Affiliate marketing tiếp thị liên kết là gì

Những năm gần đây, hẳn bạn nghe rất nhiều đến cụm từ affiliate marketing, thu nhập thụ động. Đặc biệt phải kể đến từ “giới” MMO (make money online – kiếm tiền online).

Vậy tiếp thị liên kết là gì? Có lừa đảo không? Các bước thực hiện ra sao và tình hình affiliate marketing tại Việt Nam đang như thế nào?

Tất cả sẽ được chia sẻ trong bài viết này.

Bắt đầu thôi nào 😉

Mục Lục

Affiliate marketing tiếp thị liên kết là gì
Mô hình hoạt động của tiếp thị liên kết

Affiliate marketing là một hình thức quảng bá sản phẩm, dịch vụ của người khác trên nền tảng online và nhận được hoa hồng trên mỗi giới thiệu hay đơn hàng thành công.

Đây là một trong những TOP mô hình kinh doanh phổ biến khi nói đến kinh doanh online.

Chu trình hoàn tất một giao dịch tiếp thị liên kết thông qua 4 bước chính:

  • Bước 1: Đăng ký tham gia chương trình affiliate của nhà cung cấp
  • Bước 2: Cộng tác viên thực hiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm online
  • Bước 3: Khách hàng thực hiện mua hàng
  • Bước 4: Nhà cung cấp thanh toán hoa hồng

Dưới đây là thông tin chi tiết liên quan đến 3 cấu thành tham gia.

Nhà cung cấp (Advertiser)

Affiliate marketing tiếp thị liên kết là gì
Nhà cung cấp tạo chương trình tiếp thị liên kết

Là đơn vị có sản phẩm hay dịch vụ muốn tạo thêm nguồn thu từ kênh affiliate.

Để thực hiện, họ cần phải triển khai chương trình cộng tác viên.

Về mặt kỹ thuật, sẽ có 2 phương án. Chi tiết sẽ được chia sẻ thêm ở phần sau.

  • Tích hợp giải pháp tiếp thị liên kết vào website bán hàng để xây dựng hệ thống cộng tác viên.
  • Đăng ký tham gia vào các sàn (ví dụ AccessTrade, Unica, AdFlex…)

Động lực để các nhà cung cấp triển khai chương trình tiếp thị liên kết là:

  • Tuyển affiliate không hạn chế, đồng nghĩa với doanh thu vô hạn về mặt lý thuyết
  • Không phải trả lương cố định hàng tháng
  • Không rủi ro. Chỉ phải thanh toán hoa hồng sau khi đơn hàng đã hoàn tất
  • Sản phẩm hay thương hiệu được phủ rộng nhanh chóng
  • Website nhận được nhiều backlink, giúp tăng thứ hạng tìm kiếm trên Google

Cộng tác viên sau khi đăng ký sẽ được cấp công cụ tạo link giới thiệu sản phẩm như ví dụ dưới.

Affiliate marketing tiếp thị liên kết là gì
Công cụ tạo link affiliate (click để xem giải pháp tiếp thị liên kết)

Link giới thiệu còn gọi là affiliate link sẽ có dạng tương tự như sau:

https://infiniti.smartwebs.top/?ref=1

Theo đó ref là tên biến (hoặc nhiều đơn vị dùng id), 1 là mã cộng tác viên. Nhờ có thông tin này, hệ thống sẽ biết được click nào, đơn hàng nào do cộng tác viên nào giới thiệu. Để từ đó làm căn cứ tính hoa hồng.

Tùy chiến lược mà doanh nghiệp có thể chọn một trong 3 loại hoa hồng được định nghĩa bởi các thuật ngữ:

  • CPO (Cost per Order), CPS (Cost per Sale): Hoa hồng được thanh toán theo đơn mua hàng thành công
  • CPL (Cost per Lead): Hoa hồng được tính trên mỗi Lead thu được qua form
  • CPI (Cost per Install): Hoa hồng được tính trên 1 lượt cài đặt ứng dụng di động

Cộng tác viên affiliate (Publisher)

Affiliate marketing tiếp thị liên kết là gì
Cộng tác viên affiliate có thể làm việc bất kỳ đâu

Nhiều nơi gọi chung là Publisher, nhà phân phối nội dung.

Affiliate là trung tâm của hình thức kinh doanh này. Họ là những người sẽ tạo nội dung để quảng bá sản phẩm, dịch vụ đã đăng ký.

Động lực tham gia của cộng tác viên:

  • Không cần sản phẩm
  • Không phải bỏ vốn nhập hàng
  • Không phải tư vấn, chốt sales
  • Không phải giao hàng, bảo hành, chăm sóc khách hàng
  • Thời gian linh hoạt, có thể làm việc bất cứ ở đâu và khi nào, chỉ cần có kết nối Internet
  • Có thể kinh doanh gần như ngay lập tức

Với những lợi thế đặc biệt này mà ngày càng nhiều người tham gia để trở thành affiliate.

Họ có thể tham gia các chương trình cụ thể của từng nhà cung cấp, ví dụ tiếp thị liên kết Shopee. Hoặc tham gia vào một affiliate network, ví dụ tiếp thị liên kết AccessTrade.

Khách hàng (Customer)

Affiliate marketing tiếp thị liên kết là gì
Ma trận điểm chạm khách hàng

Trong thời buổi bận rộn và tràn ngập thông tin hiện nay, chu trình mua hàng online ngày càng trở nên vô cùng phức tạp.

Để chốt một đơn hàng, khách hàng đã thực hiện qua rất nhiều điểm chạm (touch point) khác nhau.

Dưới đây là một ví dụ:

  • Khách hàng tiềm năng A có thể xem một mẩu quảng cáo của doanh nghiệp tại máy tính để bàn khi làm việc
  • Sau đó buổi tối khi về nhà, họ dùng điện thoại di động để tìm kiếm theo tên sản phẩm, nhưng chưa mua ngay
  • Hôm sau họ tiếp tục tìm kiếm các đánh giá về doanh nghiệp, hay tìm clip review cảm nhận trên Youtube
  • Hoặc họ tiếp tục hỏi ý kiến bạn bè, người thân
  • Chưa kể trong suốt quá trình tìm hiểu, họ có thể bị ngắt quãng do điện thoại, email, việc gia đình… để rồi sau đó bắt đầu lại từ đầu

Về mặt lý tưởng, doanh nghiệp cần xuất hiện tại mọi nơi và mọi thời điểm khách hàng cần thông tin.

Tuy nhiên việc này là không thể bởi hạn chế về nguồn lực cũng như thông tin không được khách quan.

Khách hàng đều biết doanh nghiệp sẽ luôn khen và nói tốt về sản phẩm của họ.

Đó là lúc đội ngũ cộng tác viên đóng vai trò to lớn.

Họ có thể phủ mọi ngóc ngách để cung cấp thông tin cho khách hàng. Và những chia sẻ từ họ đối với sản phẩm thường được đánh giá cao hơn.

Do vậy, khách hàng cũng được hưởng lợi do thông tin được cung cấp phong phú.

Affiliate marketing lừa đảo?

Clip trên sẽ giải thích chi tiết và sẽ trả lời câu hỏi này.

Sau khi xem xong, bạn sẽ hiểu bản chất thực sự của mô hình kinh doanh affiliate.

Người cộng tác viên affiliate về bản chất như là “nhân viên kinh doanh” bán thời vụ của công ty. Thay vì đi tìm kiếm thị trường địa bàn thì họ hoạt động online. Khi có đơn hàng thì họ được nhận thù lao.

Đơn giản chỉ là như vậy.

Tuy nhiên, khi một trong các vấn đề sau xảy ra, có thể coi là dấu hiệu cảnh báo lừa đảo:

  • Nhà cung cấp bán sản phẩm kém chất lượng
  • Nhà cung cấp thu phí khi tham gia cộng tác viên
  • Affiliate biết rõ sản phẩm, dịch vụ không tốt nhưng vẫn giới thiệu
  • Affiliate nói quá về công dụng, tính năng sản phẩm
  • Khi Affiliate chỉ chăm chăm tuyển cộng tác viên tuyến dưới (nếu hỗ trợ affiliate đa cấp)
  • Mức chiết khấu quá cao, đồng nghĩa với giá trị thực rất thấp. (Không áp dụng đối với sản phẩm số như ebook, khóa học online…)

Đây thực ra là phạm trù liên quan đến đạo đức kinh doanh hơn. Bởi thực tế ngay như offline cũng rất nhiều bạn sales giỏi đi bán hàng kém chất lượng. Còn bản thân mô hình affililate mình đánh giá là không có lỗi.

Phương án hạn chế

Đối với nhà cung cấp

  • Theo như hướng dẫn xây dựng hệ thống cộng tác viên, nhà cung cấp cần có chính sách riêng phù hợp. Để đề phòng việc thổi phồng công dụng sản phẩm, hãy đưa ra các quy định và chế tài cụ thể. Ví dụ: Nghiêm cấm các trường hợp nói quá công dụng sản phẩm như đã công bố. Nếu bị phát hiện, mọi khoản hoa hồng nếu có sẽ bị hủy
  • Các phần mềm quản lý cộng tác viên hiện tại tuy có thể hỗ trợ nhiều cấp, nhưng mình khuyến nghị chỉ nên sử dụng 2 cấp là vừa phải. Phần đông xã hội vốn không thiện cảm với kinh doanh đa cấp, họ dễ hiểu lầm mô hình đó với tiếp thị liên kết. Đây cũng là cách giảm lòng tham của cộng tác viên, nếu không họ có thể hành động bất chấp
  • Đảm bảo sản phẩm sản xuất ra hay nhập về phải đúng chất lượng như cam kết

Đối với cộng tác viên

  • Tìm hiểu kỹ thông tin nhà cung cấp, độ uy tín trên thị trường. Họ có thực sự quan tâm đến chất lượng sản phẩm, trải nghiệm khách hàng hay không?
  • Phải có nhận định cá nhân về sản phẩm trước khi quảng bá. Nếu có thể trực tiếp dùng thử, trải nghiệm là tốt nhất. Hãy tự hỏi, “Sản phẩm này có đủ tốt để tôi có thể tự tin giới thiệu cho bạn bè, người thân hay không?“. Nếu có thì bạn mới nên chọn để quảng bá
  • Họ có thu phí tham gia hay không? Nên nhớ mọi chương trình affiliate chính thống là miễn phí

Cách triển khai dành cho nhà cung cấp

Như đã trình bày ở trên, nếu muốn tuyển cộng tác viên, bạn cần triển khai chương trình tiếp thị liên kết, còn gọi là affiliate program.

Có 2 phương án thực hiện.

Đăng ký lên sàn

Có nhiều sàn tại Việt Nam hiện nay, điển hình có thể kể đến là AccessTrade, MasOffer, Civi, Salemall…

Khi bạn tham gia, các nền tảng này sẽ có cơ chế theo dõi link click trước khi vào trang web của bạn. Để từ đó biết được mỗi click do cộng tác viên nào giới thiệu.

Ưu điểm

  • Vì là các sàn nên họ đã có sẵn lượng cộng tác viên bán hàng đông đảo. Nếu sản phẩm dịch vụ của bạn độc, lạ, chiết khấu tốt thì dễ thu hút được họ tham gia

Nhược điểm

  • Khó được xét duyệt bởi có những điều kiện nhất định như quy mô doanh nghiệp
  • Ngoài mất % hoa hồng cho cộng tác viên, bạn sẽ mất thêm % cho sàn
  • Nếu sản phẩm của bạn không nổi bật, sẽ khó thu hút cộng tác viên tham gia, khi đó hiệu quả không cao
  • Thêm rủi ro về công nghệ vì bây giờ hệ thống không chỉ có website bán hàng của bạn, mà còn có thêm hệ thống của sàn
  • Bạn không chủ động được việc quản lý cộng tác viên
  • Chính sách hoa hồng khó thay đổi ngay lập tức vì ràng buộc các bên về các điều khoản

Tích hợp giải pháp tiếp thị liên kết

Là việc bổ sung chức năng quản lý cộng tác viên affiliate vào trang web bán hàng.

Ưu điểm

  • Không mất chi phí nào khác ngoài % hoa hồng cho cộng tác viên
  • Bạn được quản lý toàn quyền đối với các cộng tác viên
  • Linh hoạt điều chỉnh các chính sách trả hoa hồng để phù hợp với chiến lược kinh doanh (ví dụ tăng chiết khấu cao với sản phẩm muốn đẩy mạnh sales)

Nhược điểm

  • Bạn phải tự tìm và tuyển đối tác, cộng tác viên

Tuy nhiên với hướng dẫn 5 Bước Triển Khai Chương Trình Cộng Tác Viên Affiliate Đỉnh Cao bạn có thể hoàn toàn tự tin để triển khai.

6 bước làm affiliate marketing

Affiliate marketing tiếp thị liên kết là gì
6 bước triển khai affiliate marketing

Dưới đây là 6 bước triển khai chuẩn dành cho affiliate marketer.

Tùy tình hình về điều kiện, khả năng, chiến lược mà bạn có thể tùy chỉnh cho phù hợp.

Bước 1: Đăng ký tài khoản

Có nhiều nền tảng tại Việt Nam và thế giới cho phép bạn trở thành publisher (cộng tác viên affiliate).

Lưu ý để tham gia bạn không mất bất kỳ chi phí nào. Nếu có đơn vị nào yêu cầu đóng phí, bạn cần kiểm tra lại thật kỹ bởi khả năng cao là lừa đảo.

Các chương trình tiêu biểu có thể kể đến là: AccessTrade, Adflex, UNICA, Shopee, MasOffer, Rakuten (quốc tế, bạn có thể làm affiliate cho Fiverr hay Udemy)

Bước 2: Chọn sản phẩm

Về lý thuyết, bạn có thể chọn bất kỳ sản phẩm nào.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nên chọn ngách mà bạn thấy tự tin nhất. Ít nhất là sản phẩm đáp ứng tối thiểu 1 trong các tiêu chí:

  • Lĩnh vực bạn đam mê
  • Lĩnh vực bạn hay thành viên trong đội nhóm có sở trường, sở đoản

Khi có nhiều sản phẩm, hãy sử dụng các công cụ sau đây để lọc chọn ra các sản phẩm tiềm năng nhất:

  • Google trends (xem xu hướng tìm kiếm)
  • Xem danh sách top sản phẩm bán chạy nhất tại các trang Amazon, Aliexpress, Tiki, Shopee, Sendo, Lazada…

Sau khi chọn, bạn có thể tạo các link affiliate tương ứng cho từng sản phẩm.

Bước 3: Tạo trang landing page

Tuy không bắt buộc, nhưng một affiliate marketer chuyên nghiệp chắc chắn sẽ sử dụng landing page để thực hiện liên kết tiếp thị.

Đây sẽ là trang mô tả chi tiết về sản phẩm, kèm các thông tin khác như ưu đãi.

Bạn có thể cho phép người dùng đặt hàng rồi bắn đơn qua API nếu nền tảng quản lý affiliate hỗ trợ.

Nếu không bạn sẽ kêu gọi người dùng click vào link affiliate để họ sang trang gốc đặt hàng.

Với đặc thù khi làm affiliate cần phải tạo landing page nhanh, tối ưu chuyển đổi, dễ tùy chỉnh và dễ clone để tạo nhiều phiên bản test… bạn cần phải có công cụ tạo mạnh như LadiPage.

Một số nền tảng như Adflex cũng hỗ trợ LadiPage vô cùng tiện lợi. Bạn chỉ cần tải trang landing page mẫu rồi import vào là có ngay trang bán hàng hoàn chỉnh.

Chỉ cần 1 vài đơn hàng Adflex là đủ tiền dùng công cụ này trong 1 năm.

Bước 4: Theo dõi chuyển đổi

Hãy hình dung, sau khi có landing page, bạn cần điều hướng traffic về. Nguồn traffic có nhiều loại: email, mạng xã hội, quảng cáo Facebook, quảng cáo Google, diễn đàn, LinkedIn…

Nếu không cấu hình theo dõi chuyển đổi, bạn không thể biết đơn hàng được tạo ra từ đâu.

Từ đó không thể tối ưu chi phí, công sức.

Rất may, việc này rất đơn giản, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn GTM cầm tay chỉ việc.

Nếu dùng LadiPage, bạn hãy tham khảo thêm cả bài viết sau: Hướng dẫn cài đặt chuyển đổi LadiPage

Bước 5: Kéo traffic

Affiliate marketing tiếp thị liên kết là gì
Chọn nền tảng online kéo traffic

Chiến lược phụ thuộc vào thế mạnh của bạn.

Hãy kiểm tra xem bạn đang có những lợi thế nào?

  • Nếu có khả năng chạy ads, và sản phẩm có tỷ lệ lợi nhuận tốt, hãy thử với các chiến dịch quảng cáo
  • Nếu có kiến thức, kỹ năng SEO, hãy lên chiến lược tiếp thị nội dung qua blog
  • Còn nếu đang sở hữu email list (tuyệt đối không mua email), hãy thử email marketing
  • Bạn có nhiều fan, subscriber? Hãy tận dụng sức mạnh social marketing
  • Bạn là designer? Tạo hình ảnh infographic rồi tiếp thị qua kênh Pinterest, hay banner quảng cáo chạy chuyển đổi

Lưu ý: Đừng dàn trải. Ban đầu hãy chọn 1 và chỉ 1 phương án bạn tự tin nhất. Sau khi ổn hãy mở rộng thêm kênh khác.

PRO TIPS Tham khảo thêm bài viết Kinh doanh online là gì. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng cho mô hình tiếp thị liên kết.

Bước 6: Đánh giá & tối ưu

Affiliate marketing tiếp thị liên kết là gì
Đánh giá, rà soát và tối ưu

Nhờ có bước 4, bạn sẽ đo dạc được tỷ lệ chuyển đổi cho từng kênh traffic, chiến dịch. Từ đó đưa ra các quyết định như:

  • Tối ưu trang landing page để tăng tỷ lệ chuyển đổi
  • Tạm dừng các chiến dịch quảng cáo không ra đơn, hoặc tỷ lệ chuyển đổi thấp
  • Tăng ngân sách cho các camp hiệu quả
  • Tái đầu tư cho các kênh mang lại hiệu quả

Sau đó có thể chuẩn hóa quy trình, tiến tới tự động hóa. Chỉ khi tới mức đó, bạn mới có thể sở hữu hệ thống tạo ra thu nhập thụ động.

Hạn chế khi làm affiliate tại Việt Nam

Tại các nước phát triển, affiliate marketing phát triển mạnh mẽ hơn Việt Nam rất nhiều.

Lý do vì họ có hệ thống thanh toán online hoàn chỉnh và trải nghiệm mua sắm của người dùng ở mức cao. Họ sẵn sàng trả tiền trước online trước khi nhận sản phẩm.

Do vậy mỗi khi đơn hàng được thanh toán, cộng tác viên gần như biết chắc số tiền sẽ nhận được.

Tại Việt Nam, phần lớn các đơn hàng là ship COD hoặc thu Lead. Nên phải chờ một thời gian để xác nhận đơn, chốt, vận chuyển, thanh toán.

Do có sự can thiệp của con người nên sẽ có những sai sót dù không phổ biến, khiến cộng tác viên mất niềm tin vào đơn vị triển khai affiliate program. Trong quá khứ không ít lần các cộng tác viên tố các sàn không minh bạch tiền hoa hồng.

Trong tương lai, khi hệ sinh thái thanh toán và vận chuyển được hoàn thiện, tôi tin rằng tiếp thị liên kết còn bùng nổ hơn nữa.

Câu hỏi thường gặp

Commission là tiền hoa hồng mà cộng tác viên tiếp thị liên kết sẽ được nhận trên mỗi giới thiệu thành công.

Giới thiệu thành công có thể là Lead chất lượng (khách hàng tiềm năng), đơn hàng, lượt cài đặt app, gọi điện, chat Zalo…

Với tiếp thị đa cấp (hay tiếp thị hệ thống), bạn trực tiếp tham gia một nhóm để thúc đẩy bán hàng.

Mọi người trên mạng lưới MLM đều cố gắng quảng bá chính xác cùng một sản phẩm hoặc dịch vụ.

Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ tuyển bởi một người đã là một phần của mạng lưới.

Và đặc biệt, để tham gia mạng lưới MLM, bạn phải bỏ chi phí. Để duy trì thành viên, bản phải đạt KPI tối thiểu về doanh thu.

Trong khi với tiếp thị liên kết, việc tham gia là miễn phí, cũng hầu hết không có ràng buộc doanh số.

Website tiếp thị liên kết là trang web bán hàng có chức năng quản lý cộng tác viên affiliate.

Nếu dùng WordPress, bạn có thể tích hợp thêm giải pháp tiếp thị liên kết vào web bán hàng.

Còn nếu là nền tảng khác, bạn cần thuê đội lập trình để thêm chức năng này.

Dù vậy, bạn vẫn nên hiểu rõ toàn bộ chức năng của một hệ thống phần mềm quản lý cộng tác viên mạnh mẽ để đưa ra các yêu cầu.

Lời kết

Hy vọng với nội dung đã chia sẻ, bạn dễ dàng hiểu về khái niệm affiliate marketing. Đây cũng là phương án ít rủi ro nếu bạn muốn thử sức kinh doanh online.

Chúc bạn đạt được nhiều thành công!

[BONUS] Ưu đãi trên 40% các khóa học Affiliate Marketing thực chiến

Cách nhanh nhất để làm chủ các kỹ năng là áp dụng liên tục quá trình: học tập, áp dụng, đánh giá, tối ưu, học tập…

Dưới đây là các khóa học hướng dẫn cách triển khai affiliate marketing dành cho publisher đã được Next Smarter chọn lọc dựa trên uy tín giảng viên.