Các thành phần trong tổng mức đầu tư là gì năm 2024

"4. Trường hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh vượt dự toán đã phê duyệt nhưng không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh, báo cáo người quyết định đầu tư trước khi phê duyệt.

5. Việc điều chỉnh dự toán không vượt dự toán đã phê duyệt nhưng làm thay đổi cơ cấu các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư xây dựng thì chủ đầu tư tự tổ chức điều chỉnh, phê duyệt, báo cáo người quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm về kết quả điều chỉnh".

Theo Điều 5 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP về nội dung tổng mức đầu tư, thì tổng mức đầu tư bao gồm chi phí xây dựng, chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí tư vấn, chi khác và dự phòng.

Điều 11 về nội dung dự toán xây dựng công trình quy định, dự toán xây dựng công trình bao gồm chi phí xây dựng, chi phí tư vấn, chi phí khác, chi phí dự phòng (không bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng).

Bà Liễu hỏi, đối với công trình 2 bước, chi phí giải phóng mặt bằng khi thực hiện còn dư, cần điều chuyển sang chi phí xây dựng để điều chỉnh thiết kế, không làm tăng tổng mức đầu tư (điều chỉnh cơ cấu các khoản mục trong tổng mức đầu tư) thì thẩm quyền thẩm định, phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư là cơ quan nào?

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 134 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi tại Điểm c Khoản 64 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14) thì tổng mức đầu tư của dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công chỉ được điều chỉnh khi điều chỉnh dự án theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Xây dựng.

Dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt thuộc các dự án này được điều chỉnh theo các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 135 Luật Xây dựng (được sửa đổi tại Điểm c Khoản 64 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14).

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ chi phí để tái sản xuất tài sản cố định dưới nhiều hình thức ( xây dựng mới,mở rộng , cải tạo )nhằm phát triển kinh tế xã hội trên cơ sở mở rộng qui mô và nâng cao trình độ kĩ thuật và các ngành kinh tế .

Thứ nhất , theo chi phí vốn đầu tư xây dựng bao gồm các chi phí :

+ Chi phí cho công tác xây lắp :Bao gồm các chi phí cho công tác xây dựng và lắp đặt thiết bị công nghệ , điện nước và các phương tiện kĩ thuật khác.Các chi phí xây lắp bao gồm : chi phí vật liệu(chính và phụ ),chi phí nhân công ,chi phí sử dụng máy thi công và các khoản chi phí khác cộng với tiền lãi .

+Chi phí mua sắm bảo quản và vận chuyển các thiết bị công nghệ,thiết bị năng lượng và các loại thiết bị khác(cần lắp cũng như không lắp)đến hiện trường lắp đặt của công trình.

+Chi phí thiết kế cơ bản khác(chi phí công tác) :

Lập dự án đầu tư, luận chứng kinh tế kĩ thuật.

Khảo sát,thiết kế.

Chi phí quản lí đầu tư xây dựng công trình thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư .

Chi phí giải phóng mặt bằng xây dựng .

Chi phí chạy thử , nghiệm thu ,bàn giao công trình hoàn thành để đưa vào sử dụngđầu tư .

Chi phí chuẩn bị khai thác năng lực công trình.

Các khoản chi phí khác có liên quan,không nằm trong dự toán xây lắp và thiết bị.

Tứ hai,theo các hình thức xây dựng , vốn đầu tư được chia thành :chi phí đầu tư cho xây dựng mới , chi phí đầu tư cho mở rộng và cải tạo , khôi phục các công trình đã có , chi phí đầu tư cho trang bị lại kĩ thuật và hiện đại hoá thiết bị, chi phí đầu tư có tính chất xây dựng cơ bản nhằm duy trì năng lực sản xuất hiện có của công trình đang hoạt động .Các chỉ tiêu suất vốn đầu tư cũng được xác định tương ứng với từng loại hình xây dựng .

+Xây dựng mới là xây dựng lần đầu , không trùng địa điểm với công trình đã đầu tư trước đó .Việc xây dựng này được thực hiện để tạo ra năng lực sản xuất hoặc phục vụ mới .Trong trường hợp các xí nghiệp hoặc công trình được tiến hành xây dựng nhiều đợt thì chi phí cho các đợt xây dựng cho đến khi đưa công trình vào sở dụng được tính vào xây dựng mới.

+ Mở rộng các xí nghiệp , nhà cửa và công trình hiện có là xây dựng các phân xưởng hoặc các bộ phận bổ sung vào các công trình sản xuất chính , sản xuất phụ và phục vụ trên mặt bằng của công trình hiện có hoặc trên mặt bằng thiết kế đã làm tăng qui mô sản xuất hoặc phuc vụ .Mở rộng còn bao gồm cả việc xây dựng các bộ phận , các hạng mục không nằm trên mặt bằng hiện có nhưng khi đưa vào sử dụng thì các bộ phận hoặc hạng mục đó nằm trong bảng cân đối chung của cơ sở đó , mở rộng các xí nghiệp hiện có cũng được thực hiện theo một thiết kế và dự toán riêng.

+Cải tạo các xí nghiệp , các công trình đang hoạt động là tiến hành các công tác xây dựng cơ bản nhằm bố trí lại các dây chuyền công nghệ , các phân xưởng, các bộ phận làm chức năng sản xuất , phục vụ ở các công trình , xí nghiệp này hợp lí hơn , tăng năng lực sản xuất , nâng cao trình độ kĩ thuật sản xuất trên cơ sở các thành tựu mới của tiến bộ khoa học kĩ thuật , thay đổi chủng loại , cải tiến chất lượng sản phẩm , cải tiến điều kiện lao động và môi trường ...

+Cải tạo các cơ sở hiện có trong một số trường hợp có các yếu tố xây dựng mới hoặc mở rộng nhằm loại trừ tình trạng không đồng bộ trong dây chuyền công nghệ hoặc giữa các khâu của quá trình sản xuất .Cải tạo các cơ sở hiện có chủ yếu được tiến hành trên mặt bằng đã có của cơ sở đó và có thể trang bị thêm hoặc thay thế một số thiêt bị hiện đại hơn.

+Trang bị lại kĩ thuật và hiện đại hoá các cơ sở sản xuất hiện có là hình thức tái sản xuất tài sản cố định nhằm nâng cao trình độ kĩ thuật công nghiệp , hiện đại hoá phương pháp quản lí trên cơ sở sử dụng các thành tựu của tiến bộ khoa học kĩ thuật dưới nhiều hình thức như áp dụng các công nghệ khoa học tiên tiến , cơ giới hoá và tự động hoá trong quá trình sản xuất , thay thế các thiết bị cũ bằng các thiết bị mới cũng như các biện pháp khác mà không đòi hỏi mở rộng diện tích , không thay đổi cơ bản về nhiệm vụ , qui mô sản xuất (phục vụ)và không phải bố trí lại công trình kiến trúc của cơ sở hiện có .

+Trang thiết bị kĩ thuật và hiện đại hoá thiết bị còn có thể bao gồm cả việc lắp đặt thêm các thiết bị mới.Trong một số trường hợp để tiến hành trang bị lại kĩ thuật đòi hỏi phải xây dựng lại một phần hoặc mở rộng nhà xưởng do yêu cầu của thiết bị mới,cũng có khi phải tiến hành xây dựng cơ bản mang tính chất cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng mới.

Cần lưu ý rằng việc phân chia các hình thức đầu tư xây dựng nói trên chỉ mang tính tương đối . Trên thực tế các biện pháp mở rộng, cải tạo hoặc trang bị lại kĩ thuật thường được xếp loại là tuỳ thuộc và qui mô,tính chất của công tác cơ bản .Công tác nào có khối lượng, thời gian thực hiện và chi phí đầu tư chiếm tỉ trọng lớn thì công tác đó được lấy làm cơ sở để phân loại hình thức đầu tư .

Trong thực tế , còn có nhiều trường hợp các hình thức đầu tư không thuộc các hình thức nói trên như đầu tư vào các đối tượng nhằm đồng bộ hoá , duy trì năng lực hiện có...các hình thức này hoặc là khó xác định kết quả tăng năng lực do các biện pháp xây dựng cơ bản mang lại hoặc không làm tăng năng lực bị tổn thất trong quá trình khai thác, sử dụng hoặc để nâng cao mức khai thác năng lực thiết kế.Như vậy,về thực chất,các hình thức này chỉ khác mục đích so với các hình thức nói trên (xây dựng mới,cải tạo , trang bị lại và hiện đại hoá kĩ thuật)còn nội dung công tác xây dựng ở các hình thức đầu tư này về cơ bản giống các hình thức đã nói ở trên .

Về mặt định lượng , chi phí đầu tư theo các hình thức xây dựng được xác định trên cơ sở tính toán tổng hợp các khoản chi phí phù hợp với nội dung và tính chất của công tác xây dựng cơ bản ở từng công trình . Vốn đầu tư của ngành theo mỗi loại hình xây dựng được tập hợp từ vốn đầu tư của các công trình đầu tư trực thuộc ngành có cùng hình thức xây dựng .

Như trên đã trình bày, thực tế hiện nay các hình thức xây dựng cơ bản thường được tiến hành đồng thời , xen kẽ nhau trong một công trình (trừ trường hợp xây dựng mới),cho nên tách chi phí đầu tư của từng loại hình xây dựng cơ bản là rất khó . hơn nữa trong các hình thức xây dựng mở rộng , hiện đại hoá kĩ thuật , thiết bị...Khi xác định chi phí đầu tư cần phải tính tới phần giá trị thu hồi của các tài sản hiện có không sử dụng ở các cơ sở.Phần giá trị thu hồi đó được coi như lượng giảm vốn đầu tư ở các cơ sở hiện có . Đồng thời phải phản ánh giá hiện trạng của các công trình cần cải tạo .mở rộng ... Để làm cơ sở ước tính chi phí đầu tư phải bỏ ra .

Tứ ba,theo phạm vi tính toán,vốn đầu tư vào công trình được chia thành vốn đầu tư trực tiếp (là những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc tạo ra công trình,thường được nằm trong phạm vi hàng rào công trình )và chi phí gián tiếp(là những chi phí nhằm tạo điều kiện đảm bảo công trình hoạt động bình thường).Vốn đầu tư trực tiếp thường được xác định trong tổng dự toán công trình.Vốn đầu tư gián tiếp là khoản chi phí xây dựng các hạng mục nằm ngoài tổng dự toán công trình .Các khoản chi phí này thường được sử dụng trong việc xây dựng những công trình làm chức năng phục vụ hoặc đảm bảo các điều kiện để khai thác sử dụng các công trình và có nội dung sử dụng rất phong phú ,thường dùng để xây dựng các công trình thuộc cơ sở kĩ thuật hạ tầng như đường xá , mang lưới điện , nước , hơi đốt, các khu trung tâm hoặc các điểm dịch vụ...Trong một số trừơpng hợp cũng được dùng để xây dựng nhà ở trang bị phương tiện giao thông , liên lạc và các phương tiện phục vụ công cộng khác cho cán bộ công nhân viên quản lí , vận hành các công trình thuộc đối tượng đầu tư gián tiếp.

Trong thực tế kế hoạch hoá và quản lí xây dựng cơ bản , chi phí đầu tư gián tiếp thường không được tính vào vốn đầu tư xây dựng công trình .Điều đó một mặt phản ánh sai lệch chỉ tiêu suất vốn đầu tư mặt khác dẫn đến tình trạng đầu tư thiếu đồng bộ,hạn chế hoặc không khai thác được các công trình đã đầu tư .Việc tính toán các chi phí gián tiếp và đưa các chi phí này vào vốn đầu tư của công trình là cần thiết và tuỳ thuộc vào từng loại công trình cụ thể .

Trong một số trường hợp , một số công trình có tính đến chi phí đầu tư gián tiếp , nhưng những chi phí này được tính theo giá trị trung bình ,bao gồm các chi phí cần thiết phải có đối với từng loại hình công trình , không kể đến các chi phí có tính riêng biệt của các công trình cụ thể ở các vùng , các địa điểm có các điều kiện khác nhau . Mặt khác , trong nhiều trường hợp , ở các vùng công nghiệp và cụm dân cư...Nhiều hạng mục công trình nằm ngoài hàng rào (gián tiêp)có liên quan đồng thời đến nhiều công trình, việc phân bổ chi phí của các hạng mục công trình này cho các công trình liên quan cũng được quan tâm và thường các công trình không tính đến các chi phí này , hoặc có tính cũng không có cơ sở.Điều đó dẫn tới việc thiếu hụt vốn đầu tư theo quan điểm đầu tư đồng bộ , đảm bảo khai thác công trình đầu tư .

Năng lực sản xuất,phục vụ.

Năng lực sản xuất (phục vụ) của công trình hay của một ngành là khả năng sản xuất sản phẩm,cung cấp dịch vụ hoặc phục vụ công trình, của ngành trong một thời gian nhất định (thường là một năm) với điều kiện đảm bảo khai thác sử dụng công trình theo thiết kế.

Theo tính chất của công trình đầu tư, có thể chia ra làm hai loại:công trình có tính chất sản xuất và công trình không có tính chất sản xuất.Đối với công trình có tính chất sản xuất, năng lực sản xuất được xác định bằng khả năng sản xuất sản phẩm hoặc đáp ứng một số yêu cầu nào đó trong sản xuất sau khi đưa công trình vào sử dụng.Năng lực của công trình được thể hiện bằng nhiều đơn vị đo khác nhau.Ví dụ:đối với nhà máy nhiệt điện có thể tính công suất máy phát (KW) hoặc sản lượng điện (KW/năm), đối với nhà ở tính theo mét vuông diện tích sàn hoặc diện tích sử dụng…

Vấn đề lựa chọn đơn vị đo năng lực phù hợp với từng loại công trình khi xác định chỉ tiêu suất vốn đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm phản ánh đầy đủ lượng chi phí cần thiết để đầu tư xây dựng công trình.

Năng lực sản xuất hay phục vụ của một công trình thường được xác định theo sản phẩm cuối cùng phục vụ cho đối tượng sản xuất hoặc tiêu dùng, sử dụng.Nhưng cũng có những công trình không thể xác định theo đơn vị đo cụ thể theo chức năng phục vụ của chúng thì có thể xác định bằng đơn vị phản ánh quy mô, tính năng kỹ thuật của công trình, ví dụ như 1m dài cầu các kim loại, km đường sắt, đường bộ.

Trong thực tế, có nhiều công trình sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau hoặc phục vụ nhiều đối tượng (các xí nghiệp sản xuất nhiều mặt hàng, các trung tâm dịch vụ).Đối với những công trình này năng lực được xác định theo khối lượng các loại sản phẩm rồi quy đổi về sản phẩm quy ước.Sản phẩm quy ước là sản phẩm đặc trưng được lựa chọn trên cơ sở so sánh các hệ số kỹ thuật hoặc giá trị sử dụng tương đương.

Năng lực của các công trình không sản suất tuy rất đa dạng về chức năng nhưng đều trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ con người.Vì vậy có thể lấy số lượng người được phục vụ làm đơn vị xác định năng lực phục vụ : chỗ làm việc, chỗ ngồi học, giường điều trị…

Do tính đa dạng và phức tạp trong việc xác định và lựa chọn đơn vị tính toán năng lực sản xuất(phục vụ) của công trình,việc nghiên cứu và tính toán suất vốn đầu tư phù hợp với đặc điểm và chức năng của các công trình gặp một số khó khăn sau:

*Đối với các công trình sản xuất.

Năng lực sản xuất của các công trình sản xuất được xác định tuỳ theo đặc điểm của ngành hoặc của công trình.Trong thực tế,cơ sở để xác định năng lực rất khác nhau.Thí dụ năng lực của một xí nghiệp vận tải là khối lượng vận tải ngày hoặc năm chứ không là khối lượng các phương tiện vận tải hoặc tổng tải trọng của các phương tiện.Đối với nhà máy xi-măng là khối lượng xi-măng mà không phải là công suất lò nung.Đối với xí nghiệp gạch thì công suất được xác định theo công suất của máy đùn ép gạch…Do căn cứ để xác định năng lực không thống nhất, hơn nữa đầu tư không đồng bộ dẫn đến năng lực thiết kế không phản ánh đúng và đủ lượng chi phí cần thiết để đầu tư xây dựng công trình.

Mặt khác đối với các công trình sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau,việc quy đổi các sản phẩm về sản phẩm quy ước chưa có cơ sở khoa học.Trong thực tế, việc quy đổi được tiến hành bằng cách so sánh các hệ số kỹ thuật hoặc giá trị sử dụng tương đương.Việc so sánh để quy đổi như vậykhông đảm bảo tính đầy đủ và hợp lý trong việc xác định suất vốn đầu tư, dẫn đến những sai lệch khi ước tính vốn cần thiết để xây dựng công trình.

*Đối với các công trình không sản xuất:

Cũng như công trình sản xuất, việc xây dựng năng lực của các công trình không sản xuất để làm cơ sở xác định suất vốn đầu tư cũng gặp khó khăn và hạn chế. Đối với các công trình không sản xuất, đơn vị để xác định năng lực thông thường là số lượng đối tượng được phục vụ như: chỗ làm việc, diện tích ở, chõ ngồi học, chỗ xem phim, chỗ điều trị…

Những trường hợ này tưởng như đơn giản hơn các công trình sản xuất nhưng cũng rất phức tạp và khó khăn vì tiêu chuẩn hay mức tiện nghi phục vụ con người rất đa dạng và khác nhau. Thí dụ, các ngôi nhà có cùng một diện tích ở (ứng với một số lượng người nhất định) nhưng rất khác nhau về diện tích sử dụng, về mức độ trang thiết bị và tiện nghi. Do đó việc lựa chọn tiêu chuẩn hoặc mức tiện nghi hợp lý là yếu tố quan trọng để lựa chọn đơn vị đo năng lực của các công trình xây dựng hợp lý là yếu tố quan trọng để lựa chọn đơn vị đo năng lực của các công trình dân dụng hay nói một cách khác là đơn vị đo năng lực của công trình dân dụng phải được dựa trên những những tiêu chuẩn và điều kiện thống nhất để đảm bảo suất vốn đầu tư được xây dựng phản ánh tương đối đầy đủ và hợp lý các chi phí cần thiết phải bỏ ra tương ứng với những tiêu chuẩn và điều kiện cụ thể, tránh quá lãng phí hoặc không đủ kinh phí.

Tóm lại, nội dung kinh tế của suất vốn đầu tư phản ánh mức chi phí đầu tư cho một đơn vị năng lực theo thiết kế và được thể hiện thông qua hai yếu tố là: Vốn đầu tư và năng lực của công trình. Do tính đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung của các công trình. Do tính đa dạng về hình thức phong phú về nội dung của các công trình xây dựng cơ bản, về việc xác định vốn đầu tư và năng lực của từng laoi hình công trình gặp nhiều khó khăn. việc xác định đúng đắn nội dung của hai yêu tố trên là cơ sở đảm bảo phản ánh bản chất kinh tế của chỉ tiêu suất vốn đầu tư và phản án đầy đủ hợp lý các chi phí xã hội cần thiết để tạo ra năng lực công trình.