Hơi khí độc trong môi trường lao động là gì năm 2024

Theo Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 và nghị định 44/2016/NĐ-CP, tất cả công ty, doanh nghiệp, nhà máy, nơi có người lao động đang làm việc đều phải thực hiện quan trắc môi trường lao động. Hiểu được nhu cầu thiết thực đó, Công ty Cổ phần Sức khỏe Môi trường Miền Nam (SEH) hỗ trợ tư vấn và cung cấp dịch vụ quan trắc môi trường lao động tại các công ty, doanh nghiệp, nhà máy với chi phí hợp lý giúp quý khách hàng tiết kiệm thời gian và tuân thủ theo các quy định pháp luật hiện hành.

Công ty Cổ phần Sức khỏe Môi Trường Miền Nam được Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cấp chứng nhận đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động theo Công văn số 2351/SYT-NYY ngày 06/05/2021 và Cục quản lý môi trường y tế cũng đã công bố trên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế theo công văn số 317/MT-LĐ ngày 03/06/2021.

Đội ngũ nhân sự, kỹ thuật viên đo kiểm môi trường đều giàu kinh nghiệm, có chuyên môn, được đào tạo bài bản và có chứng chỉ quan trắc môi trường lao động đầy đủ do cơ quan chức năng cấp. Ngoài ra, công ty cũng trang bị các thiết bị, máy móc đo kiểm môi trường mới, hiện đại và được hiệu chuẩn đầy đủ. Vì vậy đến với dịch vụ của chúng tôi, quý khách hàng sẽ hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ và đáp ứng quy chuẩn pháp luật hiện hành.

Môi trường lao động vô cùng đa dạng, bao gồm: Văn phòng, nhà xưởng, công trường, hầm mỏ,... nhưng đều có một điểm chung là luôn luôn tiềm ẩn các yếu tố có hại và nguy hiểm. Theo báo cáo của Cục Quản lý môi trường y tế, trong khoảng 5 năm từ 2011 – 2016, tổng số mẫu quan trắc môi trường lao động tại các cơ sở lao động trên cả nước là 2.452.919, trong đó số mẫu không đạt tiêu chuẩn chiếm khoảng 10% trên tổng số mẫu thực hiện. Những yếu tố có khả năng không đạt yêu cầu cao nhất bao gồm vi khí hậu (8,6%), phóng xạ, điện từ trường (23,25%), tiếng ồn (16,53%) và ánh sáng (12,04%).

Tất cả mọi người lao động trong tổ chức dù có hợp đồng lao động hay không đều được đảm bảo các điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, được cung cấp đầy đủ các thông tin về những yếu tố có hại, nguy hiểm tại nơi làm việc. Tại điều 18, Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) có quy định rõ, người sử dụng lao động có trách nhiệm đảm bảo quyền lợi trên cho người lao động thông qua việc:

- Tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc .

- Đề ra các biện pháp kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động

- Thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng.

Hơi khí độc trong môi trường lao động là gì năm 2024

Các yếu tố cần kiểm tra trong quan trắc môi trường lao động

Cơ sở pháp lý của hoạt động quan trắc môi trường lao động là gì?

Thông tư số 19/2011 của Bộ Y Tế ngày 06/06/2011 về “Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp”.

Quan trắc môi trường lao động là hoạt động bắt buộc, cần thực hiện thường niên theo quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ/CP ngày 15/05/2016 “Quy định chi tiết một số điều của luật an toàn, VSLĐ, về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn LĐ,HLAT,VSLĐ và quan trắc môi trường lao động.”

Cụ thể tại khoản 3, điều 45 nghị định Nghị định 44/2016/NĐ/CP. Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, gửi báo cáo về công tác quan trắc môi trường lao động về Sở y tế tại địa phương nơi cơ sở sản xuất, kinh doanh có trụ sở chính và nơi có người lao động đang làm việc.

Hơi khí độc trong môi trường lao động là gì năm 2024

Quan trắc môi trường lao động

Nắm được quy định và biết được những lợi ích quan trắc môi trường lao động mang lại cho doanh nghiệp, vậy, thủ tục quan trắc môi trường lao động thế nào và chi phí là bao nhiêu?

Thủ tục quan trắc môi trường lao động như thế nào?

Quan trắc môi trường lao động là thực hiện đánh giá, đo đạc các yếu tố môi trường lao động và các yếu tố liên quan tới môi trường lao động nhằm so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn của Bộ Y tế để kết luận có đạt các tiêu chuẩn quy định hay không.

Các yếu tố môi trường lao động và các yếu tố liên quan tới môi trường lao động bao gồm:

  • Công tác quản lý lao động, các yếu tố vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió);
  • Các yếu tố vật lý (bức xạ nhiệt, ánh sáng, độ ồn, độ rung, phóng xạ, điện từ trường);
  • Các yếu tố Bụi: Bụi toàn phần, bụi hô hấp;
  • Lấy mẫu và đo đạc các hơi kim loại: Asen, Cadimi, thủy ngân, chì, kẽm...
  • Lấy mẫu và phân tích các hơi khí độc: NOx, SO2, CO, CO2, O3, H2S, HCl...
  • Lấy mẫu và đo đạc các dung môi hữu cơ: hóa chất bảo vệ thực vật, hợp chất hữu cơ bay hơi - VOCs, các hợp chất hữu cơ bền – POPs, dung môi hữu cơ,..
  • Đánh giá ecgônômi vị trí lao động: xác định các yếu tố nguy cơ trong lao động;
  • Thực hiện đánh giá chất lượng phòng sạch cho các phòng thí nghiệm, các xưởng sản xuất dược phẩm theo GMP, các phòng mổ của các bệnh viện...

Với đội ngũ quan trắc viên giàu kinh nghiệm có thể hỗ trợ khảo sát miễn phí môi trường lao động và lên kế hoạch cụ thể về các chỉ tiêu, số lượng điểm đo phù hợp cho tổ chức theo quy định.

Chi phí quan trắc môi trường lao động tính như thế nào?

Chi phí cho hoạt động quan trắc môi trường lao động sẽ được tính dựa trên số lượng điểm đo, các chỉ tiêu đo cần thực hiện.