Bao nhiêu người việt nam chinh phục đỉnh everest năm 2024

Chia sẻ với báo VietNamNet, anh Phan Thanh Nhiên cho biết, anh đã lên tới đỉnh Everest vào khoảng 5h30 (giờ Nepal) ngày 13/5. Hiện, nhà leo núi này đang chờ giấy chứng nhận chính thức trước khi trở về Việt Nam vào ngày 20/5.

Đây là lần thứ hai, anh Nhiên chinh phục thành công "nóc nhà thế giới". 14 năm trước, anh Nhiên là người Việt Nam trẻ nhất chinh phục Everest. Tính đến nay, có 4 người Việt Nam đã chinh phục thành công "Nóc nhà thế giới".

Đỉnh Everest thuộc dãy Himalaya cao 8.849 m, nằm giữa biên giới Nepal và Tây Tạng (Trung Quốc). Thông thường, hành trình chinh phục Everest thường kéo dài trong 2 tháng. Các nhà leo núi có thể di chuyển bằng 2 con đường để chinh phục đỉnh Everest là leo phía đông nam từ Nepal hoặc phía đông bắc từ Tây Tạng. Các nhà leo núi bắt đầu từ trại nền (5.364 m), rồi qua 4 trạm khác trước khi lên tới đỉnh.

"Do gặp thời tiết bất lợi nên chuyến hành trình này của tôi không được suôn sẻ như lần trước. Đã có thời điểm tôi cảm thấy chỉ còn 10% sức lực. Nhưng cuối cùng, tôi không từ bỏ, quyết tâm mang lá cờ Việt Nam lên đỉnh Everest, vượt qua những giới hạn của bản thân mình. Hiện tôi đang cố gắng khắc phục việc bàn tay bị đóng đá. Rất may tới thời điểm này, mọi thứ đã được kiểm soát, nó chỉ còn tê, buốt nhưng không gặp vấn đề lớn về khớp", anh Nhiên cho biết.

Anh Nhiên dự kiến lên đỉnh núi Everest vào ngày 10/5 để đưa Việt Nam thành quốc gia có người lên đỉnh sớm nhất năm nay. Nhận thấy có đủ thể lực nên anh Nhiên đi một mạch từ chân núi lên trạm 2, trạm 4 (bỏ qua việc nghỉ chân ở trạm 1 và 3). Anh Nhiên tới trạm 2 sau 10 giờ chinh phục liên tục. Tuy nhiên, khi từ trạm 2 lên trạm 4, anh gặp thời tiết xấu, không thể tiếp tục hành trình, đành phải quay lại trạm 2. Dự định chinh phục Everest sớm bị thất bại. Theo Explore Web, Pedro Queiros - nhà leo núi Bồ Đào Nha, là người lên đỉnh sớm nhất năm nay (rạng sáng 9/5).

"Khi trở về trạm hai tôi thực vô cùng mệt mỏi, dường như chỉ còn 10% sức lực. Tôi hụt hẫng, nản chí vì dự định ban đầu không thể thực hiện. Tôi thậm chí đã bỏ ăn và có những suy nghĩ tiêu cực", anh Nhiên thật lòng chia sẻ.

Tuy nhiên sau khoảng 24h nghỉ ngơi, anh quyết định tiếp tục hành trình. "Lúc đó, tôi cảm thấy nếu mình bỏ cuộc thì không đúng với tinh thần và ý chí của con người Việt Nam. Tôi bắt đầu ăn lấy sức, cõng số oxy còn lại và thực hiện hành trình chinh phục "nóc nhà thế giới"", anh Nhiên chia sẻ.

Bao nhiêu người việt nam chinh phục đỉnh everest năm 2024
Anh Nhiên và người bạn Sherpa đồng hành

Anh Nhiên leo khoảng 9,5 giờ để chạm tới trạm 4 và thêm khoảng 10 giờ để tới đỉnh Everest.

"Trung bình mỗi vận động viên khi leo Everest sẽ mang theo 5 bình oxy, mỗi bình nặng 5kg. Tuy nhiên do hành trình gián đoạn vì thời tiết, lượng oxi đã hao nhiều. Để đủ oxi khi lên đỉnh núi, trên hành trình lần hai, tôi phải dùng tiết kiệm, để oxy ở mức thấp nhất. Điều đó làm chân tay tôi lạnh hơn, tê cóng", anh Nhiên cho biết.

Khi lên tới đỉnh, anh Nhiên mở mặt nạ oxy, dùng bàn tay giơ cao lá cờ Việt Nam thể hiện niềm tự hào. "Tuy nhiên cũng chính vì khoảnh khắc này đôi tay tôi bị đóng băng, đông cứng lại. Tôi phải đập liên tục, đi xuống trạm ngâm nước ấm để tay có thể vận động bình thường trở lại", anh Nhiên cho biết.

Trong lần leo năm nay, anh Nhiên được Chính phủ Nepal chọn làm trưởng nhóm cho đoàn 8 thành viên đến từ 6 quốc gia. Bằng kinh nghiệm của mình, anh cho biết đã hỗ trợ 6 người thành công lên đỉnh. Hiện tại, anh đang chờ thành viên cuối cùng trở về trạm nghỉ rồi quay trở lại Kathmandu.

Bao nhiêu người việt nam chinh phục đỉnh everest năm 2024

"Dù dự định ban đầu bất thành nhưng tôi cũng đã thành công vượt qua giới hạn bản thân. Tôi tự mang vác toàn bộ dụng cụ cá nhân, bình oxy lên đỉnh núi. Các bạn Sherpa (Người Sherpa là một dân tộc ở phía đông Nepal, trên vùng cao của Hymalaya) ở đây còn đặt cho tôi biệt danh "Sherpa Việt Nam". Họ khen tôi rất nỗ lực, kiên trì và hiếm ai có thể thực hiện hành trình lên Everest mà không cần người hỗ trợ mang vác đồ như tôi", anh Nhiên tự hào chia sẻ.

Anh Nhiên cũng chia sẻ, anh có dự định quay trở lại Everest vào năm 2023. Mục tiêu của anh là trở thành 1 trong 21 người đầu tiên trên thế giới chinh phục Everest mà không sử dụng bình oxy.

Ông Bishnu Lamsal, chủ công ty Nepal Hiking Adventure chuyên tổ chức tour leo núi ở Nepal chia sẻ sự ngưỡng mộ và tự hào về sự kiên trì, đam mê của Phan Thanh Nhiên.

Mới đây, vào ngày 16/5, Nguyễn Thị Thanh Nhã (Céline Nha Nguyen) cũng trở thành người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đặt chân lên đỉnh Everest.

Lần đầu đến Việt Nam, hướng dẫn viên leo núi người Nepal ấn tượng trước sự sôi động và thân thiện của TP.HCM. Anh Temba là nhà leo núi nổi tiếng ở Nepal, đã dẫn đầu nhiều đoàn thám hiểm những ngọn núi cao trên 8.000m như Everest, Makalu, Annapurna, Manaslu và K2 (Pakistan)…

Anh chia sẻ: "Trong sự nghiệp của mình, tôi đã leo lên đỉnh Everest 10 lần. Tôi học được nhiều điều từ những chuyến thám hiểm này. Lần đầu leo lên đến đỉnh Everest, tôi đã hoàn toàn kiệt sức, nghĩ rằng mình không thể chinh phục được, nhưng từ lần thứ hai trở đi đã tiến bộ hơn. Tôi mê chinh phục Everest và những ngọn núi khác mà tôi đã leo cao hơn 8.000m".

Leo núi phải chuẩn bị kỹ càng, từ từ

Theo anh Temba, để có thể chinh phục thành công Everest hay các núi có độ cao trên 6.000m, người mới bắt đầu nên leo trước những núi có độ cao thấp hơn rồi mới tăng dần, để rèn sức và đảm bảo an toàn tính mạng.

"Đi những cung khoảng 3.000 - 5.500m ở Nepal là cách để trải nghiệm, bước đệm để chúng ta biết ngưỡng chịu đựng của cơ thể mình như thế nào. Đó là khởi đầu của việc chinh phục độ cao từ 6.000m", anh nói.

Anh cho hay Everest Base Camp là điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình chinh phục đỉnh Everest. Muốn leo đến đỉnh phải có thời gian thích nghi, nếu không sẽ sốc độ cao và buộc phải quay về, làm quen lại từ từ.

"Môn leo núi cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, rõ ràng và từ từ. Bên cạnh thể lực, sức khỏe thật tốt thì chuẩn bị tâm lý cũng là điều quan trọng để tránh hoảng sợ khi lên cao. Leo núi tuyết không thể dục tốc bất đạt, phải đi từng bước", anh cho biết.

Bao nhiêu người việt nam chinh phục đỉnh everest năm 2024

Chị Céline Nhã Nguyễn trong hành trình chinh phục đỉnh Everest - Ảnh: NVCC

Céline Nhã Nguyễn: Sẽ hoàn thành chinh phục mọi ngọn núi cao nhất mỗi châu lục

Tham gia buổi trò chuyện cùng anh Temba Bhote do Himalayas Adventure tổ chức còn có chị Céline Nhã Nguyễn (Nguyễn Thị Thanh Nhã). Đây là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên chinh phục thành công đỉnh Everest vào năm 2022. Sự kiện ấy đã truyền cảm hứng đến nhiều bạn trẻ, những người cũng ấp ủ giấc mơ đứng trên nóc nhà thế giới Everest.

Chia sẻ tại buổi giao lưu TP.HCM, chị Nhã cho biết leo núi không cần sức mạnh, mà cần sức bền. Để cơ thể làm quen với điều đó, người leo cần tập những bài chú trọng sức bền, giúp cơ đùi săn chắc như leo cầu thang, đạp xe…

Ngoài ra cần phải đi thực địa những ngọn núi có độ cao từ 2.000 - 5.000m để cơ thể làm quen với độ cao. Trước mỗi hành trình thám hiểm, chị thường rèn sức bằng việc trekking các nơi gần TP.HCM như núi Dinh, núi Bà Đen, núi Chứa Chan…

Theo chị Nhã, có hai điểm khác biệt giữa leo núi (trekking) và thám hiểm (expedition). "Thứ nhất là khác nhau về độ cao. Leo núi dưới 4.000m - 5.000m vẫn được xem là trekking. Khoảng từ 6.000m trở lên thì khó khăn hơn và được xem là thám hiểm. Lúc này buộc phải dùng công cụ, trang thiết bị leo núi cao độ đi trên vùng tuyết.

Thứ hai là khác biệt về kỹ thuật. Có những ngọn núi không cao lắm nhưng đòi hỏi phải có nền tảng kỹ thuật tốt và sử dụng trang thiết bị cho leo núi cao độ, leo vách đá", chị Nhã cho hay.

Chị kể mình đã từng leo Jaya - ngọn núi cao nhất của châu Đại Dương. Dù núi này chỉ cao dưới 5.000m nhưng buộc phải leo bằng trang thiết bị, dụng cụ leo núi đá hoàn toàn. "Đó được xem là một sự thám hiểm lớn đối với người trong lĩnh vực leo núi", chị nói.

Chị Thanh Nhã đã chinh phục thành công 6/7 ngọn núi cao nhất ở mỗi châu lục, chỉ còn núi Denali (bang Alaska, Mỹ) và chị dự định thực hiện vào tháng 6-2024.

Theo những nhà leo núi chuyên nghiệp, người leo núi cần tìm hiểu về trang thiết bị dùng để leo như dây thừng, móc, bốt leo núi, đồ bảo hộ. "Phải leo một số núi để tìm hiểu xem đôi giày nào, bộ đồ nào hợp với mình, cách leo ban ngày và ban đêm đi, ăn uống làm sao, chống lại sốc độ cao thế nào. Những cái này bắt buộc phải qua thực tế chứ không có khóa học nào giúp mình yên tâm chuẩn bị lên thẳng đỉnh 8.000m", chị Nhã chia sẻ.

Bên cạnh đó, tài chính cũng là một yếu tố mà người muốn leo Everest phải tính toán kỹ, bởi chi phí đắt đỏ. Theo chị Nhã, giá thấp nhất là từ 10.000 USD và lên đến hàng trăm ngàn đô la cho một chuyến thám hiểm.

Anh Temba có một công ty được đặt tên là Adventure 14 Summit. Sở dĩ anh đặt cái tên này vì muốn chinh phục tất cả 14 ngọn núi cao trên 8.000m. "Đó là mục tiêu của tôi, tôi sẽ cố gắng hoàn thành giấc mơ này trong vòng ba năm", anh tâm sự. Nhà leo núi này hiện đã chinh phục 9/14 đỉnh núi cao trên 8.000m.