1 năm bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương năm 2024

Kỳ lễ đầu tiên của năm 2024 là Tết Nguyên Đán đã qua. Vậy năm nay còn bao nhiêu đợt nghỉ lễ nữa và sẽ diễn ra vào ngày nào? Cùng Hoàng Phúc tìm hiểu nhé.

Xem thêm: 2024 là Tết con gì? Có ý nghĩa ra sao? Được nghỉ từ ngày mấy và kéo dài bao lâu?

Theo Luật Lao động 2019, hàng năm Việt Nam có 6 dịp Lễ, Tết với tổng cộng 11 ngày mà người lao động được nghỉ làm việc và nghỉ nguyên lương, gồm:

- Tết Dương lịch: Nghỉ 1 ngày.

- Tết Nguyên đán: Nghỉ 5 ngày.

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: Nghỉ 1 ngày.

- Ngày Chiến thắng: Nghỉ 1 ngày.

- Ngày Quốc tế Lao động: Nghỉ 1 ngày.

- Quốc khánh: Nghỉ 2 ngày.

Tết Dương lịch 1/1

Tết Dương lịch hay còn gọi là ngày đầu năm theo Tây lịch (lịch Gregorius). Phần đông các quốc gia trên thế giới chọn ngày này là khởi đầu của một năm mới. Tại Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Ngày 1/1/2024 rơi vào thứ hai.

Tết Nguyên đán

Hay còn gọi là Tết, Tết Âm lịch hoặc Tết cổ truyền, đây là kỳ nghỉ mang đậm văn hóa của người Việt Nam từ nhiều năm nay. Dịp Tết Nguyên đán được tính theo lịch âm.

Theo quy định tại Luật Lao động Việt Nam 2019, người lao động Việt Nam được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương trong 5 ngày Tết. 5 ngày này kéo dài từ 29 tháng Chạp đến hết mùng 3 tháng Giêng (tức 08/02 đến hết 12/02 theo Tây lịch).

1 năm bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương năm 2024
Trang trí Tết tại cửa hàng Hoàng Phúc 52 Nguyễn Huệ, Q.1, Tp.HCM

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Đây là dịp để cả nước cùng hướng về những vị vua đầu tiên của lịch sử Con Rồng Cháu Tiên.

1 năm bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương năm 2024

Theo truyền thống của người Việt, ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày cả nước sẽ tôn vinh các Vua Hùng. Hành động này đã được khái quát qua câu ca dao:

"Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba"

Vì Lễ Giỗ Tổ được tính theo lịch âm nên khi quy đổi sang tây lịch sẽ không cố định. Thông thường, dịp này sẽ rơi vào giữa tháng 4 hàng năm, trước kỳ lễ Chiến thắng và lễ Lao động.

1 năm bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương năm 2024

Trong năm 2024 này, dịp Giỗ Tổ Hùng Vương rơi vào ngày Thứ Năm 18/03/2024.

Lễ Chiến Thắng 30/4 và Ngày Quốc Tế Lao Động 1/5

Ngày 30/4 hàng năm là lễ kỷ niệm thống nhất đất nước.

Bên cạnh đó, Ngày Quốc Tế Lao Động là sự kiện lịch sử diễn ra ngày 1/5/1886 tại Chicago, Mỹ. Vào ngày này, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua nghị quyết nêu rõ “ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ”. Cột mốc “làm việc không quá 8 giờ/ ngày” trở thành một tiêu chuẩn chung từ đó đến nay.

Lễ Chiến thắng và Quốc Tế Lao Động kề sát nhau nên chúng ta sẽ được nghỉ liền kề hai ngày.

1 năm bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương năm 2024

Trong năm 2024, hai dịp nghỉ 30/4 và 1/5 rơi vào ngày Thứ Ba và Thứ Tư.

Lễ Quốc khánh 2/9

Ngày 2/9/1945 và sự kiện đọc bản tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một sự kiện mang tính lịch sử của dân tộc Việt Nam. Vào dịp này, người dân sẽ được nghỉ làm hưởng nguyên lương.

1 năm bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương năm 2024
Quảng trường Ba Đình, Hà Nội

Tại Việt Nam, người dân sẽ được nghỉ 2 ngày vào dịp Quốc khánh, ngày nghỉ thứ hai có thể diễn ra trước hoặc sau ngày 2/9. Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng năm, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định cụ thể ngày nghỉ dịp Quốc khánh.

Dịp Lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024, kỳ nghỉ sẽ kéo dài 4 ngày từ thứ Bảy ngày 31/8/2024 cho đến hết thứ Ba ngày 03/9/2024. Điều này được quy định cụ thể theo công văn 8662/VPCP-KGVX của Chính phủ.

Như vậy, người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn được hưởng nguyên lương tối đa là 03 ngày đối với kết hôn; 01 ngày đối với con đẻ, con nuôi kết hôn và 03 ngày đối với cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết.

Lưu ý: Việc nghỉ việc riêng trên phải thông báo với người sử dụng lao động.

1 năm bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương năm 2024

Người lao động được nghỉ việc riêng tối đa bao nhiêu ngày mà người lao động vẫn được hưởng nguyên lương?

Không cho người lao động nghỉ việc riêng thì công ty bị phạt bao nhiêu tiền?

Tại khoản 1 Điều 18 quy định vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:

Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
...

Tại Điều 6 quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần như sau:

Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, công ty không cho nhân viên nghỉ việc riêng thì sẽ bị phạt từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Người lao động nghỉ hằng năm đi bằng đường sắt cả đi và về 02 ngày có được tính thêm 01 lần nghỉ trong năm không?

Tại Điều 113 có quy định nghỉ hằng năm như sau:

Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Như vậy, người lao động nghỉ hằng năm đi bằng đường sắt cả đi và về 02 ngày thì không có được tính thêm 01 lần nghỉ trong năm.

Việc tính thêm 01 lần nghỉ trong năm chỉ được tính khi đi bằng đường sắt cả đi và về trên 02 ngày, tính từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

Võ Thị Mai Khanh

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];

Người Việt Nam được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương bao nhiêu ngày trong những ngày lễ tết của Nam?

Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây: a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch); b) Tết Âm lịch: 05 ngày; c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

Nghỉ tết được hưởng bao nhiêu ngày lương?

Kỳ nghỉ tết là 7 ngày mà người lao động đi làm thì ngoài việc nhận lương của 7 ngày, còn được nhận thêm khoản tiền lương ít nhất 300% tiền lương của ngày làm việc bình thường.

1 năm có bao nhiêu ngày nghỉ có lương?

Một năm người lao động có bao nhiêu ngày được nghỉ hưởng nguyên lương? Căn cứ theo khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.

Số ngày nghỉ hằng năm được hưởng nguyên lương đối với người lao động làm công việc trong điều kiện bình thường là bao nhiêu ngày?

  1. 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.