Baì toán kinh tế sản xuất bán lẻ

Hạch toán kế toán bán lẻ hàng hóa là nghiệp vụ mà mỗi kế toán bán hàng đều phải thực hiện. Vậy, hạch toán như thế nào đối với hàng hóa bán lẻ? Kế toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn bạn đọc cách hạch toán trong bài viết dưới đây.

Baì toán kinh tế sản xuất bán lẻ

Bán lẻ là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ.

Bán lẻ có đặc điểm:

  • Hàng hoá đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng,
  • Giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá đã được thực hiện.
  • Bán lẻ thường bán đơn chiếc hoặc bán với số lượng nhỏ,
  • Giá bán thường ổn định.

1. Vị trí tại các quầy hàng, cửa hàng

  • Căn cứ vào tình hình nhập hàng vào quầy, nhân viên bán hàng ghi vào cột nhập ở thẻ quầy hàng.
  • Cuối ngày hoặc cuối ca, sau khi nộp toàn bộ tiền mặt vào quỹ. Nhân viên bán hàng kiểm kê hàng hoá tồn quầy để ghi vào cột tồn trên thẻ quầy hàng.
  • Từ đó, xác định số lượng hàng hoá bán ra để ghi vào cột xuất.
  • Sau đó, căn cứ vào thẻ quầy hàng. Lập Báo cáo bán hàng, lập Bảng kê bán lẻ hàng hoá và nộp cho kế toán kèm theo giấy nộp tiền.

2. Vị trí tại phòng kế toán

Cuối ngày, trên cơ sở Bảng kê bán lẻ hàng hoá và giấy nộp tiền của nhân viên bán hàng

Kế toán phản ánh doanh thu và thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng bán lẻ bằng bút toán sau:

Nợ TK 111: Tổng số tiền bán lẻ đã nộp vào quỹ

Nợ TK 112, 113: Tổng số tiền bán lẻ nộp vào Ngân hàng đã nhận hoặc chưa nhận đựơc giấy báo Có

Có TK 511 (5111): Doanh thu bán hàng theo giá bán không gồm thuế GTGT

Có TK 333 (33311): Thuế GTGT phải nộp của hàng bán.

Đồng thời, căn cứ vào Báo cáo bán hàng

Kế toán xác định trị giá vốn của hàng hoá đã xuất bán trong ngày:

Nợ TK 632: Trị giá vốn của hàng bán

Có TK 156: Trị giá thực tế của hàng xuất bán.

Lưu ý:

Trên thực tế, khi bán lẻ hàng hoá thường phát sinh các trường hợp nhân viên bán hàng nộp thiếu hoặc thừa tiền hàng so với lượng hàng đã bán:

Trường hợp nhân viên bán hàng nộp thiếu tiền:

Do ở quầy hàng bán lẻ, nhân viên bán lẻ là người chịu trách nhiệm vật chất đối với hàng và tiền hàng bán ra nên khi thiếu tiền bán hàng, nhân viên bán hàng phải bồi thường, còn doanh thu của doanh nghiệp vẫn phản ánh theo giá bán ghi trên hoá đơn hoặc báo cáo bán hàng. Đối với những hàng hoá có tỷ lệ hao hụt định mức trong khâu bán, khi nộp thiếu tiền hàng, số tiền thiếu có thể đưa vào tài sản thiếu chờ xử lý (TK1381) mà chưa bắt bồi thường ngay, kế toán phản ánh như sau:

Nợ TK 111, 112, 113: Tổng số tiền nhân viên bán hàng đã nộp

Nợ TK 138 (1388): Số tiền thiếu nhân viên bán hàng phải bồi thường

Nợ TK 138 (1381): Số tiền thiếu chưa rõ nguyên nhân, chờ xử lý

Có TK 511 (5111): Doanh thu bán hàng (không gồm thuế GTGT)

Có TK 333 (33311): Thuế GTGT phải nộp

Trường hợp nhân viên bán hàng nộp thừa tiền:

Trường hợp thừa tiền có thể phát sinh do các nguyên nhân như: do người mua trả thừa, do bán hàng có định mức thừa, hay do làm tròn số khi thu tiền hàng…. Khi phát sinh nộp thừa tiền, kế toán phản ánh như sau:

Nợ TK 111, 112, 113: Tổng số tiền nhân viên bán hàng đã nộp

Có TK 511 (5111): Doanh thu bán hàng theo giá bán không có thuế GTGT

Có TK 333 (33311): Thuế GTGT phải nộp

Có TK 711: Số tiền thừa quyết định ghi tăng thu nhập

Có TK 338 (3381): Số tiền thừa chờ xử lý

Ngoài các phương thức bán hàng nói trên, các doanh nghiệp thương mại còn áp dụng các phương thức khác như: bán hàng trả góp, bán hàng ký gửi đại lý, bán hàng nội bộ,… Cũng được tiến hành tương tự như doanh nghiệp sản xuất.

VÍ DỤ

Ngày 3/5 nhân viên bán hàng nộp tiền bán hàng trong ngày bằng tiền mặt 30,5 triệu đồng, giá vốn 23 triệu đồng, giá bán 30 triệu đồng chưa gồm thuế GTGT 10%. Số tiền thiếu chưa rõ nguyên nhân.

Với nghiệp vụ trên, kế toán phản ánh như sau:

– Phản ánh giá vốn, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán: 23 triệu đồng

Có TK 156 – Hàng hóa: 23 triệu đồng.

– Phản ánh doanh thu và số tiền thiếu cần xử lý, ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt: 30,5 triệu đồng

Nợ TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý: 2,5 triệu đồng

Có TK 5111 – Doanh thu bán hàng hóa: 30 triệu đồng

Có TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra: 3,0 triệu đồng.

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp củng cố kiến thức chuyên ngành cho bạn đọc – Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ: 098.868.0223 – 091.292.9959 – 098.292.9939 để được tư vấn miễn phí – chuyên sâu TẤT TẦN TẬT mọi vấn đề. Chúc các bạn thành công!

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam ước tính tăng 7,7% trong quý II/2022 và tăng 6,4% trong nửa đầu năm 2022. Tình hình kinh tế - xã hội trong tháng 7 và bảy tháng đầu năm 2022 hồi phục nhanh ở hầu hết các ngành, lĩnh vực. Hoạt động sản xuất, kinh doanh đã trở lại trạng thái bình thường như trước khi dịch Covid-19 xuất hiện.

Trong bối cảnh đó, các chuyên gia cho rằng, cầu tiêu dùng hồi phục (nhờ nền kinh tế quay trở lại trạng thái bình thường mới, chính sách thúc đẩy du lịch, thu nhập người lao động cải thiện khi lực lượng lao động trở lại thị trường…) sẽ là động lực cho ngành bán lẻ tăng tốc phát triển.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7/2022 ước đạt 486 nghìn tỷ đồng, tăng 42,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung bảy tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 3.205,8 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, mảng bán lẻ hàng tiêu dùng của Việt Nam vốn được ví như “mỏ vàng” thu hút cả doanh nghiệp trong nước lẫn nước ngoài. Chúng ta có dân số trẻ, quy mô lên tới gần 100 triệu người, tiêu dùng hộ gia đình luôn chiếm tới 70-80% quy mô GDP, thu nhập bình quân đầu người được dự báo lên tới 5.000 USD vào năm 2025.

Điều này lý giải tại sao sân chơi của ngành bán lẻ tiêu dùng không chỉ có doanh nghiệp trong nước mà có cả doanh nghiệp nước ngoài đến từ Thailand như tập đoàn ThaiBev (chủ siêu thị Metro), Central Group (Robins); doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc (Lotte Mart); Nhật Bản (siêu thị Aeon)…; không chỉ có doanh nghiệp trong ngành mà còn chứng kiến sự tham gia của những doanh nghiệp bất động sản, sản xuất, điện máy như Vingroup (Vinmart và Vinmart+), Masan group (mua lại Vinmart và Vinmart+ của Vingroup rồi đổi tên thành Winmart và Winmart+), Thế giới di động (Bách hóa xanh)…

Mới đây, Central Retail (thuộc Central Group), nhà bán lẻ Thailand đã công bố sẽ đầu tư thêm 20.000 tỷ đồng vào thị trường Việt Nam trong 5 năm tới, thông qua việc nhân rộng điểm bán từ 40 tỉnh, thành phố hiện nay lên 55 tỉnh, thành phố trong cả nước. Quyết định này của tập đoàn bán lẻ đang sở hữu chuỗi siêu thị Go! & Big C và Top Market đã tiếp tục khẳng định tham vọng lớn của đại gia bán lẻ Thailand cũng như sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ nước ta.

Mục tiêu của Central Retail là thúc đẩy doanh số tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2022-2026 lên 65.000 tỷ đồng, hướng đến mục tiêu trở thành nền tảng đa kênh trong lĩnh vực thực phẩm và kinh doanh trung tâm thương mại. Hiện, thị trường Việt Nam mang lại 22% tổng doanh thu cho Central Retail.

Trong khi đó, một doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài khác là Aeon cũng đang lên kế hoạch xây thêm đại siêu thị tại Hà Nội. Doanh nghiệp này đặt mục tiêu đến năm 2025 phát triển 20 trung tâm thương mại tại Việt Nam.

Nhiều nhà bán lẻ khác như MM Mega Market, Saigon Co.op, BRGMart… cũng lên kế hoạch mở rộng đầu tư, mở rộng hệ thống để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Bà Nguyễn Thị Phương Lam, Giám đốc phân tích Công ty chứng khoán Rồng Việt nhận định, thời gian tới, ngành bán lẻ là một trong những ngành có triển vọng tăng trưởng tốt và sẽ tiếp tục thu hút dòng tiền.

Baì toán kinh tế sản xuất bán lẻ

Bán lẻ tiêu dùng có nhiều tiềm năng nhưng phát triển chậm và chưa phát huy được hết lợi thế. Ảnh: HẢI ANH

Doanh nghiệp bán lẻ tiêu dùng trong nước chưa đủ mạnh

Tiềm năng lớn như vậy, song sự hiện diện và phát triển của doanh nghiệp Việt trong mảng này lại chưa tương xứng. Theo đó, ngoài một số doanh nghiệp nước ngoài, thị trường bán lẻ tiêu dùng Việt Nam cho đến nay vẫn chỉ là sân chơi của một số “ông lớn” trong nước như tập đoàn Masan, MM Mega Market, Saigon Co.op, BRGMart, Thế giới di động… Sau khi sở hữu chuỗi siêu thị Winmart và Winmart+ nhờ mua lại của Vingroup, WinCommerce (thuộc tập đoàn Masan) hiện đang là doanh nghiệp bán lẻ có mạng lưới lớn nhất với hơn 3.000 siêu thị WinMart và cửa hàng WinMart+.

Xét về hiệu quả, cho đến giờ chỉ có WinMart và WinMart+ duy trì điểm hòa vốn từ quý IV/2020 đến nay, những doanh nghiệp bán lẻ tiêu dùng còn lại đều đang thua lỗ. Đặc biệt, Bách hóa xanh của Thế giới di động sau quá trình tăng trưởng “nóng”, mở liên tục 2.140 cửa hàng sau bảy năm ra mắt, chỉ trong hai tháng 5 và 6/2022, chuỗi này đã phải đóng cửa tới 251 cửa hàng vì hoạt động thiếu hiệu quả. Kể từ khi ra đời, Bách hóa xanh vẫn đang bị thua lỗ.

Trước đó, trong năm 2020, WinCommerce cũng phải đóng cửa hơn 700 siêu thị mini VinMart+ để tái cấu trúc thay vì thúc đẩy doanh số, tăng thị phần, nhờ vậy đã chuyển lỗ (thời điểm năm 2019 trước khi được Masan mua lại) thành lãi ba năm liên tiếp gần đây.

Trao đổi ý kiến với phóng viên báo Thời Nay, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội, nguyên Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội cho biết, ngành bán lẻ nói chung và bán lẻ tiêu dùng của Việt Nam nhiều tiềm năng nhưng kênh bán lẻ hiện đại phát triển chậm, chưa phát huy được hết lợi thế. Thống kê của Bộ Công thương cho thấy, kênh bán lẻ hiện đại mới chỉ chiếm 25%, còn lại 75% người dân vẫn lựa chọn chợ truyền thống để mua sắm.

Theo ông Phú, có một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, phần lớn doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có vốn liếng nhỏ, chỉ có quy mô nghìn tỷ đồng, còn lại hầu hết là “tay không bắt giặc” khi 70-80% hàng bán ở siêu thị là hàng gửi. Tính liên kết của các doanh nghiệp lại yếu. Vì không đủ lớn và kém liên kết nên doanh nghiệp bán lẻ không đủ khả năng mua lớn, bán lớn, liên kết nhau giúp giảm giá bán để thu hút người tiêu dùng. “Trong khi tại nhiều nước, giá bán trong siêu thị rẻ hơn ngoài chợ thì ở Việt Nam giá bán trong siêu thị luôn đắt hơn chợ khoảng 40-45%, loại trừ 10% thuế VAT thì vẫn đắt hơn 30-35%, do đó người dân bây giờ phải có thu nhập 20 triệu đồng trở lên mới dám mua sắm thường xuyên ở siêu thị”, ông Phú nói.

Thứ hai là tính chuyên nghiệp của các siêu thị kém, một số siêu thị đưa ra mức chiết khấu cao 20-30% để o ép doanh nghiệp sản xuất muốn đưa hàng vào, thanh toán chậm, cửa quyền. “Tôi đã từng chứng kiến một doanh nghiệp sản xuất miến muốn đưa miến vào siêu thị thì siêu thị thu luôn 20 triệu đồng gọi là “phí tạo mã”, doanh nghiệp bán cá thì siêu thị đòi chiết khấu 30% và ba tháng sau mới thanh toán… Có thể nói siêu thị bán lẻ của Việt Nam hiện giờ tự coi mình như cô gái đẹp có 10 chàng rể đến cầu hôn. Cơ chế như vậy nên nhiều hãng sản xuất lớn đã phải bỏ siêu thị ra ngoài lập chuỗi phân phối riêng, số còn lại phải bán ra chợ. Sự cửa quyền đó đã bóp nghẹt sản xuất và làm hại người tiêu dùng”, vị chuyên gia nhiều năm trong lĩnh vực marketing bán lẻ và siêu thị đúc rút.

Thứ ba là cách làm ăn của một số siêu thị chưa được văn minh. Dẫn thí dụ từ động thái đóng cửa hàng loạt cửa hàng của Bách hóa xanh, ông Phú cho rằng, Bách hóa xanh phải đóng bớt 251 cửa hàng, ngoài lý do “tái cơ cấu toàn diện” như ban lãnh đạo doanh nghiệp nói thì còn một lý do là chuỗi bán lẻ này từng có “vết” trong quá khứ, dẫn đến bị người tiêu dùng tẩy chay. Giữa năm ngoái, giữa đại dịch, Bách hóa xanh bị người tiêu dùng phía nam lên án vì tăng giá bán một số mặt hàng lên 2-3 lần, nhiều nơi bán hàng không niêm yết giá… Vụ việc đó đã khiến một vài cửa hàng Bách hóa xanh bị lực lượng quản lý thị trường kiểm tra, xử phạt.

Vị chuyên gia cho rằng, để kênh bán lẻ tiêu dùng hiện đại phát triển, cần nhiều hơn nữa những doanh nghiệp lớn, chuyên nghiệp, làm ăn thực chất để dẫn dắt thị trường, làm lợi cho người tiêu dùng.