Bệnh chân voi là gì

Việt Nam loại trừ được bệnh chân voi

Bệnh chân voi là gì

Bệnh chân voi đã được loại trừ tại Việt Nam

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công nhận Việt Nam loại trừ giun chỉ bạch huyết (hay gọi là bệnh chân voi).

Hoạt động loại trừ bệnh chân voi ở Việt Nam đã nhận được hỗ trợ của WHO từ năm 2001. Kết quả loại bệnh chân voi của Việt Nam đã được WHO xem xét và đánh giá theo các chỉ tiêu thế giới. 

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: “Trước đây, Việt Nam là nước có lưu hành bệnh chân voi với hàng triệu người dân sống trong vùng nguy cơ. Với sự hỗ trợ của WHO và các đối tác, với sự nỗ lực của hệ thống y tế từ trung ương đến địa phương, đến nay Việt Nam đã đạt được mục tiêu Loại trừ bệnh chân voi như một vấn đề sức khoẻ cộng đồng. Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục tiến hành các bước giám sát đánh giá sau khi được công nhận loại trừ theo hướng dẫn của WHO để duy trì được thành quả trên”.

Bệnh giun chỉ bạch huyết còn gọi là bệnh phù chân voi. Đây là bệnh do nhiễm ký sinh trùng từ muỗi lây truyền sang con người. Bệnh khiến cơ thể bị rối loạn bạch cầu, gây sưng chân, tay và các bộ phận khác, ảnh hưởng đến khả năng đi lại và sinh hoạt. Ngoài đau đớn và khuyết tật về thể chất, nhiều người còn bị ảnh hưởng về mặt xã hội, bị gia đình và cộng đồng xa lánh. 

Phòng bệnh chân voi chỉ bằng các biện pháp vệ sinh môi trường như xây dựng nhà ở cao ráo sạch sẽ, thoáng mát để hạn chế muỗi vào nhà. Loại bỏ vũng nước đọng, khơi thông cống rãnh để làm giảm sự sinh sản của muỗi, thả cá ở các ao bèo để diệt bọ gậy.

Thực hiện vệ sinh cá nhân mặc quần áo kín khi lao động ban đêm nhất là vùng có nghề thủ công như làm chiếu, nằm màn tránh muỗi đốt. Phát hiện và điều trị người có bệnh. Thực hiện tốt chương trình quốc gia phòng chống bệnh chân voi bằng uống Diethylcarbamazine 1 tháng 1 đợt 3 ngày, mỗi ngày 6mg/kg điều trị cho mọi người lớn hơn 6 tuổi trong vài năm

Nguồn: https://laodong.vn


Bệnh phù chân voi còn được gọi là nhiễm giun chỉ bạch huyết, là tình trạng khiến các bộ phận cơ thể như chân, tay và bộ phận sinh dục sưng to quá mức. Vậy nguyên nhân và cách điều trị bệnh phù chân voi như thế nào? Cùng Songkhoe.medplus.vn tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Bệnh chân voi là gì
Bệnh phù chân voi là gì?

Bệnh phù chân voi còn được gọi là nhiễm giun chỉ bạch huyết. Là tình trạng khiến các bộ phận cơ thể như chân, tay và bộ phận sinh dục sưng to quá mức. Đặc trưng của bệnh là chân sưng to như chân voi. Bệnh lưu hành chủ yếu ở các nước nóng ẩm. Xảy ra do muỗi truyền ấu trùng giun chỉ sang người. Giun chỉ ký sinh ở hệ thống bạch huyết từ đó là tổn thương các bạch mạch gây ứ dịch tại các chi phù to lên nên được gọi là bệnh phù chân voi.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng phù chân voi là gì?

Hầu hết các trường hợp phù chân voi là do nhiễm giun chỉ bạch huyết. Ấu trùng này xâm nhập vào cơ thể người do muỗi chích. Sau khi vào cơ thể, nó di chuyển đến hạch bạch huyết và phát triển thành giun ở đây. Bệnh phù chân voi xảy ra khi hệ thống bạch huyết bị tắc nghẽn, dẫn đến tích tụ dịch bạch huyết. Lúc này, da và các tổ chức ở khu vực bị thương dày lên và có thể bị viêm.

Các triệu chứng của bệnh phù chân voi như thế nào?

Bệnh chân voi là biểu hiện rõ nhất trong giai đoạn biến chứng của nhiễm giun chỉ. Triệu chứng của bệnh chân voi phụ thuộc vào từng giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn ủ bệnh. Là thời gian được tính từ khi ấu trùng giun được đưa vào cơ thể đến khi phát triển thành giun trưởng thành.
  • Giai đoạn khởi bệnh. Biểu hiện các triệu chứng không rõ rành tùy thuộc vào từng trường hợp và dễ nhầm với các bệnh khác. Bệnh nhân thường xuất hiện sốt, viêm mạch ở các chân nách hoặc vùng bẹn kèm theo nổi hạch.
  • Giai đoạn toàn phát. Giai đoạn này hệ thống mạch bạch huyết đã bị tổn thương dẫn đến các biến chứng.

Nguy cơ mắc bệnh phù chân voi

  • Khí hậu nóng ẩm, vệ sinh môi trường kém, nơi ở ẩm thấp. Đây là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của muỗi do đó những vùng có khí hậu nóng ẩm thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Ngủ không mắc màn tạo điều kiện cho muỗi truyền ấu trùng giun chỉ chỉ vào cơ thể.

Chẩn đoán bệnh phù chân voi

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ xét nghiệm máu để kiểm tra sự hiện diện của giun chỉ. Nếu xác định bạn mắc bệnh và ở giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc diệt giun.

Nếu bệnh đã phát triển trong thời gian dài, bạn có thể được dùng Doxycycline để ngăn ngừa giun chỉ phát triển và giảm các triệu chứng bệnh.

Những phương pháp điều trị phù chân voi hiệu quả

Liệu pháp phức hợp điều trị suy giảm (CDT)

Bệnh chân voi là gì
Điều trị bệnh phù chân voi

CDT vẫn được coi là tiêu chuẩn quốc tế về chăm sóc điều trị phù bạch huyết nói chung hay bệnh chân voi nói riêng. Mục tiêu của CDT là để tăng thoát bạch huyết; để giảm sưng, xơ hóa và nguy cơ viêm mô tế bào; và để cải thiện tình trạng chức năng và chất lượng cuộc sống.

  • Giai đoạn tấn công  gồm sử dụng một kỹ thuật xoa bóp được gọi là thoát bạch huyết thủ công (MLD), băng bó ngắn. Các bài tập để tạo và tăng cường cơ chế bơm bên trong, chăm sóc da và giáo dục trong việc tự quản lý. Chăm sóc da là cần thiết để ngăn ngừa nhiễm trùng, kiểm soát sự xâm nhập của vi khuẩn và nấm. Loại bỏ sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong các kẽ hở trên da và làm ẩm da để tránh khô và nứt nẻ da.
  • Giai đoạn duy trì thường liên quan đến việc sử dụng quần áo nén vào ban ngày, với các bệnh nhân ở giai đoạn nặng hơn. Đòi hỏi phải nén về đêm bằng cách băng bó hoặc thay thế bằng thiết bị nén và thiết bị nén tùy chỉnh. MLD và tập thể dục tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong điều trị duy trì phù bạch huyết.

Phương pháp phẫu thuật

Mặc dù phẫu thuật không phải là thuốc chữa bệnh. Đôi khi các phẫu thuật này được xem xét khi các phương pháp trên không hiệu quả. Phẫu thuật cắt bỏ hoặc gỡ rối và hút mỡ  để giúp giảm các mô dư thừa. Thường được dành riêng cho những bệnh nhân có khả năng di chuyển và chất lượng cuộc sống bị giảm nghiêm trọng do bệnh. Ngoài ra, một số tái tạo bạch huyết vi phẫu mới hơn. Bao gồm bỏ qua bạch huyết, chuyển hạch bạch huyết và ghép bạch huyết, đang được chú ý.

Một số cách phòng ngừa bệnh phù chân voi mà bạn nên biết

Bệnh chân voi là gì
Phòng ngừa phù chân voi

Một số biện pháp có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng này như:

  • Giữ vệ sinh hàng ngày và rửa sạch vùng tổn thương bằng xà phòng
  • Thoa thuốc hoặc kem kháng sinh vào vết thương theo chỉ định của bác sĩ
  • Vận động vùng tay, chân bị tổn thương để giúp hạch bạch huyết lưu thông

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Xem thêm các bài viết liên quan:

  • Bệnh chân voi: Chẩn đoán và điều trị bệnh
  • 3 dấu hiệu cảnh báo bệnh chân voi
  • Nguyên nhân bệnh chân voi cần lưu ý

Nguồn: Healthline.com, Hellobacsi.com, Vinmec.com