Ăn chắc mặc bền có nghĩa là gì năm 2024

Thay vì mua nhiều túi xách, nhiều người chọn mua túi da dáng cơ bản ở những cửa hàng đồ da thủ công - Ảnh: QUÂN NAM

Ưu tiên bền, đẹp

"Tôi mua theo ý thích, theo xu hướng. Các đợt giảm giá, thấy rẻ, ưng ý là "xuống tiền" mua. Nhiều thứ mua không dùng tới nhưng tiếc không nỡ bỏ đi, nên tủ đồ thì thừa mứa mà vẫn không biết phải mặc gì", Đinh Thùy Ngân (29 tuổi, ngụ TP.HCM) chia sẻ về thói quen ăn mặc trước kia.

Nhưng Ngân đã thay đổi thói quen này trong hơn một năm qua. "Tôi đọc được điều này từ một bài báo về thời trang: chúng ta đẹp nhất khi chọn được thứ phù hợp với mình nhất. Màu hợp với màu da, kiểu đầm hợp với dáng người…

Còn thời trang lại mỗi mùa mỗi khác, mỗi mùa mỗi xu hướng, kiểu cách khác nhau. Nhưng đó chỉ là thứ mà các hãng thời trang tạo ra để dẫn dụ chúng ta mua sắm", Ngân nói về quan điểm để mặc đẹp.

Bây giờ cô mua đồ rất chọn lọc: ưu tiên đẹp, bền, tránh xa các ngày săn sale, Black Friday…

"Đẹp thì ai cũng thích. Tôi cũng vẫn thích mặc đẹp. Tất nhiên mua đẹp, bền thì phải chấp nhận đắt hơn. Nhưng thực ra mặc đẹp đi đôi với bền sẽ hiệu quả hơn hẳn so với nhiều và rẻ, kể cả khi tính tới chi phí", cô nàng làm nghề kế toán nói thêm.

"Bạn mua một cái áo 180.000 đồng, mặc tầm hơn chục lần là muốn bỏ đi rồi. Nhưng nếu mua một cái áo 800.000 đồng, mặc sẽ đẹp hơn vì chất liệu tốt hơn, may đẹp hơn và có thể mặc được cả năm, thậm chí lâu hơn" - Nguyễn Thu Trang (27 tuổi, ngụ TP.HCM), cô gái cũng theo đuổi kiểu "ăn chắc mặc bền", chia sẻ .

Nhiều người sẽ cho rằng ít có nghĩa là đơn điệu nhưng theo Trang, vẫn có thể ít đồ mà vẫn đa dạng phong cách nếu biết cách "mix and match", chọn được những trang phục màu trung tính có thể phối hợp với nhau.

Săn đồ "bảo hành trọn đời"

Bạn từng nghe đến những thương hiệu balô, vali, túi xách… bảo hành trọn đời?

Đây phần lớn là những thương hiệu có giá cao hơn hẳn so với mặt bằng chung, nhưng là một người trẻ có xu hướng "ăn chắc mặc bền", Châu Minh (34 tuổi) đã mạnh tay chi tiền để mua 2 món đồ "bảo hành trọn đời".

Không có cả đống balô, túi xách, Minh chỉ có 4 món cơ bản: túi cầm tay cho các dịp tiệc tùng, túi tote, balô, vali.

Ăn chắc mặc bền có nghĩa là gì năm 2024

Những chiếc túi da bền chắc, đa năng có thể vừa đi làm, đi chơi là cách để không phải mua nhiều đồ - Ảnh: QUÂN NAM

"Nếu lướt trên các sàn mua sắm phổ biến, mọi người có thể mua được những chiếc balô với giá 300.000 - 400.000 đồng, nhìn bóng bẩy, bắt mắt nhưng dễ trầy xước và hư hỏng.

Balô hay túi xách "bảo hành trọn đời" phần lớn là các thương hiệu nổi tiếng từ nước ngoài có giá vài triệu đồng. Nếu túi hư hỏng khóa kéo, quai xách hay bị bung đường may…, bạn có thể gửi đến hãng bảo hành, sửa chữa", Minh cho biết.

Nhiều hãng có sản phẩm balô, vali bảo hành trọn đời có thể kể đến như Dakine, JanSport, L.L.Bean, The North Face, Osprey, Saddleback, Land’s End…

"Thực ra từ Việt Nam muốn bảo hành thì phải gửi hẳn đồ sang một số nước và chịu phí, mất nhiều công sức. Nhưng bản chất của các sản phẩm "bảo hành trọn đời" là rất bền chắc, ít bị hư hỏng", Minh giải thích thêm.

Theo WWF (Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên), là một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm nhất thế giới, ngành dệt may và thời trang tác động đáng kể đối với các hệ sinh thái trên Trái đất. Theo số liệu báo cáo năm 2015, ngành tiêu tốn 79 tỉ mét khối nước, thải ra 1.715 triệu tấn phát thải CO2 và 92 triệu tấn chất thải.

Nếu tiếp tục cách thức sản xuất và tiêu dùng hiện tại, ước tính các con số này sẽ tăng lên ít nhất 50% vào năm 2030, gây thêm áp lực cho các hệ sinh thái vốn đã suy kiệt, từ đa dạng sinh học đến nước và khí hậu.

Câu thành ngữ “Ăn chắc mặc bền” không mới với người Việt. Hồi xưa kinh tế nông nghiệp, sản xuất lạc hậu, năng suất thu hoạch thấp và thường bị thiếu lương thực, thiếu vải may quần áo. Các cụ Việt Nam dạy con cháu cần chọn món ăn no, đủ phẩm chất hơn là “sơn hào hải vị” mắc tiền mà không đủ no. Quần áo mặc đủ ấm, xài được nhiều năm, chớ lụa là gấm vóc mà không đủ tiền mua, mua được có miếng chút xíu rồi mặc phong phanh lạnh lẽo thì mau rách mà hại sức khỏe. Nghĩa bóng tương đồng câu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn,” “Liệu cơm gắp mắm.” Ngày nay, cách sống “ăn chắc mặc bền” không hề lỗi thời.

Ăn chắc mặc bền có nghĩa là gì năm 2024

Nhà cho thuê ở Huntington Beach

Nước Mỹ có hệ thống an sinh xã hội nằm trong nhóm hàng đầu thế giới, nên cũng không có gì ngạc nhiên khi ở Mỹ có tội phạm gian lận trợ cấp xã hội cũng hàng đầu thế giới. Các nước theo chế độ cộng sản không có an sinh xã hội cho dân chúng thì lấy gì mà ăn gian. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là xứ Ðông Lào không người dân nào ăn gian tiền công quỹ. Trước đây, báo chí quốc nội rộ lên tin đường dây làm giả hồ sơ thương binh, gia đình liệt sĩ ở khu vực miền Bắc để hưởng trợ cấp thương binh, gia đình liệt sĩ hàng tháng, mà đường dây này có cả cán bộ nhà nước cộng sản lẫn dân thường cấu kết với nhau để ăn chia tiền công quỹ.

Dù ở đâu, quốc gia nào, một khi đã trỗi dậy lòng tham thì đều giống nhau. Người ta thường nói “Túi tham không đáy” để chỉ sự tham lam vô biên. Tham không phải vì thiếu thốn, mà vì ham muốn “vơ vét,” để thỏa mãn ham muốn bản thân.

Một thời, cư dân quận Cam xôn xao khi vụ án ba người gốc Việt (trong cùng một gia đình) bị bắt và đưa ra xét xử, tòa án cũng buộc họ phải trả lại 140,000 Mỹ kim tiền bồi thường là số tiền mà họ đã chiếm đoạt của chính phủ bằng cách gian lận. Nhân vật chính của vụ án này là một bà có tiệm Nails, có nhà riêng nhưng khai gian ly hôn chồng và che giấu tài sản để xin tiền trợ cấp mướn nhà, xin phiếu thực phẩm, và tiền mướn người giữ trẻ. Hồ sơ tòa án cho thấy bà này nhận tiền chính phủ để “mướn” căn nhà của chính bà là chủ sở hữu (bà đang ở trong nhà đó) và “giữ trẻ” là “mướn” chính bà để “giữ” những đứa con ruột của bà.

Các cụ thời xưa khuyên con cháu: “Xe trước đổ xe sau phải tránh.” Cứ tưởng hình phạt, buộc bồi thường, và bị hài danh hài tánh cùng mặt mũi không tốt đẹp ra trước công chúng, mất danh dự thì làm cho những người khác nhìn thấy đó mà sợ; nhưng không, lòng tham làm cho người ta như bị bịt mắt, bịt tai để tiếp tục giẫm lên vết xe đổ của người đi trước. Sau hai năm đại nạn Covid-19 và chính sách trợ giúp xã hội lại “nảy nòi” ra không ít người bị “túi tham không đáy” làm mờ mắt. Theo Bộ Tư pháp Mỹ, số tiền cứu trợ Covid-19 đã bị gian lận đến 80 tỷ Mỹ kim, và không ít người đã dùng số tiền này để mua sắm xe sang trọng như Lamborghini, Ferrari, Bentley, sắm biệt thự sang trọng, và những chuyến du lịch xa xỉ.

Không chỉ ăn gian tiền trợ cấp, mà cái sự ăn gian này rất “thiên hình vạn trạng” có đủ kiểu. Tuần rồi, có hai vợ chồng gốc Việt sống ở thành phố Huntington Beach là ông Tạ Hùng và vợ là bà Trương Tâm bị cáo buộc đã lừa gạt hãng bảo hiểm để nhận số tiền bồi thường khoảng 60 ngàn Mỹ kim, với 10 trọng tội lừa gạt chiếm đoạt tài sản và rửa tiền. Thành phố Huntington Beach cách Little Sài Gòn khoảng 30 phút lái xe, là một thành phố thể thao và du lịch nhộn nhịp quanh năm. Cư dân ở đây đều thuộc hạng trung bình khá trở lên hoặc rất giàu có. Không một người nghèo nào có thể trụ lại thành phố này vì giá cả sinh hoạt cao hơn các thành phố lân cận. Nếu vì một lý do gì đó làm thu nhập giảm sút quá thấp không thể vực dậy được, người ta chọn cách bán nhà chuyển đi nơi khác sinh sống. Hồ sơ tòa án cho biết vợ chồng ông Hùng, bà Tâm đã ký một hợp đồng bảo hiểm với hãng National General Insurance, sau đó họ báo cảnh sát rằng nhà họ bị trộm và đòi hãng National General Insurance bồi thường “số tài sản bị đánh cắp” tổng trị giá 878 ngàn Mỹ kim. Tuy nhiên, hãng bảo hiểm chỉ bồi thường 128 ngàn Mỹ kim. Một cuộc điều tra tiếp theo cho thấy vợ chồng này đã làm giả các hóa đơn để được hãng trả tiền gần 60 ngàn Mỹ kim (đã làm tròn các con số.) Phiên tòa dời lại và sẽ tiếp tục xét xử vào ngày 07 Tháng Tư, 2023 tại tòa án Central Justice Center ở thành phố Santa Ana.

Văn phòng biện lý Quận Cam cho biết thời gian đại dịch Covid-19 vừa qua, các dịch vụ đã khai gian tiền thất nghiệp cho hàng ngàn người Việt tại Nam Cali. Những người làm dịch vụ bị bắt đã khai ra rằng họ xin được tiền thất nghiệp cho cả các cụ già trên 90 tuổi, các tu sĩ trên 70 tuổi đang nhận tiền SSI (Supplemental Security Income) dành cho người khuyết tật đủ điều kiện. Cá biệt có trường hợp cựu nhân viên Cơ quan Phát triển Việc làm California đã lấy danh tánh một Thượng nghị sĩ liên bang đương nhiệm và xin được tiền trợ cấp thất nghiệp cho cái tên của Thượng nghị sĩ này. Người ta cũng thu được video clip cựu nhân viên nọ đang rút tiền từ trương mục tên của vị Thượng nghị sĩ.

Cách đây vài năm, Little Sài Gòn cũng xôn xao một vụ vợ chồng nam ca sĩ nọ quanh năm xin trợ cấp chính phủ nhưng chuyên nghề “quyên tiền làm từ thiện ở Việt Nam.”

Ðiểm lại những vụ án gian lận trợ cấp chính phủ đã xảy ra ở quận Cam (Nam Cali) thì tôi thấy các bị cáo đều có đời sống dư dả, giàu có, có tài sản giá trị cao, chớ chưa thấy ai homeless hay ở nhà mướn mà ăn gian trợ cấp. Vì vậy, có thể nói, các hình thức gian lận đã kể ở trên bắt nguồn từ sự lạm dụng lòng tốt và lòng tham. Dư luận trong đồng hương gốc Việt vẫn thường xầm xì to nhỏ rằng “ông nọ, bà kia” đi xe sang, ở nhà bự, ăn xài xa xỉ, cứ vài năm lại “áo gấm về làng,” nhưng họ thuộc diện “thu nhập thấp”, không đóng thuế và thường xuyên được lấy thêm tiền chính phủ.

Ở đời, sanh ra làm người thì ai cũng có “tham, sân, si” từ trong trứng nước, nhưng người không phạm luật là người biết giữ giới hạn sự tham ở trong phạm vi được xã hội chấp nhận, cho phép. Thí dụ: Thấy người ta khoe xe mới, mình cũng ham cái xe đó, vậy thì kể từ bây giờ cố gắng làm thêm giờ để có khoản tiền dư nhiều hơn, sang năm sẽ mua được cái xe mơ ước. Mua vé số cũng là một dạng “tham tiền” nhưng là tham hợp pháp, cho thì lấy, không cho thì thôi, không lừa gạt, gian lận, ám hại ai để lấy cho bằng được số tiền đó.

Còn mình tham mà tổn hại lợi ích của người khác thì không nên. Thí dụ: Số tiền chính phủ chi ra 1 ngàn Mỹ kim để cứu giúp ai đó, nếu mình không thực sự gặp khó khăn mà mình làm hồ sơ giả để nhận tiền, thì có nghĩa là có ai đó thật sự khó khăn đã không nhận được số tiền họ cần.

Những người phạm pháp họ biết, nhưng họ dám làm những điều người khác không biết hoặc biết mà không dám làm, họ sẵn sàng bỏ qua sĩ diện, đạo đức xã hội và lòng tự trọng. Suy cho cùng, họ đã quên chuẩn mực sống “Ăn chắc mặc bền” của tổ tiên để lại, mà chạy theo lối sống xa hoa không cần thiết.

Tục ngữ ăn chắc mặc bền là gì?

Ăn chắc mặc bền nghĩa là chọn dùng các vật dụng không cao sang, hào nhoáng nhưng chắc chắn, dùng được lâu. Ví dụ: "Giàu thì mua lọng sắm kèn, Đói thì ăn chắc mặc bền là hơn". (Ca đao). "Vì nghèo phải ăn chắc mặc bền, coi trọng chất lượng, vì làm tốt chất lượng có nghĩa như tăng thêm số lượng và thực hành tiết kiệm".

Ăn chắc nghĩa là gì?

Nắm vững phần lợi hay phần thắng.

Ăn chắc mặc gì?

Nghĩa đen: ăn uống phải lấy chất lượng làm cốt yếu, ăn để no lâu để làm việc chứ không ăn qua loa, linh tinh; áo quần mặc cũng phải chọn vải bền để mặc được lâu, không phải mua nhiều đồ mới.