Bao nhiêu tuổi trở iên thì đến tuooie lao động

Tên chỉ tiêu: Lực lượng lao động và một số chỉ tiêu liên quan

Lực lượng lao động (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế hiện tại) bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên có việc làm (đang làm việc) và những người thất nghiệp trong thời kỳ tham chiếu (7 ngày trước thời điểm quan sát). Có một số chỉ tiêu được dùng để đo lực lượng lao động (mức độ tham gia hoạt động kinh tế) như sau: 9.1 Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thô (tỷ lệ hoạt động thô) Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thô (tỷ lệ hoạt động thô) là chỉ tiêu tương đối, biểu hiện bằng số phần trăm những người hoạt động kinh tế (lực lượng lao động) chiếm trong tổng dân số, tỷ lệ này bị ảnh hưởng mạnh bởi cấu trúc tuổi của dân số. 9.2 Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chung (tỷ lệ hoạt động chung) Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chung (tỷ lệ hoạt động chung) là trường hợp đặc biệt của “Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thô” khi chỉ tính những người trong độ tuổi có khả năng lao động. Ví dụ, Luật Lao động quy định giới hạn tuổi tối thiểu là 15 tuổi, thì cả mẫu số và tử số của tỷ lệ trên được giới hạn bởi dân số từ 15 tuổi trở lên. Do giới hạn tuổi tối thiểu quy định khác nhau giữa các nước, nên người sử dụng số liệu phải chú ý tới khả năng một số lượng đáng kể trẻ em hoạt động kinh tế bị loại ra không được thu thập do quy định tuổi giới hạn tối thiểu quá cao. 9.3 Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trong độ tuổi lao động (tỷ lệ hoạt động trong độ tuổi lao động) Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trong độ tuổi lao động (tỷ lệ hoạt động trong độ tuổi lao động) là số phần trăm những người trong độ tuổi lao động tham gia lao động chiếm trong tổng dân số trong độ tuổi lao động. Luật Lao động hiện hành của Việt Nam quy Định "tuổi lao động" bao gồm các độ tuổi từ 15 đến hết 59 tuổi đối với nam và từ 15 đến hết 54 tuổi đối với nữ (theo khái niệm "tuổi tròn"). Số còn lại là "ngoài tuổi lao động". 9.4 Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động (tỷ lệ hoạt động kinh tế) đặc trưng theo giới tính Cả ba số đo về tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế (tỷ lệ hoạt động thô, tỷ lệ hoạt động chung và tỷ lệ hoạt động trong độ tuổi lao động) thường tính tách riêng cho nam và nữ. Khi đó, các tỷ lệ này được gọi là tỷ lệ tham gia lực lượng lao động (tỷ lệ hoạt động kinh tế) đặc trưng theo giới tính. 9.5 Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đặc trưng theo tuổi (tỷ lệ hoạt động kinh tế đặc trưng theo tuổi) Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đặc trưng theo tuổi (tỷ lệ hoạt động kinh tế đặc trưng theo tuổi) là tỷ lệ hoạt động tính cho một độ/nhóm tuổi xác định. Tỷ lệ này có thể tính cho chung cả hai giới và nam, nữ riêng.

Về câu hỏi của bạn Phạm Thanh Lương, theo Luật sư Lê Ánh Dương, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, nội dung bạn hỏi được quy định cụ thể tại Mục 1, Chương XI của Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.

Điều 143. Lao động chưa thành niên

1. Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.

2. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.

3. Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

4. Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này.

Điều 144. Nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên

1. Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.

2. Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.

3. Khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

4. Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để lao động chưa thành niên được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Điều 145. Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc

1. Khi sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc, người sử dụng lao động phải tuân theo quy định sau đây:

  1. Phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
  1. Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi;
  1. Phải có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc và tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất một lần trong 06 tháng;
  1. Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi.

2. Người sử dụng lao động chỉ được tuyển dụng và sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi vào làm các công việc nhẹ theo quy định tại khoản 3 Điều 143 của Bộ luật này.

3. Người sử dụng lao động không được tuyển dụng và sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc, trừ các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi và phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

4. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết Điều này.

Điều 146. Thời giờ làm việc của người chưa thành niên

1. Thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

2. Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

Điều 147. Công việc và nơi làm việc cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi

1. Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc sau đây:

  1. Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên;
  1. Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần hoặc chất gây nghiện khác;
  1. Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;
  1. Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;

đ) Phá dỡ các công trình xây dựng;

  1. Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;
  1. Lặn biển, đánh bắt thủy, hải sản xa bờ;
  1. Công việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.

2. Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm việc ở các nơi sau đây:

  1. Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;
  1. Công trường xây dựng;
  1. Cơ sở giết mổ gia súc;
  1. Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở tắm hơi, cơ sở xoa bóp; điểm kinh doanh xổ số, dịch vụ trò chơi điện tử;

đ) Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.

3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định danh mục tại điểm h khoản 1 và điểm đ khoản 2 Điều này.

Bạn Phạm Thanh Lương cũng cần lưu ý, Nhà nước bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội. Bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên…/.

Độ tuổi lao động ở Việt Nam 2023 là bao nhiêu?

Căn cứ theo Bộ luật Lao động 2019, độ tuổi lao động năm 2023 của nam là từ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi 9 tháng; độ tuổi lao động của nữ là từ 15 tuổi đến đủ 56 tuổi.

Bao nhiêu tuổi thì được tham gia lao động?

Theo đó, độ tuổi lao động tối thiểu của hầu hết các ngành nghề, công việc là 15 tuổi, trừ trường hợp sau: - Với một số ngành nghề, công việc nhẹ thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành thì người sử dụng lao động được phép tuyển dụng cả những người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi.

Độ tuổi lao động ở Việt Nam là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động tại Việt Nam là 15 tuổi trừ một số trường hợp đặc biệt theo luật định. 1. Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.

Trẻ em bao nhiêu tuổi mới được đi làm?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động năm 2012;“Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động; được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động”.