Q² + 130Q [1] Hàm tổng chi phí của doanh nghiệp: TC = 30Q + 1.236,36 [2]

→ Hàm chi phí biên của doanh nghiệp: MC = 30

[Vì MC = TC'] a. Trường hợp công ty không bị điều tiết giá tối đa

Để tối đa hóa lợi nhuận công ty sẽ sản xuất sao cho:

MR = MC

 -2Q + 130 = 30 ⟹ Q = 50 đvsp

Thế P vào: P = -Q + 130 ⟹ P = 80 đvt/sp

Thặng dư của người tiêu dùng [tgABE]:

CS = ½ . 50 . [130 – 80] = 1250 đvt

Thặng dư của nhà sản xuất [Hình vuông: ABCD]: PS = 50*[80 – 30] = 2500 đvt Tổn thất xã hội: DWL = ½ . [80 – 30]*[100 – 50] = 1250 đvt b. Để không còn tổn thất xã hội chính phủ nên quy định mức giá tối đa bằng mức giá khi thị trường cạnh tranh, lúc đó MC = P Vậy giá tối đa chính phủ quy định đó là Pmax = 30 đvt/đvsp

Khi chính phủ quy định giá tối đa Pmax = 30 đvt/đvsp, thặng dư sản xuất của doanh nghiệp bằng 0. Doanh nghiệp bị lỗ phần định phí TFC = 1236,36 đvt, để công ty tiếp tục hoạt động chính phủ phải trợ cấp cho công ty số tiền tối thiểu là 1236,36 đvt để công ty không bị lỗ và tiếp tục kinh doanh.

c. Để bảo đảm doanh nghiệp có lợi nhuận bằng 10% chi phí, chính phủ nên quy định mức giá tối đa sao cho:
TR = 1,1 TC

Theo [1] và [2] ↔ -Q² + 130Q = 1,1 . [30Q + 1236,36] ↔ Q² – 97Q + 1359,996 = 0

→ Q = 80 → Pmax = 50 đvt/đvsp

Hoặc Q = 17 → Pmax = 113 [loại vì Pmax < 80]
Vậy để đảm bảo doanh nghiệp có lới 10% trên tổng chi phí, chính phủ phải quy định giá trần:

Pmax = 50 đvt/đvsp.

Tái liệu tham khảo:
- //www2.hcmuaf.edu.vn/contents.php?ids=9193&ur=tmtri

Video liên quan

Chủ Đề