Các bạn nhỏ có thái độ như thế nào khi tai nạn xảy ra

Giải bài 7A: Vì sao không được đá bóng dưới lòng đường? là bài soạn có lời giải chi tiết của chương trình VNEN Tiếng Việt 3 - Sách VNEN môn Tiếng Việt lớp 3 trang 51, biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa, giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài đọc

Giải bài 7A: Vì sao không được đá bóng dưới lòng đường?

  • A. Hoạt động cơ bản Giải bài 7A Vnen
    • 1. Quan sát tranh, trả lời các câu hỏi:
    • 2-3-4. Đọc, giải nghĩa và luyện đọc
    • 5. Thảo luận để trả lời câu hỏi sau:
  • B. Hoạt động thực hành Giải bài 7A Vnen
    • 2. a. Đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi:
    • 3. Quan sát và nói tên các trò chơi trong tranh
    • 4. Kể cho nhau về những trò chơi mà bạn thường chơi ở trường và ở nhà?

A. Hoạt động cơ bản Giải bài 7A Vnen

1. Quan sát tranh, trả lời các câu hỏi:

  • Các bạn nhỏ trong từng tranh đang chơi trò gì?
  • Mỗi chỗ chơi của các bạn có gì nguy hiểm?

Bài làm:

Quan sát các tranh ta thấy:

  • Tranh 1: Các bạn đang đá bóng dưới lòng đường -> Có thể bị đụng xe, tai nạn
  • Tranh 2: Các bạn leo cây và đu cành nhánh để hái quả -> Có thể té bị chấn thương
  • Tranh 3: Các bạn tắm dưới ao và nhảy từ trên cây xuống -> Có thể bị đuối nước
  • Tranh 4: Bạn nhỏ leo cột điện để bắt chim -> Có thể bị ngã hoặc điện giật.

2-3-4. Đọc, giải nghĩa và luyện đọc

5. Thảo luận để trả lời câu hỏi sau:

Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

Bài làm:

Câu chuyện trên nói với chúng ta: Chơi bóng dưới lòng đường là vi phạm luật và sẽ gây tai nạn cho bản thân và người khác. Mọi người phải tôn trọng luật giao thông và có nhiệm vụ giữ gìn trật tự nơi công cộng.

B. Hoạt động thực hành Giải bài 7A Vnen

2. a. Đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi:

  • Các bạn nhỏ chơi đá bóng ở đâu?
  • Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu?

Bài làm:

Đọc đoạn 1, em thấy:

  • Các bạn chơi đá bóng ở dưới lòng đường.
  • Trận bóng phải tạm dừng lần đầu do bạn Long mải đá bóng suýt tông phải xe máy. Bác đi xe nổi nóng làm cả bọn chạy tán loạn.
  • Đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi:
  • Quang sút bóng chệch lên vỉa hè đã gây ra hậu quả gì?
  • Các bạn nhỏ có thái độ như thế nào khi tai nạn xảy ra?
  • Đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi: Quang cảm thấy như thế nào trước tai nạn do mình gây ra?

Bài làm:

Đọc đoạn 2, em thấy:

  • Quang sút bóng chệch lên vỉa hè nên đã gây ra hậu quả là: quả bóng đập vào đầu một cụ già, khiến cụ lảo đảo, ôm lấy đầu và khuỵu xuống.
  • Khi có tai nạn xảy ra, các bạn nhỏ đã hoảng sợ, bỏ chạy.
  • Đọc đoạn 3, em thấy: Quang cảm thấy rất ân hận trước tai nạn mà mình đã gây ra.

3. Quan sát và nói tên các trò chơi trong tranh

Bài làm:

Tên các trò chơi trong tranh là:

  • Tranh 1: Nhảy dây
  • Tranh 2: Đánh cầu lông
  • Tranh 3: Rồng rắn lên mây
  • Tranh 4: Thả diều

4. Kể cho nhau về những trò chơi mà bạn thường chơi ở trường và ở nhà?

Gợi ý:

  • Đó là những trò chơi gì?
  • Bạn thường chơi trò chơi đó với ai?
  • Bạn thường chơi trò chơi đó ở đâu?
  • Bạn thích trò chơi nào nhất? Vì sao?

Bài làm:

Ví dụ:

  • Một số trò chơi mà em thường chơi là: ngảy dây, banh chuyền, rồng rắn lên mây, thả diều, ô ăn quan...
  • Những trò chơi đó em thường chơi với bạn cùng lớp khi chơi ở trường hoặc bạn hàng xóm khi chơi ở nhà.
  • Trong các trò chơi đó, em thích nhất là trò chơi rồng rắn lên mây vì nó có nhiều người chơi, đông và vui.

Trên đây là các bài giải Tiếng Việt Vnen hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Chuyên mục môn Tiếng Việt lớp 3, cũng được VnDoc trình bày rõ ràng giúp các em học tốt và làm tốt các bài SGK lớp 3.

Ngoài Giải bài 7A: Vì sao không được đá bóng dưới lòng đường? trên. Các em có thể tham khảo thêm nhiều đề thi hay và chất lượng như đề thi học kì 1 lớp 3, đề thi học kì 2 lớp 3, các dạng toán nâng cao hay và khó dành cho các em lớp 3 hoặc các bài tập nâng cao Tiếng Việt 3 và bài tập nâng cao Toán 3 mà VnDoc.com đã đăng tải. Chúc các em học tốt cả môn Toán lớp 3 cùng Tiếng Anh lớp 3.

Soạn bài Tập đọc lớp 3: Trận bóng dưới lòng đường là lời giải Tiếng Việt lớp 3 trang 54, 55 gồm 05 câu hỏi được VnDoc biên soạn có lời giải bám sát theo nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3, giúp các em dễ dàng chuẩn bị trước 5 câu hỏi bài tập đọc Trận bóng dưới lòng đường Tiếng Việt lớp 3 và cũng giúp các em hiểu hơn được ý nghĩa của bài tập đọc lớp 3 tuần 7.

>> Bài trước: Tập làm văn lớp 3: Kể lại buổi đầu em đi học

Soạn bài Trận bóng dưới lòng đường trang 54 SGK Tiếng Việt 3 tập 1

  • Nội dung Tập đọc Trận bóng dưới lòng đường
  • Trả lời câu hỏi Trận bóng dưới lòng đường
    • Câu 1 [trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1]
    • Câu 2 [trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1]
    • Câu 3 [trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1]
    • Câu 4 [trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1]
    • Câu 5 [trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1]
  • Trắc nghiệm Tập đọc Trận bóng dưới lòng đường

Nội dung Tập đọc Trận bóng dưới lòng đường

Trận bóng dưới lòng đường

1. Trận đấu vừa bắt đầu thì Quang cướp được bóng. Quang bấm nhẹ bóng sang cánh phải cho Vũ. Vũ dẫn bóng lên. Bốn, năm cầu thủ đội bạn lao đến. Vũ ngần ngừ giây lát. Chợt nhận ra cánh trái trống hẳn đi. Vũ chuyền bóng cho Long. Long như chỉ đợi có vậy, dốc bóng nhanh về phía khung thành đối phương. Cái đầu húi cua của cậu bé chúi về phía trước. Bỗng một tiếng "kít... ít" làm cậu sững lại. Chỉ chút nữa là cậu tông phải xe gắn máy. Bác đi xe nổi nóng làm cả bọn chạy tán loạn.

2. Nhưng chỉ được một lát, bọn trẻ hết sợ, lại hò nhau xuống lòng đường. Lần này, Quang quyết định chơi bóng bổng. Còn cách khung thành chừng năm mét, em co chân sút rất mạnh. Quả bóng vút lên nhưng lại đi chệch lên vỉa hè và đập vào đầu một cụ già. Cụ lảo đảo, ôm lấy đầu và khuỵu xuống. Một bác đứng tuổi vội đỡ lấy cụ. Bác quát to:

- Chỗ này là chỗ chơi bóng à?

Đám học trò sợ hãi bỏ chạy.

3. Từ một gốc cây, Quang lén nhìn sang. Bác đứng tuổi xuýt xoa, hỏi han ông cụ. Một chiếc xích lô xịch tới. Bác đứng tuổi vừa dìu ông cụ lên xe, vừa bực bội :

- Thật là quá quắt!

Quang sợ tái cả người. Cậu bống thấy cái lưng còng của ông cụ sao giống lưng ông nội thế. Cậu bé vừa chạy theo chiếc xích lô, vừa mếu máo :

- Ông ơi... cụ ơi...! Cháu xin lỗi cụ.

NGUYỄN MINH

- Cánh phải: phía bên phải

- Cầu thủ: Người chơi bóng.

- Khung thành: Khung có căng lưới ở cuối sân bóng, nếu để đối phương đưa bóng vào là thua.

- Đối phương: Phía đối địch trong trận đấu.

- Húi cua: [tóc] cắt rất cao và ngắn.

Trả lời câu hỏi Trận bóng dưới lòng đường

Câu 1 [trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1]

Các bạn nhỏ chơi đá bóng ở đâu?

Phương pháp giải:

Em hãy đọc đoạn 1 của truyện.

Lời giải chi tiết:

Các bạn nhỏ chơi bóng dưới lòng đường, nơi có nhiều người và xe cộ qua lại.

Câu 2 [trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1]

Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu ?

Phương pháp giải:

Em hãy đọc đoạn 1 của truyện và tìm nguyên nhân trận bóng phải dừng lại.

Lời giải chi tiết:

Trận bóng phải tạm dừng lần đầu vì Long mải đá bóng suýt tông phải một chiếc xe gắn máy đang chạy trên đường.

Câu 3 [trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1]

Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn?

Phương pháp giải:

Em hãy đọc đoạn 2 của truyện và cho biết sự việc xảy ra khiến trận bóng phải dừng hẳn.

Lời giải chi tiết:

Trận bóng phải dừng hẳn vì Quang sút trái bóng bay chệch lên vỉa hè, đập vào đầu một cụ già khiến cụ lảo đảo ôm lấy đầu và khuỵu xuống.

Câu 4 [trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1]

Tìm những chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra?

Phương pháp giải:

Em hãy đọc đoạn 3, chú ý tới thái độ, lời mếu máo của bạn với ông cụ.

Lời giải chi tiết:

Chi tiết sau đây cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra: cậu thấy cái lưng còng của ông cụ sao giống lưng ông nội thế. Quang chạy theo chiếc xích lô chở ông cụ và mếu máo: "Ông ơi... cụ ơi! Cháu xin lỗi cụ."

Câu 5 [trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1]

Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

Phương pháp giải:

Em nhận xét địa điểm chơi bóng của các bạn trong truyện, sau đó rút ra bài học.

Lời giải chi tiết:

Câu chuyện muốn nói với em : đá bóng là niềm đam mê chính đáng của nhiều học sinh nhưng phải tìm sân thích hợp để chơi bóng, tuyệt đối không được đá bóng dưới lòng đường vì rất dễ gây ra tai nạn cho chính người đá bóng cũng như cho những người đi đường. Đá bóng dưới lòng đường là vi phạm luật lệ giao thông, rất đáng trách phạt.

Nội dung: Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng luật lệ giao thông để bảo vệ tính mạng cho mình và cho mọi người.

Trắc nghiệm Tập đọc Trận bóng dưới lòng đường

Chọn phương án đúng

Lưu ý: Các em có thể trả lời câu hỏi rồi kiểm tra đáp án hay kích vào đây để làm luôn Trắc nghiệm bài Trận bóng dưới lòng đường trực tuyến.

1. Những cậu bé trong truyện đang chơi trò gì?

a. Đánh bóng bàn trên vỉa hè.

b. Đánh bóng chuyền dưới lòng đường.

c. Đá bóng dưới lòng đường.

2. Có chuyện gì xảy ra với chiếc xe gắn máy?

a. Chiếc xe phóng nhanh nên đi vào giữa trận bóng.

b. Chiếc xe phải phanh gấp lại vì Long thiếu chút nữa lao vào.

c. Chiếc xe đang đi bỗng bị đổ ra đường.

3. Thái độ của bác đi xe gắn máy như thế nào?

a. Bác nhắc nhở bọn trẻ không được chơi dưới lòng đường.

b. Bác nổi nóng khiến bọn trẻ chạy toán loạn.

c. Bác mắng bọn trẻ hồi lâu.

4. Sau khi trận bóng dừng lại vì bạn Long, bọn trẻ tiếp tục chơi bóng như thế nào?

a. Tiếp tục chơi bóng bổng.

b. Chuyển sang chơi bóng chuyền.

c. Chuyển sang chơi bóng bàn.

5. Ai là người đã sút bóng vào đầu cụ già?

a. Bạn Vũ.

b. Bạn Quang.

c. Bạn Long.

6. Sau cú sút bóng của Quang, cụ già ra sao?

a. Cụ bỏ qua cho tụi trẻ và không nói gì.

b. Cụ lảo đảo, ôm lấy đầu và khuỵu xuống.

c. Cụ quát mắng bọn trẻ.

7. Quang đã làm gì khi thấy cụ già bị ngã?

a. Chạy theo cụ và nói lời xin lỗi.

b. Sợ hãi nấp sau gốc cây, không dám nhìn theo cụ.

c. Chạy theo và trốn cùng các bạn.

8. Con hãy điền từ thích hợp vào câu sau:

ông ngoại, ông nội, bố

Quang thấy cái lưng còng của ông cụ sao giống lưng của ….thế.

9. Nội dung câu chuyện này nhắc nhở chúng ta điều gì?

a. Nếu chơi bóng dưới lòng đường thì phải tuyệt đối giữ an toàn cho bản thân và người đi đường.

b. Chỉ nên chơi bóng dưới đường khi vắng người qua lại.

c. Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn cho người qua lại, cần phải tôn trọng luật giao thông và các quy định ở nơi công cộng.

10. Con hãy nối từ ngữ với phần giải thích ý nghĩa sao cho đúng:

Cánh phải

người chơi bóng.

Cầu thủ

khung có căng lưới ở cuối sân bóng, nếu để đối phương đưa bóng vào là thua.

Khung thành

phía đối địch trong trận đấu.

Đối phương

phía bên phải

>> Bài tiếp theo: Chính tả lớp 3: Tập chép: Trận bóng dưới lòng đường

...............

Trong bài soạn Tiếng Việt lớp 3 thuộc chủ điểm Cộng đồng, VnDoc đã hướng dẫn các em cách soạn bài Tập đọc Trận bóng dưới lòng đường trang 55 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1, các em cùng theo dõi bài soạn mẫu của VnDoc để hiểu hơn về nội dung bài học. Qua bài tập đọc lớp 3 này, các em đã rút ra được kinh nghiệm trong cuộc sống. Tôn trọng luật giao thông chính là bài học mà các em cần rút ra sau khi soạn bài Trận bóng dưới lòng đường, qua câu chuyện của Quang và các bạn, chỉ vì mải mê đá bóng dưới lòng đường, bất chấp những lời cảnh báo nguy hiểm đã gây ra tai nạn cho một cụ già. Các em cùng theo dõi bài soạn để tìm hiểu nội dung chi tiết và ý nghĩa sâu sắc của câu chuyện. Bài soạn có đầy đủ Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 bài bài Trận bóng dưới lòng đường trang 54, 55 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 rất dễ hiểu. Chúc các em học tốt!

Xem thêm:

  • Tập đọc lớp 3: Khi mẹ vắng nhà
  • Tập đọc lớp 3: Ai có lỗi

Ngoài bài Soạn bài lớp 3: Trận bóng dưới lòng đường, các em học sinh có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 3, đề thi học kì 2 lớp 3 đầy đủ các môn, chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao cùng các giải bài tập môn Toán 3, Tiếng Việt lớp 3, Tiếng Anh lớp 3. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.

Video liên quan

Chủ Đề