Các phương pháp nghiên cứu ngữ âm

Kirsten Schaetzel, Georgetown Law Center, Washington, DC

Ee Ling Low, Viện Đào tạo Quốc gia, Trường Đại Học Công Nghệ Nanyang, Singapore

HỌC VIÊN

Chương trình đào tạo cho người đi làm phục vụ cho cả những người nói tiếng Anh bản xứ và cả những người địa phương và những người không nói tiếng anh như tiếng mẹ đẻ. Những người nói Tiếng Anh bản xứ tham dự chương trình giáo dục cơ bản dành riêng cho người lớn [adult basic education – ABE] để cải thiển các kỹ năng tiếng anh  tham gia các lớp nâng cao [adult secondary education – ASE] để có được các chứng chỉ tương đương trình độ trung học. ABE và ASE đều hỗ trợ người học đạt được các mục tiêu về nghề nghiệp, gia đình và học lên cao hơn.

Đối tượng sử dụng tài liệu này:  Tài liệu này dành cho giáo viên, quản trị viên, các nhà nghiên cứu giáo dục và hoạch định chính sách nhằm cung cấp các thông tin về các chiến lược giáo dục đã được chứng minh về việc dạy phát âm Tiếng Anh cho người đi làm.

Ở Mỹ, học viên học Phát Âm tiếng Anh đều có nền tảng ngôn ngữ khác nhau, do vậy họ sẽ mang trên mình cách phát âm khác nhau. Ví dụ, những người nói tiếng TÂY BAN NHA sẽ tạo nên một cộng đồng nói tiếng anh lớn ở Mỹ; ngoài ra còn có cộng đồng Châu Phi, Châu Á, Châu Âu và các nước Trung Đông cũng có âm giọng khác và tạo nên 1 cộng đồng riêng.  [theo Trung tâm Ngôn Ngữ Ứng dụng, 2009; Trung Tâm La Tinh, 2009; Cục Điều Tra Dân Số Mỹ, 2007].

Mục tiêu và nhu cầu về dạy phát âm tiếng anh cho những người đi làm cũng khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm: mục đích sử dụng tiếng anh, khả năng hòa nhập với người bản địa, có được chứng chỉ thành tạo tiếng anh và có thể giao tiếp bằng tiếng anh. [Flege, Frieda, & Nozawa, 1997; Gatbonton, Trofimovich, & Magid, 2005; Moyer, 2008].

Mặc dù dạy phát âm tiếng anh là một phần trong chương trình giảng dạy dành cho chương trình giáo dục cho người đi làm nhưng nó lại không nằm trong các tiêu chuẩn về thành thạo ngôn ngữ hoặc được hướng dẫn một cách có hệ thống [Levis, 2005]. Thêm vào đó, một số giáo viên ESL không được đào tạo về kỹ năng dạy phát âm tiếng anh [Derwing & Munro, 2005; Levis, 2005]. Hệ quả là giáo viên không thể nhận ra được những nguyên nhân cơ bản của các vấn đề về phát âm mà người học mắc phải hoặc không thể dạy về giọng điệu, trọng âm, ngữ điệu Tiếng Anh một cách có hệ thống. Điều này chứng minh rằng ngôn ngữ [đặc biệt là Tiếng Anh] có ảnh hưởng đến việc dạy và học và dạy phát âm Tiếng Anh, và sẽ giúp chúng ta thảo luận về các nghiên cứu được thực hiện dựa trên mong muốn của học viên trong việc học phát âm và chỉ rõ cách giáo viên có thể áp dụng trong việc giảng dạy trên lớp.

Những yếu tố ảnh hưởng đến việc học phát âm tiếng anh

Các tranh luận và nghiên cứu gần đây về việc dạy và học phát âm đều tập trung vào các vấn đề: sự quan trọng về ngữ điệu, trọng âm, âm điệu để hiểu được một bài phát biểu của người không nói Tiếng Anh bản địa; sự ảnh hưởng của động cơ nói được Tiếng Anh như người bản xứ và sự nghe hiểu lẫn nhau giữa những người nói nhiều loại Tiếng Anh khác nhau.

Giọng điệu là “Những đặc trưng hiệu ứng về âm thanh tích lũy trong phát âm có thể xác định được một người đến từ đâu theo khu vực hoặc theo xã hội” [Crystal, 2003, trang. 3]. Accentedness, một “hệ quả thông thường khi học một ngoại ngữ thứ hai” [Derwing & Munro, 2005, trang. 383] là “nhận thức của người nghe về sự khác nhau giữa giọng người nói với những người nói Tiếng Anh bản xứ” [trang. 385].

Nhiều người học Tiếng Anh có giọng điệu đặc trưng, từ đó nhận biết được họ không phải là người nói Tiếng Anh bản địa. Một số nhà ngôn ngữ học đưa ra ý kiến [được biết đến với Giả Thuyết Critical Period] rằng cần thiết phải học ngoại ngữ trước 7 tuổi để có thể phát âm như người bản địa [Lenneberg, 1967]. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây cho rằng môi trường và động lực có thể là yếu tố quan trọng hơn trong việc nói Tiếng Anh như người bản địa so với độ tuổi học học ngoại ngữ [Derwing & Munro, 1997]. Mục tiêu cơ bản là học viên phải hiểu ngoại ngữ đó. Phát âm chuẩn rất cần thiết, nhưng “giọng điệu hoàn hảo” thì không hẳn như thế [Harmer, 1991].

  1. Trọng âm, ngữ điệu, nhịp điệu

Munro và Derwing [1999] quan sát thấy cách nói nặng giọng địa phương đôi khi cũng dễ hiểu và lỗi về vần điệu [trọng âm, ngữ điệu, nhịp điệu] ảnh hưởng tới việc nghe hiểu hơn lỗi về ngữ âm [lỗi trong cách phát âm từng từ]. Với lý do này, việc giảng dạy và nghiên cứu về phát âm cần tập trung vào cả ngữ âm [nguyên âm và phụ âm] và các yếu tố siêu đoạn khác như trọng âm, ngữ điệu từ và câu, nhịp điệu nói chuyện [Crystal, 2003; Florez, 1998; Low, 2006; Munro & Derwing, 1999].

Theo truyền thống, các ngôn ngữ trên thế giới thường được chia thành 2 loại ngắt theo trọng âm [stress timed] hoặc ngắt theo âm tiết [syllable timed]. Trong các ngôn ngữ ngắt theo trọng âm [như Tiếng Anh Anh hoặc Tiếng Anh Mỹ, Tiếng Đức, Tiếng Hà Lan, Tiếng Thái], “các âm tiết có trọng âm được nhấn thường xuyên trong suốt lời nói” [Crystal, 2003, p. 245] và nhịp điệu được tạo nên tùy vào sự đều đặn của độ dài âm tiết có trọng âm. Điều đó có nghĩa là, độ dài giữ các âm tiết có trọng âm bằng nhau vì các âm tiết không có trọng âm sẽ được nói nhanh hơn và sẽ xảy ra sự nuốt âm [vowel reduction]. Ví dụ, câu “Tom runs fast” được tạo nên từ 3 âm tiết có trọng âm, thể hiện bởi các chữ cái được làm đậm. Câu “Meredith can run fast” có 6 âm tiết, 3 trong đó có trọng âm. Các âm tiết không trọng âm -e-, -dith, can được nói nhanh hơn và xảy ra sự nuốt âm nên độ dài giữa các âm tiết có trọng âm bằng nhau, và cả 2 câu trên có cùng thời gian nói như nhau.

Trong ngôn ngữ ngắt theo âm tiết [ví dụ một số biến thể Tiếng Anh: Tiếng Anh Singapore, Tiếng Anh Malaysian, Tamil, Tiếng Tây Ban Nha, Tiếng Pháp], các âm tiết có độ dài bằng nhau [Crystal, 2003]. Tất cả các âm tiết gần như có trọng âm giống nhau, hiện tượng nuốt âm không xảy ra và khi nói các âm tiết xuất hiện với độ dài như nhau.

Nghiên cứu dạy phát âm tiếng anh gần đây cho thấy ngôn ngữ không thể cứng nhắc chia thành 2 loại như trên. Nói một cách chính xác, ngôn ngữ chỉ có nền tảng là âm tiết hoặc dựa trên trọng âm, do đó chúng không thể hoàn toàn phụ thuộc vào 1 nhóm nào cả, mà chỉ có nền tảng nào nhiều hơn [Low, 2006].

Nhịp điệu dựa vào trọng âm xuất hiện thông qua sự giảm thiểu các nguyên âm của các âm tiết không có trọng âm trong câu. Những từ chức năng [function word – ví dụ: mạo từ, trợ động từ, giới từ] thường được tiết giảm nguyên âm thay vì cả từ, và từ bị tiết giảm nguyên âm được gọi là weak form. Ví dụ, trong câu “Bob can swim”, từ Bob và swim đều có trọng âm chính, từ can không có trọng âm và được phát âm thành /kin/ – weak form của nó.

Sự khác nhau giữa ngôn ngữ có nền tảng trọng âm và âm tiết rất quan trọng, đặc biệt nếu người học Tiếng Anh có ngôn ngữ mẹ đẻ có nhịp điệu khác hoàn toàn với Tiếng Anh có nền tảng dựa theo trọng âm. Kiến thức về ngôn ngữ mẹ đẻ của học viên là dựa theo âm tiết hoặc trọng âm sẽ giúp giáo viên có kế hoạch dạy phát âm tiếng anh hơp lý

Trong một nghiên cứu về vai trò của trọng âm – “The degree of force used in producing a syllable” [Crystal, 2003, trang. 435], Field [2005] có hỏi một người nghe được đào tạo để chép lại các dữ liệu được ghi âm khi âm sắc nguyên âm và trọng âm. Ông nhận ra rằng khi trọng âm 1 từ được chuyển nhầm thành 1 âm tiết không trọng âm mà không có sự thay đổi âm sắc nguyên âm, lời nói trở nên rõ rằng khó hiểu hơn so với khi chỉ điều chỉnh âm sắc nguyên âm. Cả người nói Tiếng Anh bản xứ và không bản xứ đều phản ứng giống nhau trước từ bị đặt nhầm trọng âm.

O’Brien [2004] đã báo cáo kết quả nghiên cứu sự quan trọng của trọng âm, ngữ âm và ngữ điệu đối với một giọng điệu giống người Đức bản địa. Người nói tiếng Đức bản địa được yêu cầu xếp hạng sinh viên Mỹ khi họ đọc to Tiếng Đức. Nghiên cứu cho thấy những người bản địa chú trọng nhiều hơn vào trọng âm, ngữ điệu, ngữ âm hơn là những từ riêng lẻ khi họ xếp hạng.

Sự liên quan của nghiên cứu này với cách hướng dẫn trên lớp nằm ở chỗ giáo viên cần dành thời gian dạy học sinh về các quy tắc trọng âm, ngữ âm, âm điệu Tiếng Anh, cũng như chú trọng vào cách phát âm từng chữ, điều gây khó khăn rất nhiều cho các học viên.

  1. Động lực và quá trình học

Cùng với độ tuổi bắt đầu tiếp nhận 1 ngoại ngữ, động lực để học ngoại ngữ và nhóm văn hóa mà người dùng nhận định và làm việc cùng sẽ quyết định cách mà học viên phát triển khả năng nói Tiếng Anh. Nghiên cứu nhận ra rằng có một mục tiêu cá nhân hoặc mục tiêu chuyên nghiệp để học Tiếng Anh có ảnh hưởng đến nhu cầu và sự mong muốn nói Tiếng Anh như người bản địa [Bernaus,  Masgoret,  Gardner,  &  Reyes,  2004; Gatbonton  et  al.,  2005;  Marinova-Todd  et  al.,  2000; Masgoret & Gardner, 2003]. Báo cáo bởi Marinov Todd [2000] nghiên cứu về độ tuổi học Tiếng Anh kết luận rằng người đi làm có thể nói Tiếng Anh xuất sắc, thậm chí như người bản xứ nếu có động lực.

Moyer [2007] nhận ra rằng kinh nghiệm và sự định hướng tích cực rất quan trọng với việc phát triển khả năng phát âm Tiếng Anh chuẩn. Trong một nghiên cứu với những người học tiếng Tây Ban Nha, Shively [2008] thấy rằng độ chính xác của việc nói tiếng TBN liên quan rõ rệt đến độ tuổi tiếp xúc, thời lượng giảng dạy chính thức, có sống ở các nước nói tiếng TBN hay không, thời lượng tương tác ở ngoài lớp học với những người TBN khác và sự tập trung vào việc phát âm trong lớp học. Do đó, ngoài việc chú trọng vào phát âm và giọng điệu trên lớp, giáo viên còn khuyến khích học viên nói Tiếng Anh ở ngoài lớp học và đưa ra những bài tập cấu trúc lại những sự tương tác đó.

  1. Tính dễ hiểu và sự phong phú của Tiếng Anh

Tiếng Anh trở thành một ngôn ngữ quốc tế, chính vì vậy giáo viên cần nhớ rằng học viên sẽ nói chuyện với cả người nói Tiếng Anh bản địa và không phải bản địa ở ngoài lớp học [ví dụ: bạn hoặc sếp của họ là một người nói tiếng Bengali, TBN hoặc Tiếng Việt bản xứ]. Chuyên đề nghiên cứu của Jenkin [2000] về âm vị học của Tiếng Anh cho thấy các đặc điểm âm vị học sẽ gây ra sự khó khăn trong giao tiếp khi 2 người không nói Tiếng Anh bản xứ giao tiếp với nhau, từ đó nảy sinh quan điểm cho rằng đặc trưng của phát âm có thể được điều chỉnh để người nói  truyền đạt cho mọi người hiểu. Jenkins [2002] gọi các đặc trưng tối thiểu của phát âm là lingua franca core. Giáo viên dạy Tiếng Anh cho người đi làm cần nhớ rằng, đối với nhiều người, mục tiêu để phát triển khả năng phát âm là để cho mọi người hiểu nhau, chứ không cần hoàn hảo.

CHIẾN LƯỢC GIẢNG DẠY PHÁT ÂM TIẾNG ANH

Dựa vào những tranh luận trên, đã có một số chiến lược giảng dạy phát âm có thể giúp học viên tìm được các mục tiêu cá nhân và mục tiêu chuyên môn của mình. Ví dụ, giáo viên có thể:

  • Trau dồi thái độ tích cực tới sự chính xác [Cultivate Positive Attitudes Toward Accuracy – ?]
  • Xác định các đặc trưng phát âm gây khó khăn cho học viên
  • Giúp học viên chú ý về những đặc điểm về vần điệu của ngôn ngữ [trọng âm, ngữ âm, ngữ điệu]
  • Chú ý vào việc phát triển khả năng giao tiếp của học viên trong quá trình dạy phát âm tiếng anh
  1. Cultivate Positive Attitudes Toward Accuracy

Giáo viên nên tạo ra môi trường Tiếng Anh có sự tham gia của những người bản xứ và chú ý tới những học viên phát âm Tiếng Anh để mọi người có thể hiểu nhau. Để làm được điều đó, giáo viên có thể có một buổi cơ bản giảng về sự phong phú của Tiếng Anh ở khắp nơi trên thế giới và sự phong phú đó đã phát triển như thế nào. Chúng có thể giúp học viên bắt đầu làm quen với các đặc trưng riêng biệt về dạy phát âm tiếng anh

  1. Xác định các đặc trưng phát âm gây khó khăn cho học viên

Các nhà ngôn ngữ học đã cố gắng tìm ra sự khó khăn tiềm ẩn khi học phát âm đối với những người không phải bản xứ bằng phương pháp phân tích đối chiếu, rất nổi tiếng vào những năm 1950s và 1960s. Giả thuyết Phân tích Đối Chiếu thừa nhận rằng bằng việc đối chiếu các đặc trưng tương phản giữa 2 ngôn ngữ, những khó khăn học viên gặp phải có thể được lường trước [Crystal, 2003; Fries, 1952]. Các đặc trưng của nhiều ngôn ngữ đã được biên mục bởi các nhà ngôn ngữ học, nhưng không thể dự đoán có hệ thống được phần nào của Tiếng Anh gây khó khăn cho những người nước ngoài. Một phiên bản khác ít tính dự đoán hơn của giả thuyết được đưa ra dựa trên quan hệ lẫn nhau giữa các ngôn ngữ, khẳng định rằng những kinh nghiệm từ ngôn ngữ trước có ảnh hưởng đến việc học các ngôn ngữ sau, nhưng những kinh nghiệm này không có giá trị dự đoán [Brown, 2000; Wardhaugh, 1970]. Từ báo cáo này, các nhà ngôn ngữ học có thể phát triển những danh sách giọng điệu mà những người nước ngoài thấy khó khăn khi học Tiếng Anh.  Ví dụ, người Châu Á rất khó phát âm âm /l/ và /r/, người Tây Ban Nha rất khó phân biệt cách phát âm giữa /sh/ và /ch/. Những danh sách dành cho các nền tảng ngôn ngữ đặc thù hiện nay đã có thêm phần âm thanh, chẳng hạn Sounds Right [Braithwaite, 2008] và các phần mềm phát âm như American Speech Sounds [Hiser & Kopecky, 2009].

Giáo viên có thể học được rất nhiều bằng cách quan sát người học Tiếng Anh giao tiếp với nhau trong lớp. Chú ý khi nào cuộc nói chuyện bị ngừng, xem lỗi phát âm gì khiến điều đó xảy ra khiến giáo viên có thể xác định được những đặc trưng phát âm nên chú trọng trong lớp học. Khi học viên thuyết trình hoặc làm việc nhóm, giáo viên có thể dùng checklist để ghi chú lại khi một học viên nói mà mọi người không hiểu hoặc nhiều học viên cùng mắc một lỗi phát âm. Những thông tin này có thể hữu ích cho những tiết học sau.

Checklist cũng có thể dùng để khiến học viên chú ý đến những đặc trưng đặc biệt khi phát âm có tiềm năng gây nên những vấn đề về sự dễ hiểu và giúp họ phát triển các mục tiêu phát âm của cá nhân. Giáo viên và học viên có thể làm việc cùng cùng nhau để hoàn thiện profile phát âm của học viên bao gồm [a] bảng tóm tắt về giọng điệu, trọng âm, ngữ điệu làm tốt và những gì cần phải thay đổi và [b] một bản câu hỏi về học viên thường sử dụng Tiếng Anh ở đâu và như thế nào [Grant, 2010, pp. 1-8]. Profile này có thể giúp học viên phát triển những mục tiêu phát âm và kiểm tra tiến trình làm việc của họ để đạt được những mục tiêu đó.

  1. Giúp học viên chú ý về những đặc điểm về vần điệu của ngôn ngữ

Như đã được lưu ý, những đặc điểm vần điệu của ngôn ngữ – trọng âm, ngữ điệu, nhịp điệu – rất quan trọng đến tính dễ hiểu, do đó giáo viên nên hướng dẫn đào tạo về các đặc điểm này [Bailly & Holm, 2005; Gauthier, Shi, & Yi, 2009; O’Brien, 2004] và có thể bắt đầu với các hoạt động nghe. Ví dụ, họ có thể yêu cầu học sinh nghe để tăng ngữ điệu trong các câu hỏi yes/no, so sánh ngữ điệu các câu hỏi trong Tiếng Anh vs các ngôn ngữ khác, sau đó bắt chước các cuộc hội thoại và thực hiện theo [xem O’Brien, 2004] và xem các video có sử dụng các câu hỏi Yes/No [ví dụ Hardison, 2005].

Giáo viên có thể có một số hoạt động để giúp học viên sử dụng trọng âm một cách chính xác.

Sự nhận thức có hướng dẫn sẽ rèn luyện về độ dài, cường độ, cao độ trọng âm. Những bài tập đó sẽ giúp người học nhận ra sự khác nhau giữa các âm tiết có và không có trọng âm [Dalton and Seidlhofer, 1994; Field, 2005]. Ví dụ, học viên có thể được dạy để nhận ra vị trí đặt trọng âm trong các từ có nhiều hơn 2 âm tiết bằng cách học về các quy tắc hội thoại và trọng âm [ví dụ: trọng âm cơ bản nằm ở âm tiết đầu tiên trong các danh từ ghép như airport, laptop]. Người học có thể sử dụng các phần mềm phát âm trên máy tính như American Speechsounds [Hiser & Kopecky, 2009], để học về trọng âm.

Rèn luyện để phân biệt và phát âm đúng các âm tiết không trọng âm [Dalton và Seidlhofer, 1994; Field, 2005]. Ví dụ, một bài tập giúp người học nhân ra các lỗi sai trong giọng nói của máy tính vì sự phát âm sai của các dạng nguyên âm câm [Ví dụ: “Alaska if she wants to come with us” thay vì “I’ll ask if she wants to come with us” [Hancock, 1998, trang 80]].

Các quy định về trọng âm [Dalton và Seidlhofer, 1994; Kenworthy, 1987]. Ví dụ, trong đại từ phản thân, trọng âm luôn nằm trong âm tiết –self [ví dụ: myself, ourselves [Grant, 2011, trang 57].

Dạy về trọng âm khi dạy từ vựng [Field, 2005]. Ví dụ, chỉ ra trọng âm khi dạy học viên bất cứ từ mới nào.

Sử dụng các bài tập tương tự [Field, 2005]. Những từ có dạng đặt trọng âm giống nhau giúp người học dễ dàng ghi nhớ hơn [Aitchison, 2003]. Ví dụ, đưa cho người học một danh sách các từ có cùng trọng âm và yêu cầu chỉ ra các quy tắc [VD: với các trạng từ chỉ địa điểm: inside, downstairs, outdoors, trọng âm nằm ở âm tiết cuối [Hancock, 1998, trang 69].

Ở trình độ cao hơn, người học được dạy để chia các từ thành các âm tiết và dự đoán xem trọng âm đặt ở đâu [Field, 2005]. Ví dụ, số lượng âm tiết trong một từ có thể được dạy trên lớp với các ví dụ từ giáo viên. Trò chơi nối từ, chơi theo đôi [Hancock, 1998, trang 8] giúp học viên luyện tập cách chia từ thành các âm tiết.

  • Chú ý đến những âm tiết không trọng âm

Có rất nhiều bài tập giáo viên có thể sử dụng để tập trung vào các âm tiết không trọng âm, hoặc các dạng nguyên âm câm trong lời nói. Liang [2003] thảo luận về 3 chiến lược để dạy các dạng nguyên âm câm [weak vowel forms].

Sử dụng các từ chức năng [funcion words]. Giới thiệu các weak forms thông qua phân loại ngữ pháp của các từ chức năng như mạo từ, đại từ, trợ động từ, giới từ.

Các câu hiện tại xuất hiện cả 2 dạng weak và strong. Ví dụ, giáo viên có thể độc một đoạn văn trong khi học viên gạch chân các weak form trong đoạn văn đó.

Cho phép học viên luyện tập cách sử dụng weak form trong hội thoại để tái hiện lại các cuộc nói chuyện bên ngoài. Ví dụ, giáo viên có thể tập trung vào các bài học về khả năng làm việc. Học sinh A đóng vai người phỏng vấn, học sinh B đóng vai ứng viên. Học sinh A làm 1 bảng câu hỏi về khả năng của học sinh của B có thể làm những gì. Ví dụ, học sinh A hỏi: “Can you dance?” Học sinh B sử dụng cả weak form và strong form của nguyên âm trong can và can’t trong mỗi câu hỏi như: “I can’t dance very well, but I can try.”

  • Chú ý vào việc phát triển khả năng giao tiếp của học viên

Mục đích của việc dạy và học phát âm đó là khả năng giáo tiếp chứ không phải để mất đi giọng điệu của mình [Gatbonton et al., 2005; Hymes, 1972; Low, in press; O’Brien, 2004; Savignon, 1997]. Savignon [1997] nhấn mạnh sự cần thiết của công việc giao tiếp có ý nghĩa trong lớp học ngoại ngữ, bao gồm cả việc chú trọng vào phát âm. Các bài tập về phát âm liên quan đến việc sử dụng Tiếng Anh hằng ngày , ví dụ yêu cầu các học viên đóng vai [vd: xin phép sếp cho nghỉ 1 ngày hoặc yêu cầu nhân viên ngân hàng kiểm tra tiền mặt] [xem Grant, 2010, “Communicative Practice” exercises].

Học viên có thể trở thành những người lắng nghe hết sức cẩn thận trong cuộc đối thoại của họ. Pitt [2009] cho thấy rằng những học viên cần tiếp xúc nhiều hơn với những cuộc đối thoại để có thể nghe được những biến thể trong khi phát âm. Bằng cách sử dụng các băng tiếng / hình, đặc biệt đối với những người nói nhiều loại Tiếng Anh khác nhau, giáo viên có thể đưa cho họ những ví dụ khác nhau khi phát âm Tiếng Anh và tăng cường khả năng giao tiếp của họ.

Kết luận

Mặc dù còn rất nhiều thử thách trong việc dạy và học phát âm Tiếng Anh nhưng nó vẫn rất quan trọng đối với người đi làm muốn phát triển khả năng giao tiếp của mình. Những nghiên cứu gần đây đã đưa ra các đặc điểm phát âm được dạy và mang đến những mục tiêu, động lực của người học để họ có thể cải thiện khả năng phát âm của mình. Bằng cách kết hợp những nghiên cứu hiện tại và tác động của chúng đối với thực tiễn giảng dạy, giáo viên có thể giúp học viên đạt được những kỹ năng cần thiết để giao tiếp bằng Tiếng Anh một cách hiệu quả nhất.

Video liên quan

Chủ Đề