Xuất dùng nội bộ hạch toán như thế nào năm 2024

Các sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và đem vào phục vụ cho chính hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu là hàng tiêu dùng nội bộ. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về hàng tiêu dùng nội bộ? Hàng tiêu dùng nội bộ có cần xuất hóa đơn hay không? Nội dung này sẽ được iHOADON giải đáp ngay sau đây. Mời các bạn tìm hiểu bài viết.

1. Thế nào là hàng tiêu dùng nội bộ?

Hàng hóa tiêu dùng nội bộ là những hàng hóa xuất kho để doanh nghiệp tiêu dùng phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa không để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Xuất dùng nội bộ hạch toán như thế nào năm 2024

Thế nào là hàng tiêu dùng nội bộ?

Trên thực tế, hàng tiêu dùng nội bộ được hiểu là hàng hóa dùng để luân chuyển trong nội bộ đơn vị kinh doanh, như: hàng hóa xuất chuyển kho nội bộ; hàng hóa xuất vật tư, bán thành phẩm tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh của DN; hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh,…

2. Giải đáp thắc mắc: Hàng tiêu dùng nội bộ có phải xuất hóa đơn hay không?

Xuất dùng nội bộ hạch toán như thế nào năm 2024

Giải đáp thắc mắc: Hàng tiêu dùng nội bộ có phải xuất hóa đơn hay không?

Khoản 1, Điều 4, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn với hàng tiêu dùng nội bộ. Theo đó, khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (kể cả trường hợp hàng hóa, dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương NLĐ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục sản xuất); hàng hóa xuất dưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa và ghi đầy đủ nội dung theo quy định. Nếu sử dụng hóa đơn điện tử phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế.

Như vậy, nếu hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ phục vụ sản xuất thì không phải lập hoá đơn.

Ngược lại, nếu xuất tiêu dùng nội bộ, không tiếp tục sản xuất thì lập hóa đơn nhưng không phải kê khai thuế GTGT. Trên hóa đơn ghi chú dòng giá bán là dòng chưa có thuế GTGT, dòng thuế suất và tiền thuế gạch chéo.

Lưu ý: Hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh sử dụng để tiêu dùng nội bộ, luân chuyển nội bộ phục vụ sản xuất, kinh doanh như vận tải, hàng không, đường sắt, bưu chính viễn thông không tính thuế GTGT đầu ra. Cơ sở kinh doanh phải có văn bản quy định về đối tượng và mức kiểm soát đối với hàng hóa dịch vụ sử dụng nội bộ theo thẩm quyền quy định

3. Hướng dẫn xuất hóa đơn và hạch toán hàng tiêu dùng nội bộ

Xuất dùng nội bộ hạch toán như thế nào năm 2024

Hướng dẫn xuất hóa đơn và hạch toán hàng tiêu dùng nội bộ

Theo Khoản 1, Điều 4, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử thì định dạng dữ liệu và nội dung phải tuân thủ quy định tại Điều 10, Điều 12 Nghị định này. Theo đó, hóa đơn tiêu dùng nội bộ cần đảm bảo các nội dung sau:

  • Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn.
  • Số hóa đơn.
  • Tên, địa chỉ, MST người bán.
  • Tên, địa chỉ, MST người mua.
  • Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá: thành tiền chưa có thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT, tổng tiền thuế GTGT theo từng loại thuế suất, tổng tiền thuế GTGT, tổng tiền thanh toán có thuế GTGT.
  • Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá.
  • Chữ ký người bán, người mua: Với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, hóa đơn cần có chữ ký và dấu (nếu có) của người bán, chữ ký người mua (nếu có).

Doanh nghiệp hạch toán tiêu dùng nội bộ theo quy định tại Thông tư 133 và Thông tư 200 như sau:

  • Nợ TK 154, 211, 241, 242, 641, 642,… tùy từng bộ phận và mục đích sử dụng.
  • Có TK 155, 156,… : Chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hóa.

Bài viết trên đây của iHOADON đã giải đáp các thắc mắc nhận được nhiều sự quan tâm về hàng tiêu dùng nội bộ. Hy vọng bài viết này giúp bạn đọc tránh được những sai sót trong quá trình xuất lập, kê khai hoá đơn, thuế.